Phần 4. Kết quả nghiên cứu
4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của đảng và nhà nước đối với vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế, giữa phát triển kinh tế và xã hội...
nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, ổn định, bền vững và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng XHCN.
Từ khi nền kinh tế của nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do hệ thống chính sách quản lý ngành dịch vụ phục vụ trong sản xuất các loại vật tư hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ.
Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đối với kinh tế tập thể.
Song nhiều chủ trương, chính sách còn chung chung, chưa cụ thể, việc thực hiện chính sách còn hạn chế, chậm triển khai tới cơ sở. UBND huyện và UBND xã chưa có chính sách cụ thể khuyến khích hay hỗ trợ phát triển trực tiếp tới HTX dịch vụ.
Các thể chế về HTX chưa sát thực tế, Luật về HTX cũng như các quy định về tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai không sát thực với tình hình nông dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp như các HTX trên địa bàn huyện Tiên Du. Các quy định này hầu như chỉ phù hợp cho tầng lớp nông dân khá giả ở nông thôn, trong khi tầng lớp này lại không có nhu cầu thành lập HTX như tầng lớp trung bình và nghèo.
Bảng 4.12. Các chủ chương, chính sách của nhà nước đối với hợp tác xã
Thời gian Tên chủ chương Nội dung Thực hiện
70
Năm 2015 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp
Năm 2016- Tiếp tục đổi mới và phát triển xã hội nông thôn
Năm 2017- Tiếp tục đổi mới và phát triển xã hội nông thôn
Đảng ta chủ trương tổ chức lại các HTX thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, điều chỉnh một bước quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý giữa HTX với các hộ xã viên, đổi mới quan hệ phân phối, xóa bỏ chế độ phân phối theo công điểm, xác định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, được khuyến khích làm giàu, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo nguyên tắc dân chủ đều là HTX.
- Tiếp tục đổi mới các HTX theo hướng phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng lâu dài của kinh tế hộ xã viên, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch, hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà từng xã viên không làm được hoặc làm không hiệu quả, cùng với chính quyền địa phương chăm lo sự nghiệp phúc lợi xã hội.
Thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi trong tổ chức quản lý và phát triển kinh tế HTX, nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm về các lại hình kinh tế hợp tác mới xuất hiện để hướng dẫn, giúp đỡ hoạt động có hiệu quả, thực sự vì lợi ích của nông dân, phát triển đúng hướng
Tổ chức và phát triển KTHT không phải chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn mà về lâu dài, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng, cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
-Đã điều chỉnh theo đúng chủ trương, tổ chức lại toàn bộ các HTX, các hộ xã viên có thể tự chủ về kinh tế, quản lý
- Đã điều chỉnh theo đúng chủ trương, thực hiện đúng nguyên tăc, dân chủ, cùng có lợi cho tổ chức quản lý -Các xã viên được hướng dẫn sản xuất một cách cụ thể
Tổ chưc phát triển kinh tế hợp tác để cạnh tranh với các doanh nghiệp
Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2017)
Nghị quyết số 14-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã chỉ rõ:
“ Mục tiêu từ nay đến năm 2020 là: đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế.Tuy nhiên, sự chồng chéo giữa các chính sách, các bên liên quan đến HTX đã khiến cho công tác quản lý HTX ở các địa bàn gặp phải một số khó khăn.
Bảng 4.13. Công tác triển khai các văn bản về phát triển hợp tác xã
Nội dung
1. Tính phù hợp của văn bản triển khai so với thực tế Rất phù hợp
Phù hợp
Không phù hợp
2. Sự chồng chéo của các văn bản triển khai xuống cơ sở Thường xuyên chồng chéo
Thỉnh thoảng chồng chéo Không chồng chéo
3. Thời gian để thực hiện các văn bản triển khai xuống cơ sở Thường xuyên gấp
Phù hợp
Thỉnh thoảng gấp
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra(2018) Theo điều tra ở cho ta thấy, về cơ bản các văn bản được triển khai xuống cơ sở là phù hợp với thực tế tại các địa phương (80%). Các văn bản cũng không có sự chồng chéo với 81,11% ý kiến được hỏi đồng ý, chỉ có 18,18% cho rằng thỉnh thoảng chồng chéo, trao đổi với các cán bộ về vấn đề này được biết nguyên nhân là do một số văn bản của các cấp, ngành triển khai yêu cầu cung cấp số liệu tương tự nhau nên gây sự chồng chéo, khiến cán bộ huyện phải tổng hợp nhiều lần. Đối với thời gian các văn bản triển khai xuống cơ sở chỉ có 10% số cán bộ được hỏi cho rằng văn bản triển khai thỉnh thoảng gấp, điều này cũng dễ hiểu khi mà một số văn bản của tỉnh do yêu cầu tổng hợp gấp để báo cáo cấp trên.
4.2.2. Nguồn vốn của hợp tác xã
Vốn được coi là vấn đề cấp bách đối với mọi HTX trên địa bàn huyện..Sản
phẩm của HTX muốn được đông đảo người tiêu dùng biết đến phải đầu tư chi phí rất lớn, mà nguồn vốn của HTX lại có hạn. Như vậy muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của bà con xã viên thì HTX phải huy động từ nhiều nguồn.
