Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ứng Hòa
4.1.3. Tiếp cận vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội
4.1.3.1. Tiếp cận thông tin tín dụng chính thức
Nguồn thông tin tín dụng mà các hộ nông dân tiếp cận được tổng hợp và thể hiện cụ thể ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Các nguồn thông tin về tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng chính thức
Chỉ tiêu STT
Số hộ nông dân chưa tiếp cận
1 được thông tin tín dụng Số hộ nông dân tiếp cận được
2 thông tin tín dụng, trong đó qua:
-Cán bộ địa phương -Bạn bè, anh em, họ hàng -Tự tìm hiểu
-Khác
12 8,89
123 91,11
52 38,52
51 37,78
14 10,37
6 4,44
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)
Kết quả cho thấy có 91,11% số hộ nông dân tiếp cận thông tin tín dụng thông qua các nguồn khác nhau như tham gia qua các cán bộ địa phương tuyên truyền, tự tìm hiểu hoặc tìm hiểu thông qua bạn bè, người thân. Trong đó cao nhất là ngân hàng NN&PTNT với tỷ lệ 100% hộ nông dân được hỏi biết về thông tin tín dụng của ngân hàng; 75,56% hộ nông dân được hỏi biết về thông tin tín dụng của ngân hàng chính sách và 97,78% hộ nông dân được hỏi biết về thông tin tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân.
Trong số các hộ tiếp cận được thông tin tín dụng, có 38,52% số hộ nông dân tiếp cận nguồn thông tin tín dụng thông qua các cán bộ địa phương, chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy vai trò vận động, tuyên truyền của các tổ chức chính trị xã hội địa phương có vai trò lớn trong việc truyền tải thông tin tín dụng đến các hộ nông dân. Trong đó, ngân hàng NN&PTNT, ngân hàng CS và Quỹ TDND tỷ hộ dân tiếp cận được thông tin tín dụng thông qua cán bộ địa phương chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,22%, 44,44% và 46,67. Như vậy các tổ chức tín dụng đã thường xuyên cung cấp thông tin tín dụng cho các tổ chức chính trị xã hội của huyện để các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phổ biến đến các hội viện của mình.
Ngoài ra bạn bè, người thân cũng là kênh truyền tải thông tin giúp các hộ nông dân tiếp cận được thông tin của tổ chức tín dụng (chiếm 37,78%). Trong đó ngân hàng NN&PTNT chiếm 44,44%, Quỹ TDND chiếm 28,89%, còn ngân hàng CS chỉ có 22,22%.
Về việc tự tìm hiểu thông tin tín dụng của các hộ nông dân còn hạn chế, chỉ chiếm có 10,37%. Điều này chứng tỏ vẫn còn nhiều hộ nông dân còn thụ động trong việc tìm hiểu về tổ chức tín dụng, gây hạn chế lớn trong việc vay vốn tín dụng. Trong đó, Quỹ TDND là cao nhất với tỷ lệ 13,33%. Nguyên nhân là do các quỹ TDND chưa cung cấp các thông tin tín dụng cho cán bộ địa phương vì vậy các hộ muốn vay vốn phải tự tìm hiểu thông tin.
Mặc dù tỷ lệ hộ nông dân tiếp cận được thông tin tín dụng cao, nhưng vẫn có 8,89% số hộ nông dân điều tra chưa tiếp cận thông tin tín dụng, kể cả trong số các hộ nông dân tiếp cận thông tin tín dụng thì cũng vẫn chưa thật sự đầy đủ và còn nhiều bất cập. Trong đó tỷ lệ nông dân chưa tiếp cận đối với ngân hàng CS là cao nhất (24,44%) bởi đối tượng cho vay của ngân hàng CS chủ yếu là các hộ nghèo, các đối tượng chính sách. Do đó cần có những biện pháp cụ thể, kết hợp
chặt chẽ, đồng bộ giữa tổ chức tín dụng với ban ngành, đoàn thể nhằm giúp các hộ nông dân tiếp cận tốt hơn với dịch vụ tín dụng và đặc biệt không để xảy ra tình trạng số hộ nông dân muốn tiếp cận thông tin tín dụng nhưng không tiếp cận được, làm sao đảm bảo các hộ nông dân đều được tiếp cận thông tin rõ ràng và đầy đủ.
Hiểu biết chi tiết về các tổ chức tín dụng chính thức (về thủ tục, lãi suất, hình thức điều kiện cho vay) là một lợi thế giúp các hộ nông dân tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn này. Mức độ tiếp nhận thông tin của các hộ nông dân về các tổ chức tín dụng chính thức được thể hiện thông qua bảng 4.8, tỷ lệ hộ nông dân hiểu một cách chi tiết và đầy đủ các thông tin liên quan đến các thông tin tín dụng như về thủ tục, lãi suất, mức vốn được vay và về thời gian vay của các tổ chức tín dụng là khá tốt.
