Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 83 - 93)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

4.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái

Từ năm 2013 đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở huyện Vân Hồ nói riêng được chú trọng đầu tư. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm thay đổi nhanh chóng số lượng và chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú của huyện Vân Hồ.

4.3.1.1. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ

Đến cuối năm 2015 toàn huyện có 34 cơ sở lưu trú du lịch với 278 phòng ngủ, 473 giường. Trong tổng số 278 phòng ngủ có 64 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 23,02% tổng số phòng ngủ toàn huyện. Các cơ sở lưu trú nằm rải rác ở các xã Chiềng Yên, Lóng Luông, Mường Tè, Chiềng Khoa, Sóng Khủa, Vân Hồ...

Các cơ sở lưu trú đã được ngành du lịch thẩm định, phân loại hạng theo quy định của Nhà nước là 14 cơ sở, trong đó có 2 khách sạn và 12 nhà nghỉ. Trong 2 khách sạn đựơc thẩm định, có 1 khách sạn được xếp hạng 2 sao.

Bảng 4.8. Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn huyện Vân Hồ

ĐVT: cơ sở

Chỉ tiêu

Tổng cộng

1. Khách sạn

2. Nhà nghỉ

3. Cơ sở lưu trú khác

Năm 2013 chỉ có xã Vân Hồ có hệ thống phòng ngủ phục vụ du khách, còn các điểm DLST khác không có hoạt động kinh doanh lưu trú thì đến năm 2015 hầu như các điểm du lịch của Vân Hồ đã có cơ sở lưu trú để kinh doanh du lịch, đặc biệt là sự phát triển của các cơ sở lưu trú do gia đình tự tổ chức theo mô hình du lịch cộng đồng.

Qua bảng 4.8 chúng ta có thể thấy mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở Vân Hồ trong thời gian qua đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc cải thiện này cũng còn để lại nhiều vấn đề bất cập đó là số lượng cơ sở lưu trú ngoài phân hạng của nhà nước còn chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu do hộ gia đình tự tổ chức. Phần lớn các cơ sở lưu trú thuộc loại này không đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh, dịch vụ cho du khách.

Các cơ sở lưu trú được xây dựng tự phát không theo quy hoạch của cơ quan có chức năng, vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông sắt thép, kiến trúc không phù hợp với cảnh quan chung. Mặt khác, các cơ sở lưu trú này còn bị hạn chế về chất lượng phục vụ, thiếu dịch vụ đi bổ sung nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.

Vấn đề đang được chính quyền quan tâm đối với cơ sở lưu trú phục vụ du

66

số hộ gia đình tham gia, một số hộ làm rất tốt, bài bản và thu hút được nhiều du khách đăng ký ngủ nghỉ tại gia đình họ. Phỏng vấn ông Vi Văn Kỳ, bản Hua Tạt, ông cho biết:

Hộp 4.1. Ông Vi văn Kỳ, bản Hua Tạt kinh doanh dịch vụ homestay

“Ý tưởng kinh doanh của tôi bắt nguồn từ một lần đi tham quan điểm du lịch cộng đồng tại bản Nà Ó, Hòa Bình. Khi đó, tôi được nghỉ tại một hộ gia đình làm dịch vụ này. Tôi có lân la hỏi cách làm và những kinh nghiệm để làm dịch vụ, rất may là ông chủ vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện nay, mỗi ngày gia đình tôi đón từ 2-3 đoàn khách đến từ nhiều nước khác nhau. Ngôi nhà của gia đình lúc nào cũng đủ chỗ đạt tiêu chuẩn cho 15 khách nghỉ lại qua đêm. Mấy năm nay, khách du lịch đến đây rất đông, gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình trong thôn đã có một khoản thu nhập khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng từ làm du lịch"