Nguồn vốn huy động từ xã viên thường rất ít, bởi các hộ xã viên không góp vốn hoặc góp ít. Nguồn vốn chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và vốn vay.
Do thiếunguồn vốn nên khi triển khai các dịch vụ, HTX gặp rất nhiều khó khăn.
Nghị định 41CP (2012) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng được phép xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thế chấp với hạnmức tối đa đối với HTX lên đến 500 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên, mức tín nhiệm của các ngân hàng đối với HTX (đặc biệt là HTX nông nghiệp) không cao, bởi vì không cần thế chấp nhưng muốn vay được vốn, HTX phải có tài sản nhất định để ký gửi bảo đảm cho nguồn vốn vay. Vì vậy, hầu hết các HTX vốn không nhiều, tài sản thì không lớn nhưng không tiếp cận được với nguồn tín dụng từ ngân hàng.
Do vốn lưu động ít làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ gặp nhiều khó khăn, HTX không mở rộng được hoạt động dịch vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho xã viên hạn chế.
Hơn nữa, khi HTX chuyển sang các hoạt động gắn với cơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác rất khó khăn. Từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của HTX cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các xã viên.
Bảng 4.14.Tình hình vốn quỹ của hợp tác xã
Chỉ tiêu
I. Tổng tài sản 1. Tài sản lưu động 1.1 Tiền
1.2 Các khoản phải thu 2.Tài sản cố định II. Tổng nguồn vốn 1.Nợ phải trả
2. Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2018)
Qua điều tra, thống kê cho thấy, tổng nguồn vốn và tài sản của HTX qua 3 năm đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với tổng nguồn vốn và tài sản năm 2016 là 65.210.000.000đ, tăng so với năm 2015 là hơn 15 tỷ đồng tăng 21,24%. Đến năm 2017, tổng nguồn vốn tăng lên cao nhất trong các năm với tổng số vốn là 85.480.000đ tăng so với 2016là 27,84%. Bình quân thì tổng nguồn vốn và tài sản qua 3 năm tăng khoảng 21,44%.
4.2.3. Trang bị cơ sở hạ tầng hợp tác xã
Thực trạng cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật của các HTX được trang bị chưa đảm bảo được nhu cầu làm việc của các cán bộ cũng như của các xã viên.
Hiện tại tất cả các HTX đều chưa có trụ sở làm việc, các HTX đang mượn nhà văn hóa các Thôn để hoạt động. Các HTX đã từng đề nghị với HĐND, UBND xin cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng quầy bán vật tư nông nghiệp phục vụ các xã viên được tốt hơn nhưng chưa được UBND xã đồng ý.
Bảng 4.15.Trang bị vật chất, hạ tầng của hợp tác xã năm 2017 Chỉ tiêu
I. Nhà làm việc
1. Bàn
2. Ghế
3. Tủ
4. Máy photocoppy
5.Máy vi tính 6.Điện thoại cố định
7. Trang thiết bị mạng(modem, switch)
II. Nhà vệ sinh
1. Bồn vệ sinh
III. Nhà Kho, bãivậttư IV Nhà xưởng
V. Cửa hàng
Nguồn: Theo số liệu điều tra (2018) Theo số liệu điều tra ta có thể thấy được sự quan tâm của nhà nước về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng còn rất nhiều thiếu sót, gần như tất cả các trang thiết bị trong phòng làm việc của hợp tác xã đều phải đi mượn, chỉ có duy nhất là ghế nhựa thì được các xã viên góp tiền mua để phòng khi họp, thiếu rất nhiều vật dụng, cơ sở vật chất. Hợp tác xã mượn được nhà văn hóa thôn, bàn ghế thì mượn được gần 200 cái, máy vi tính thì chỉ có 1 cái/ HTX nhưng nó là của kế toán tự sắm,
không được cấp.Trong phòng làm việc không có wifi khiến cho việc tiếp cận nhiều thông tin hạn chế, bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định.Chính vì vậy nên cần đưa ra giải pháp phù hợp và nhanh chóng để xây dựng 1 HTX đầy đủ trang thiết bị, vật chất.
Toàn huyện số HTX có trụ sở làm việc chiếm tỷ lệ thấp, đạt 27,83%, số HTX có nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng càng ít hơn, chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ HTX có Nhà xưởng chiếm 32,98%; có nhà kho, bãi chứa vật tư chiếm 12,37%; có cửa hàng bán vật tư, thu mua hàng hóa chiếm 17,52%, chỉ có duy nhất 1 HTX có trụ sở làm việc, có 1 HTX có kho bãi chứa vật tư; ở Thị trấn Lim có 3 HTX nhưng cũng chỉ có 1 HTX có trụ sở làm việc, 1 HTX có kho, bãi chứa vật tư, 1 HTX có cửa hàng bán sản phẩm. Tài sản cố định của các HTX đều đã cũ, xét về giá trị quy đổi thành tiền thì giá trị không còn đáng kể. Hiện nay hầu hết các HTX không có trụ sở riêng, phải làm việc chung với trụ sở thôn, đình chùa, nhà riêng của chủ nhiệm hoặc cán bộ HTX. Vốn lưu động bình quân một HTX chỉ có khoảng 76,5 triệu động, có 51% số HTX trích được quỹ HTX với số tiền bình quân một HTX là 29,2 triệu đồng.