Bảng 4.8. Mức độ hiểu biết của các hộ nông dân về thông tin tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thức
STT Chỉ tiêu
1 Hiểu rõ về các thông
tin tín dụng
2 Hiểu sơ sơ về thông
tin tín dụng
3 Chưa biết
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Tỷ lệ hộ nông dân hiểu rõ về các thông tin tín dụng của NH NN&PTNT huyện là cao nhất, với tỷ lệ 71,11%, tiếp theo đối với Quỹ TDND là 62,22% và thấp nhất là NHCS với tỷ lệ 46,67%, như vậy NH NN&PTNT cung cấp thông tin tín dụng cho người nông dân kỹ hơn và chính xác hơn so với các tổ chức tín dụng còn lại.
Ngoài ra vẫn còn một số hộ nông dân trên địa bàn huyện tiếp cận thông tin tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức chưa thật sự đầy đủ. Trong đó đối với NHCS và Quỹ TDND thì mức độ tiếp cận thông tin tín dụng của người nông dân chưa đầy đủ chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ 28,89% và 35,56%. Nguyên nhân chính là do các tổ chức tín dụng này chưa quan tâm nhiều đến việc cung cấp thông tin
tín dụng của tổ chức mình cho người nông dân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
4.1.3.2. Tiếp cận các thủ tục vay vốn
Khi đã nắm bắt được các thủ tục tín dụng, các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn sẽ phải tiến hành làm các thủ tục theo quy định để được vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức. Để vay được vốn các hộ nông dân phải làm đơn xin vay, kèm theo kế hoạch sử dụng vốn (mục đích sử dụng vốn) để được vay vốn.
Kết quả điều tra tỷ lệ hộ nông dân tiến hành làm đơn vay vốn được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Tình hình làm đơn xin vay vốn của các hộ nông dân tại các tổ chức tín dụng chính thức
STT Chỉ tiêu
1 Số hộ nông dân đã tiếp cận thông tin tín dụng 2 Số hộ nông dân đã từng
làm đơn xin vay 3 Số hộ nông dân không
làm đơn
45
37
8 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)
Qua bảng 4.9 có thể thấy, khi các hộ nông dân đã nắm được thông tin vay vốn thì số lượng các hộ nông dân tiến hành làm đơn xin vay vốn chiếm tỷ lệ khá cao (82,22% đối với NH NN&PTNT, 85,29% đối với NHCS và 79,55% đối với Quỹ TDND). Như vậy, đại đa số các hộ nông dân đều có ý thức trong việc làm đơn xin vay, điều này cũng thể hiện nguyện vọng cũng như nhu cầu của vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa tương đối cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hộ nông dân không thực sự mặn mà với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức, trong đó cao nhất là Quỹ TDND có tới 20,35% hộ nông dân không có nhu cầu vay vốn. Họ cho rằng vay vốn từ các
tổ chức tín dụng chính thức có thủ tục vay rườm rà và đòi hỏi quá nhiều điều kiện để vay, do đó những hộ nông dân này thường tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức với thủ tục và điều kiện vay vốn đơn giản, nhanh gọn hơn.
Khi tiến hành làm đơn vay vốn, các hộ nông dân có thể đến trực tiếp ngân hàng gặp cán bộ tín dụng để làm thủ tục vay vốn hoặc làm thủ tục vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể.
Bảng 4.10. Thực trạng tiếp cận thủ tục vay vốn qua các kênh tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân
Chỉ tiêu
Tổng 1. Tiếp cận trực tiếp với tổ chức tín dụng 2. Tiếp cận thông qua tổ chức đoàn thể
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Qua bảng thấy rằng số lượng người nông dân tiếp cận với thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức thông qua các tổ chức đoàn thể chiếm tỷ lệ cao hơn so với việc các hộ đến trực tiếp tổ chức tín dụng (chiếm 53,47%). Tuy nhiên tùy theo từng loại tổ chức tín dụng mà cách tiếp cận của người nông dân khác nhau. Đối với Qũy TDND thì người nông dân chỉ có thể tiếp cận thủ tục vay vốn trực tiếp tại quỹ tín dụng chứ không thể thực hiện qua các tổ chức đoàn thể.
Đối với NH CSXH thì người nông dân chỉ có thể tiếp cận thủ tục vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể. Chỉ có duy nhất ngân hàng NN&PTNT là người nông dân có thể tiếp cận theo cả hai kênh khác nhau, trong đó theo kênh các tổ chức xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn (đạt 67,57%).