Phỏng vấn ông Vi Văn Kỳ, 50 tuổi, 9h, ngày 25/11/2015 tại nhà riêng của ông Vi Văn Kỳ, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Dịch vụ homestay đã được các hộ trên địa bàn huyện thực hiện, thu hút nhiều du khách nghỉ qua đêm, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cũng thực hiện dịch vụ hhomestay, ông Quàng Văn Tín cho biết:

Hộp 4.2. Ông Tráng A Chu , bản Hua Tạt kinh doanh dịch vụ homestay

“Tôi thấy có mấy nhà cho khách ở qua đêm để lấy tiền, nên tôi cũng dành riêng một gian, làm 2 giường để cho khách thuê. Hàng ngày tôi đi đón khách, có ngày thì đón được khách, có ngày thì không, có những khách đồng ý rồi nhưng khi vào xem nhà ở thì lại xin hủy. Mỗi đêm tôi chỉ lấy 40-50 ngàn tùy khách"

Phỏng vấn ông Tráng A Chu, 33 tuổi, 15h, ngày 25/11/2015 tại nhà ông Tráng A Chu, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Như vậy, dịch vụ homestay tại đây chưa được quy hoạch cụ thể, người dân chưa hiểu rõ về dịch vụ này, tính tự phát bộc lộ rất rõ. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Khi phỏng vấn về vấn đề này, ông Phạm Thanh Hải - trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Hồ cho biết:

Hộp 4.3. Ông Phạm Thanh Hải - trưởng phòng Văn hóa Thông tin

“Trước đây khi chưa xuất hiện dịch vụ homestay, chúng tôi rất dễ quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú. Từ khi dịch vụ homestay xuất hiện, đây là một điều tốt, tuy nhiên nó lại không phát triển đúng với bản chất của nó.

Một số hộ gia đình đã kinh doanh dịch vụ này đúng nghĩa. Tuy nhiên có một số hộ gia đình khi thấy những hộ khác làm ăn có hiệu quả nên cũng ăn theo dịch vụ khi họ chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh an toàn nơi ở để thực hiện dịch vụ. Hoạt động này mang tính tự phát khiến chúng tôi khó kiểm soát, quản lý được. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành rà soát lại dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện để có hướng giải quyết tốt nhất"

Phỏng vấn ông Phạm Thanh Hải, 38 tuổi, 10h, ngày 10/12/2015 tại cơ quan phòng Văn Hóa, bản Hang Trùng II, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Đánh giá về dịch vụ lưu trú của khách du lịch sinh thái đến tham quan các điểm du lịch tại huyện Vân Hồ, kết quả khảo sát của tác giả đối với khách du lịch về các loại hình lưu trú như sau:

Bảng 4.9. Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện Vân Hồ

Tiêu chí đánh giá

Khách sạn Nhà nghỉ

Dịch vụ homestay

Qua bảng 4.9 cho thấy, du khách đến thăm các điểm du lịch sinh thái khá hài lòng với dịch vụ khách sạn và nhà nghỉ tại huyện Vân Hồ, 76 % du khách trở lên hài lòng và rất hài lòng với loại hình lưu trú này. Tuy nhiên, đối với dịch vụ homestay thì tỷ lệ du khách đánh giá bình thường và không hài lòng khá cao. Khi hỏi về lý do không hài lòng, du khách cho rằng do hộ kinh doanh không có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của khách. Các vật dụng như chăn, chiếu đã cũ, không có nhà vệ sinh khép kín, ...

Qua thực tế khảo sát du khách và phỏng vấn một số đối tượng kinh doanh dịch vụ homestay và nhà quản lý về du lịch trên địa bàn huyện, ta thấy được:

-Dịch vụ homestay xuất hiện trên địa bàn huyện đã phục vụ nhu cầu về ngủ, nghỉ của khách du lịch sinh thái, tạo thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện.

- Có nhiều hộ làm tốt dịch vụ homestay, thỏa mãn tốt yêu cầu của du khách. Bên cạnh đó, có một số hộ thấy lợi nhuận trước mắt, thực hiện kinh doanh ăn theo trong khi chưa đảm bảo về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường nơi ở.

