Đặc điểm tự nhiên của huyện Thuận Thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 45)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thuận Thành

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thuận Thành nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên. Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại – lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc Kinh Bắc.

Thuận Thành nằm cách trung tâm thành phố thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 10km, phía Bắc giáp với Tiên Du và huyện Quế Võ được ngăn cách bởi sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài, phía Nam giá với tỉnh Hải Dương.

Diện tích tự nhiên của huyện là 116km2, Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng và đông dân thứ hai ở tỉnh Bắc Ninh. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam (Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành, 2015)

Hiện nay, Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm : Thị trấn Hồ, và các xã : An Bình ; Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015)

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn

* Về địa hình: Thuận Thành nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng và nằm giữa vùng Đông Bắc Bộ nên địa hình chung toàn huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng hệ thống kênh mương tưới, tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường giao thông phục vụ cho dân

sinh và lưu thông hàng hóa giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận. Hầu hết diện tích đất trong xã có độ dốc nhỏ hơn 30O xuôi từ Tây Bắc xuống Đông Nam (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).

* Về thổ nhưỡng: Kết cấu địa chất chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa cổ, tạo điều kiện cho trồng trọt, sản xuất nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho sản xuất và phát triển nông nghiệp.

* Về khí hậu: Thuận Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy mang đầy đủ các đặc trưng của khí hậu này và được chia thành 2 mùa rõ rệt, cụ thể:

- Mùa hanh khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 17 – 24,5OC.

- Mùa mưa và nắng nóng bắt đầu từng tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 26 đến 30,7OC.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 78%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 3 (86%), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 12 (70%).

- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm nhất là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm nhất là tháng 01.

- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).

Nhìn chung, Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp, trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

*Về thủy văn:

-Nguồn nước mặt: Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Hoài Thượng rồi chảy sang huyện Gia Bình dài khoảng 15 km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái

Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa (Chi cục thống kê huyện Thuận Thành, 2015).

Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thuỷ nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.

- Nguồn nước ngầm: Theo báo cáo kết quả dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất, thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ 1/50000”, huyện Thuận Thành là vùng có nước ngầm tầng chứa nước phong phú, chất lượng nước khá tốt, đặc biệt là tổng độ khoáng hóa đều nằm trong giới hạn cho phép nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt. Qua thực tế sử dụng của các hộ trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 - 6 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng tại các vườn gia đình.

3.1.1.3. Tình hình đất đai

Đặc điểm, sự phân bố và tình hình sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 huyện Thuận Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 11.791,01 ha.

Trong đó đất nông nghiệp là 7.328,89 ha chiếm 62,16% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 4.400,95 ha chiếm 37,32% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 61,17 ha chiếm 0,52% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện chứng tỏ người dân trong toàn huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế chỉ có khoảng 25,3% hộ thuần nông, tức là khoảng 10.139 hộ trên 40.049 hộ (theo số liệu điều tra năm 2014). Diện tích đất nông nghiệp qua các năm giảm dần do từng bước được chuyển sang mục đích sử dụng khác. Đây cũng là một xu thế phổ biến ở các vùng nông thôn ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Thuận Thành qua 3 năm (2013 - 2015)

TT Chỉ tiêu

1 Tổng diện tích đất tự nhiên

1.1 Đất nông nghiệp và mặt nước

nuôi trồng thủy sản 1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây lâu năm

1.1.2 Đất mặt nước NTTS

1.1.3 Đất nông nghiệp khác

1.2 Đất phi nông nghiệp

1.2.1 Đất ở

1.2.2 Đất chuyên dung

1.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dung

1.3 Đất chưa sử dụng

2 Một số chỉ tiêu bình quân

2.1 BQ đất NN/hộ (m2/hộ) 2.2 BQ đất NN/khẩu (m2/khẩu)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w