4.1.3.3. Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng
63
Bảng 4.11. Mức độ tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân
STT Chỉ tiêu
1 Hộ nông dân vay được vốn
- Trong đó vay thường xuyên
2 Hộ nông dân không tiếp cận được nguồn vốn vay
34 20
14
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Mặc dù tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức là cao tuy nhiên tỷ lệ hộ nông dân không tiếp cận được nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng chính thức còn chiếm nhiều, trong đó cao nhất là Ngân hàng CS với tỷ lệ 37,5%. Trong đó số hộ nông dân tiếp tục vay vốn để phát triển sản xuất chiếm tỷ lệ thấp (ngân hàng CS là cao nhất với tỷ lệ 60%). Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp hữu hiệu và sự quan tâm hơn của các cấp các ngành giúp đỡ các hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn này để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó bản thân các hộ nông dân cũng cần phải chủ động để có thể tiếp cận nguồn vốn này hiệu quả hơn.
Hộp 4.1. Thời gian vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức
“Gia đình tôi đã vay vốn của quỹ tín dụng nhân dân để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi lơn. Tuy nhiên do thời gian vay vốn của quỹ ngắn, đến hạn phải trả mà gia đình chưa có tiền trả tiền gốc nên gia đình đã phải vay tư nhân với lãi suất cao để có tiền trả gốc. Vì vậy gia đình đã không tiếp tục vay vốn của quỹ tín dụng nữa”
Bà Nguyễn Thị Lệ, xã Trung Tú, ngày 20/11/2018 4.1.3.4. Kết quả tiếp cận vốn vay chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa
Bảng 4.12 cho ta thấy:
Tổng số hộ vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức khác nhau là khác nhau, trong đó số hộ được vay vốn của ngân hàng NN&PTNT là nhiều nhất với 34 hộ được hỏi cho biết được vay vốn của ngân hàng này, có 33 hộ cho biết được
vay vốn của quỹ tín dụng và chỉ có 25 hộ cho biết có vay vốn của ngân hàng CS.
Nguyên nhân là do đối tượng mà ngân hàng CSXH áp dụng cho vay vốn là hộ nghèo, hộ chính sách,... Điều này cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng NN&PTNT và quỹ TDND thuận tiện và dễ dàng hơn so với các tổ chức tín dụng chính thức khác.
Trong số hộ được vay thì số hộ giàu chiến tỷ lệ nhiều nhất 40,22%, tiếp theo là hộ trung bình với tỷ lệ 34,78% và hộ nghèo chiếm có 25%. Điều này cho thấy hộ giàu và hộ trung bình khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng hơn so với nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do trình độ học vấn cũng như khả năng tài sản thế chấp của hộ nghèo thấp hơn so với nhóm hộ giàu và hộ trung bình. Vì vậy trong thời gian tới, các tổ chức tín dụng chính thức cần phải có những chính sách tín dụng hợp lý giúp người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức để hộ có thể phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giúp hộ thoát nghèo.
Cũng qua bảng thấy mức vốn vay bình quân/hộ là 81,73 triệu đồng; trong đó mức vốn vay BQ/lượt hộ của ngân hàng NN&PTNT là cao nhất 96,12 triệu, tiếp theo là quỹ TDND là 76,06 triệu đồng và thấp nhất là ngân hàng CS 73 triệu đồng. Như vậy ngân hàng NN&PTNT là tổ chức tín dụng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay nhất và tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn được vay vốn của ngân hàng để phát triển sản xuất.
Trong các nhóm hộ vay vốn thì nhóm hộ giàu là được vay vốn với mức vốn vay nhiều nhất 93,62 triệu, nhóm hộ trung bình là 80,34 triệu và nhóm hộ nghèo có 71,21 triệu. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo là nhóm hộ không có tiềm lực về tài chính, tài sản thế chấp ít vì vậy các tổ chức tín dụng không cho nhóm hộ này vay lượng vốn lớn. Vì vậy các tổ chức tín dụng chính thức cần phải có chính sách vay không chỉ dựa vào tài sản thế chấp để giúp hộ nghèo tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất.
Từ những phân tích trên cho thấy sự tiếp cận vốn vay chính thức của nhóm hộ trung bình là cao nhất và thấp nhất là nhóm hộ nghèo. Các hộ nông dân của xã Trung Tú, Đại Cường tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn so với các hộ dân của xã Hòa Lâm. Nguyên nhân do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn của các hộ.