4.2.4. Năng lực trình độ cán bộ hợp tác xã
Cán bộ quản lý chủ chốt của HTX gồm 5 người: 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 trưởng ban kiểm soát kiêm ủy viên ban kiểm soát, 1 kế toán trưởng. Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTX được thể hiện qua bảng 4.16.
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn trong phát triển kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu 1.Cán bộ quản lý Trình độ học vấn (12/12) Trình độ chuyên môn Đại học
Cao đẳng Trung cấp
2.Cán bộ chuyên môn Trình độ học vấn (12/12) Trình độ chuyên môn Đại học
Cao đẳng Trung cấp
74
Hộp 4.4. Ý kiến của người dân về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý Hiện tại mấy ông cán bộ HTX chỉ làm việc cho có lệ, mấy ông đấy có trình độ chuyên môn gì đâu, chỉ là học hết cấp 3. May đâu năm ngoái còn có chịXuân đi học Kế Toán về nhà,hiện tại đang làm kế toán cho HTX. Tóm lại chưa có gì được gọi là lãnh đạo quản lý HTX hoạt động mang lại lợi ích cho người dân cả
Theo ý kiến của ông Nguyễn Văn Đông HTX Lũng Giang Theo kết quả điều tra cho thấy, cán bộ quản lý HTX đều có một trình độ tương đối nhất định và đều có thâm niên công tác tương đối dài. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của rất nhiều cán bộ quản lý HTX mới chỉ đạt đến trình độ Phổ thông, trung cấp; thâm niên công tác còn ngắn (gần 4 năm);riêng chỉ có kế toán trưởng là đạt trình độ Đại học. Đây cũng là một trong những vấn đề làm hạn chế đến vai trò HTX.
Một điểm nữa cần lưu ý, bản thân cán bộ đều xuất thân từ hộ nông dân, trình độ còn thấp nhưng được tín nhiệm, bầu lên chính vì vậy họ thường thiếu nhiều khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của các hộ xã viên, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, nhà nước phải có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, khả năng nhạy bén và quyết đoán cao trong HTX.
4.2.5. Trình độ hiểu biết của xã viên hợp tác xã
Để thực hiện tốt vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội thì cũng cần sự hưởng ứng, đồng tình, ủng hộ của các xã viên thì mới hoàn thành một cách xuất sắc được.
Xã viên trong HTX phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng phải cân đối nhau. Khả năng nhận thức của xã viên tốt sẽ đảm bảo được hoạt động của HTX cũng như quá trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả cao.
Đối với các chủ hộ thì trình độ văn hóa của họ hầu hết chỉ là hết cấp 1 và cấp 2, chỉ có khoảng 9% là cấp 3 là những hộ xã viên còn trẻ gần đây. Trình độ văn hóa của các xã viên còn thấp là một trong các nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của họ về vai trò của HTX trong phát triển kinh tế, cũng như việc học hỏi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất..Qua khảo sát cho thấy mới chỉ có khoảng 6% chủ hộ có nhận thức tốt về vai trò của HTX trong
phát triển kinh tế - xã hội. Việc nhận thức hiểu biết về nội dung tập huấn còn hạn chế (nhận thức về sự cần thiết, phù hợp của nội dung, chương trình tập huấn đến vai trò của HTX mà cụ thể là đối với phát triển kinh tế - xã hội của chính bản thân các hộ xã viên ở địa bàn).
Bảng 4.17. Trình độ nhận thức của xã viên
Chỉ tiêu
1. Giới tính
Nam Nữ
2. Tuổi
3. Trình độ
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
3. Hiểu biết của xã viên về hợp tác xã Mức khá
Mức trung bình Mức kém
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)
Theo số liệu điều tra thấy được kết quả tập huấn của nhóm 1 với 40 người tham gia đánh giá việc tập huấn cho các xã viên là cần thiết với số phiếu là 28 phiếu chiếm 70% còn lại đánh giá là bình thường. Còn về nội dung tập huấn thì đánh giá của xã viên là phù hợp với mình vì nó sát thực tế, không quá khó hiểu nên có 25 phiếu bầu là phù hợp. Còn 15 phiếu là bình thường nội dung không hấp dẫn.
Việc tập huấn, đào tạo về vai trò của HTX ở địa bàn cũng được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm thường xuyên. Các hộ cũng tham gia khá tốt (khoảng trên 80%), các hộ đánh giá khá tốt về chương trình đào tạo và tập huấn của huyện. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết của hộ xã viên còn hạn chế, cũng như thói quen khó thay đổi nên việc phát huy được hết bản chất của HTX cần có thời gian tuyên truyền và đào tạo thêm.