- Tính tự phát của dịch vụ homestay đang khiến chính quyền khó kiểm soát và khó quản lý.

4.3.1.2. Các cơ sở ăn uống

Cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú thì các hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống cũng được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có quầy Bar, phòng ăn... Ở các cơ sở này, thực đơn phục vụ có nhiều món ăn dân tộc, Á, Âu... với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tại các khu du lịch thực đơn trong các nhà hàng luôn có món ăn đặc sản khoai sọ Mán, cá hồi, thịt trâu gác bếp, ốc đá suối Bàng, cá suối và bê chao. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có dịch vụ ăn uống tại nhà dân để phục vụ cho những du khách có nhu cầu khám phá các món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Cơ sở ăn uống của toàn huyện để phục vụ cho du lịch sinh thái được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.10. Thực trạng cơ sở ăn uống phục vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Vân Hồ

ĐVT: cơ sở

Chỉ tiêu

Nhà hàng cao cấp Nhà hàng tầm trung Quán phục vụ Hộ gia đình

Qua bảng 4.10 cho thấy, số lượng các cơ sở phục vụ ăn uống tăng lên qua các năm, trong đó tăng rõ rệt ở loại hình dịch vụ ăn uống tại quán phục vụ và hộ gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Tuy nhiên vấn đề quan tâm nhất vẫn là chất lượng của dịch vụ ăn uống để phục vụ du khách. Theo đó, vấn đề là nguồn cung cấp cho các nhà hàng lấy từ đâu khi Vân hồ là một huyện cách xa trung tâm giao thương của tỉnh. Đồng thời, nếu là thức ăn sạch từ thiên nhiên của huyện Vân hồ thì cách chế biến của các hộ gia đình và các quán phục vụ có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không.

Phỏng vấn ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Văn hóa -Thông tin, ông cho biết:

Hộp 4.4. Ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin

“Về dịch vụ ăn uống, do du khách đến tham quan các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện còn ít so với các điểm nổi bật như Sầm Sơn, Cửa Lò, Quảng Ninh,... nên các cơ sở ăn uống không quá áp lực về số lượng khách. Do vậy mà việc thực hiện thu mua nguyên liệu đầu vào cho đến chế biến sản phẩm được thực hiện khá bài bản và đảm bảo an toàn để phục vụ du khách"

Phỏng vấn ông Phạm Thanh Hải, 38 tuổi, 11h, ngày 10/12/2015 tại cơ quan phòng Văn Hóa huyện Vân Hồ, bản Hang Trùng II, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Khảo sát du khách về dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện, kết quả được các du khách đánh giá như bảng dưới đây:

Bảng 4.11. Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Vân Hồ

Tiêu chí đánh giá

Cảm quan các món ăn Vệ sinh an toàn thực phẩm Vệ sinh khu vực ăn uống Sự phong phú về chủng loại

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.11 ta thấy du khách khá hài lòng về dịch vụ ăn uống tại đây.

Đánh giá về cảm quan các món ăn như mùi vị, cách trình bày, du khách cho rằng các cơ sở đã chế biến được các món ăn ngon, đặc biệt là việc chế biến giữ được hương vị của các món ăn truyền thống tại các hộ gia đình. Du khách cũng đánh giá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh xung quanh khu vực ăn uống. Tuy nhiên, về chủng loại các món ăn, một số du khách còn cho rằng các món ăn chưa đa dạng, phong phú về chủng loại.

4.3.1.3. Hệ thống giao thông

Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn được đấu tư phát triển, huyện Vân hồ đã cơ bản hoàn thành 04 tuyến đường với tổng chiều dài 78 km, đang triển khai thi công tuyến đường giao thông Chiềng Khoa - Mường Men với chiều dài 15km, mở mới tuyến đường Vân Hồ - Chiềng Khoa với chiều dài 8km, tổng số xã có đường nhựa đến trung tâm xã đi lại được đạt 13/14 xã (còn lại tuyến đường Mường Tè - Quang Minh khoảng 10km), góp phần quan trọng phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Vân Hồ.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông vận tải ở Vân Hồ ngày càng được hoàn thiện hơn. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển nhanh cả về thể loại và chất lượng phục vụ.