Bảng 4.12. Lượng vốn vay chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa
TT Chỉ tiêu
1 Tổng số hộ vay vốn Hộ giàu
Hộ trung bình Hộ nghèo
2 Mức vốn vay BQ/hộ (tr.đ) Hộ giàu
Hộ trung bình Hộ nghèo
66
Hộp 4.2. Lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng thấp
“Tôi muốn vay 70 triệu để cùng đứa em chung nhau mua cái máy cày. Gia đình tôi làm đơn xin vay ở NH CSXH thông qua HPN. Tôi đã được HPN và UBND xã xét duyệt đơn vay vốn nhưng sau khi cán bộ ngân hàng về khảo sát gia đình, ngân hàng chỉ đồng ý cho vay 50 triệu. Do không đủ số tiền để mua máy vì thế tôi đã phải vay thêm 20 triệu từ một người bạn của mình.”
(Ông Trịnh Ngọc Vũ, xã Hòa Lâm, ngày 13/11/2018) Ở mỗi kênh tiếp cận khác nhau, lượng vốn vay của hộ nông dân cũng sẽ khác nhau.
Bảng 4.13. Lượng vốn vay bình quân của hộ nông dân qua các kênh tiếp cận
Chỉ tiêu
1. Tiếp cận trực tiếp
với tổ chức tín dụng
2. Tiếp cận thông
qua tổ chức đoàn thể
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018) Từ bảng 4.13 thấy rằng nếu tính chung đối với các tổ chức tín dụng thì lượng vốn vay BQ/hộ khi hộ tiếp cận trực tiếp với tổ chức tín dụng cao hơn so với lượng vốn vay khi hộ tiếp cận thông qua tổ chức đoàn thể. Nguyên nhân là do đa số các hộ thực hiện vay vốn trực tiếp tại các tổ chức tín dụng đều là những hộ có tài sản thế chấp lớn, hộ không cần đến sự bảo lãnh, xác minh của các tổ chức đoàn thể còn những hộ tiếp cận thông qua tổ chức đoàn thể thường là những hộ không có hoặc có tài sản thế chấp nhưng giá trị thấp nên hộ cần các tổ chức đoàn thể xác minh về điều kiện kinh tế của mình. Đối với Quỹ TDND thì các hộ chỉ vay vốn trực tiếp tại quỹ với mức vay bình quân 76,06 triệu đồng/hộ, Ngân hàng CSXH thì các hộ chỉ vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể bởi đối tượng khách hàng của ngân hàng này là những hộ nghèo, hộ chính sách cần phải có sự xác nhận của các tổ chức đoàn thể về hoàn cảnh của hộ. Riêng đối với ngân hàng NN&PTNT thì hộ có thể tiếp cận vốn theo cả 2 kênh, trong đó lượng vốn vay của hộ khi tiếp cận trực tiếp với ngân hàng cao hơn nhiều so với tiếp cận qua tổ chức đoàn thể (120,53 triệu và 71,71 triệu).
4.1.3.5. Sử dụng vốn vay chính thức cho phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa
Qua tìm hiểu, đa số các hộ nông dân đều sử dụng đúng mục đích vay vốn.
Điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.14. Đánh giá mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Ứng Hòa
Tiêu chí đánh giá
1. Sử dụng mục đích 2. Sử dụng đúng mục đích
Nguồn: Các tổ chức tín dụng (2018) Qua bảng trên thấy đa số các hộ vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức đều sử dụng đúng mục đích vốn vay. Trong đó cao nhất là ngân hàng NN&PTNT là 94,12% và thấp nhất là ngân hàng CS 92%. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn một số hộ nông dân sau khi vay vốn không sử dụng vốn đúng mục đích như ngân hàng CS là 8%, quỹ TDND là 6,06%.
Hộp 4.3. Sử dụng vốn sai mục đích
“ Tôi vay Ngân hàng chính sách xã hội là 50 triệu, dự định là mua mấy con bò về nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình nhưng chưa kịp làm gì thì chồng tôi bị ốm đau, chạy chọt thuốc men còn phải đi vay bù hàng xóm. Cuối năm nay không biết vay đâu mà trả nợ đây.”
(Bà Nguyễn Thị Lạc, xã Đại Cường, ngày 17/11/2018) Sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ dẫn đến việc hoàn trả vốn vay gặp khó khăn do đó đã xuất hiện hộ nợ quá hạn ngân hàng. Qua điều tra cho thấy có khoảng 94% số hộ trả nợ đúng hạn còn lại khoảng 6% quá hạn. Vì vậy nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng đặc biệt là NHCSXH lại càng phải quan tâm hơn. Khi các hộ không trả vốn vay đúng hạn thì vấn đề ở đây không phải đòi lại được vốn bằng mọi cách mà quan trọng hơn là bằng giải pháp