Sự phát triển của hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch đa dạng là một lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển.

Về mạng lưới thông tin liên lạc, hơn 100% số xã trên toàn tỉnh đã được lắp đặt hệ thống cáp điện thoại và phủ sóng điện thoại di động. Tất cả các điểm du lịch đang khai thác đều đã được thiết kế lắp đặt hệ thống cổng kết nối Internet. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở lưu trú quy mô gia đình chưa được kết nối Internet.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại, phát triển giao thương, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống cũng như phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Năm 2014, huyện đã xây dựng quy hoạch các dự án phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 70%, vốn từ nguồn xã hội hóa chiếm 30 %, cụ thể có các dự án ở bảng sau:

Bảng 4.12. Tình hình đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Vân Hồ.

TT Hạng mục đầu tư

TỔNG CỘNG

1 Dự án đầu tư nâng cấp cải

tạoTuyến quốc lộ 6

3 Dự án đầu tư nâng cấp cải

tạoTuyến quốc lộ 6 cũ

4 Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo

Tuyến Lóng Luông - Chiềng Yên Dự án đầu tư nâng cấp cải

5 tạoTuyến thị trấn Mộc Châu-

Đông Sang - Chiềng Xuân Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo

6 Tuyến Phiêng Luông - Vân Hồ

- Lóng Luông

7 Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo

Tuyến Vân Hồ - Xuân Nha Dự án đầu tư nâng cấp cải tạo

8 Tuyến Chiềng Khoa - Tô Múa -

Mường Tè - Quang Minh

Nguồn: Phòng Tài chính huyện Vân Hồ (2015) Có thể nói huyện Vân Hồ đã chú tâm bắt tay vào việc cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện. Năm 2013, từ chỗ mới có một số ít dự án nhỏ lẻ đầu tư mạng lưới giao thông cho huyện thì đến năm 2015, huyện có 8 dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường quốc lộ cũng như các tuyến đường kết nối các điểm đến du lịch sinh thái. Trong đó, dự án có vốn đầu tư lớn nhất với quy mô vốn

Chiềng Yên, Mộc Châu- Đông Sang - Chiềng Xuân, Phiêng Luông - Vân Hồ - Lóng Luông, Vân Hồ - Xuân Nha, Chiềng Khoa - Tô Múa -

72

Mường Tè - Quang Minh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái ở các điểm này phát triển mạnh mẽ.

Qua nghiên cứu về thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nhận thấy có một số thành tựu đã đạt được như:

- Cùng với những sự phát triển khởi sắc của DLST trong thời gian qua thì cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng được cải thiện: Hệ thống giao thông đến các khu du lịch được chú trọng đầu tư cải tạo nâng cấp làm cho giao thông ngoài việc phục vụ cho du lịch thì còn phục vụ cho các nhu cầu dân sinh khác làm cho đời sống của nhân dân ở các địa phương có nhiều thay đổi, giao thông đi lại thuận tiện hơn, từ đó làm tăng cường giao lưu trao đổi, hàng hoá sản xuất tại địa phương tiêu thụ dễ dàng hơn.

- Cơ quan nhà nước đã chú trọng quan tâm đến phát triển du lịch sinh thái của huyện, đã kêu gọi được nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, tôn tạo các giá trị văn hóa, thu hút khách du lịch đến thăm quan, số lượng khách du lịch sinh thái đến Vân Hồ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên việc thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái còn chậm, dẫn đến việc chậm thu hồi vốn cho các chủ đầu tư làm ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện vân hồ, tỉnh sơn la (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w