Kết quả khảo nghiệm giống ngô lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

2.4.1. Một số giống ngô được công nhận giai đoạn 2009 – 2013

Hiện nay trong nước có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia nghiên cứu, chọn tạo giống ngô gồm các Viện (Viện Nghiên cứu Ngô, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam), Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các công ty kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng như: Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam...

Trong 5 năm (2009-2013) đã có 39 giống ngô được Cục trồng trọt công nhận chính thức. Điều này chứng tỏ công tác chọn tạo, khảo nghiệm các giống ngô trong và ngoài nước đang từng bước phát triển, đưa các giống ngô có tiềm năng năng suất vào sản xuất đại trà các vùng trong cả nước.

Bảng 2.8. Danh sách các giống ngô công nhận chính thức từ 2009 – 2013 Năm

2009 2010 2011

2012

2013

Kết quả khảo nghiệm giống ngô tẻ lai năm 2013, 2014 tại các tỉnh phía Bắc:

Vụ Xuân 2013 Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đã phối hợp với 17 cơ quan tác giả trong và ngoài nước tiến hành khảo nghiệm cơ bản các giống ngô tẻ lai mới trong mạng lưới khảo nghiệm ngô Quốc gia tại các tỉnh phía Bắc.

Các giống khảo nghiệm bao gồm 48 giống thuộc nhóm chín trung bình, và được chia làm 3 bộ.

- Kết quả thu được:

+ Các giống ngô qua 3 vụ khảo nghiệm có triển vọng và đề nghị cho sản xuất thử là: PAC 293, H 11-9, PAC 296, CP 0710 và CN 11-3.

+ Các giống ngô qua 3 – 4 vụ khảo nghiệm, đề nghị sản xuất theo quy định là: P 3482, KH 10-1, CP 1016, CP 0704, NT 6219 và H 11-7.

+ Các giống ngô qua 2 vụ khảo nghiệm cơ bản, đề nghị tiếp tục khảo nghiệm cơ bản và kết hợp khảo nghiệm sản xuất là: NM 6639, LVN 26, TKJ 8390.

+ Các giống ngô khảo nghiệm 1 vụ tiếp tục làm khảo nghiệm cơ bản đề đánh giá.

Năm 2014 Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm 91 giống ngô lai mới (cơ bản 72 giống và sản xuất 19 giống) do các cơ quan nghiên cứu chọn tạo trong nước và các Công ty giống cây trồng trong và ngoài nước đăng ký khảo nghiệm.

Trong vụ Xuân 2014 tiến hành khảo nghiêm cơ bản 52 giống, kết quả thu được 4 giống triển vọng đã qua khảo nghiệm 3 – 4 vụ là: VS 89, SSC 282, AIQ 1268, ST 610. Xác được 2 giống triển vọng đã qua khảo nghiệm 2 vụ là: ST 6172, CP 1017. 5 giống có đặc điểm sinh học tốt qua 1 vụ khảo nghiệm là: DP 113, B 65, MM-19, TN 9305 và AIQ 1265.

Trong vụ Đông 2014 tiến hành khảo nghiệm cơ bản 48 giống ngô lai, kết quả xác định được 5 giống triển vọng đã qua 3 – 4 vụ khảo nghiệm là: VN 665, CP 1261, CP 1103, CP 1017, VS 686.

Xác định được 11 giống ngô triển vọng đã qua 2 vụ khảo nghiệm là: TN 9204, VN 667, TN 9201, TN 9304, TN 9305, LVN 225, TN 9402, NL 13-1, B 69, X40A054, NL 136 có tiềm năng năng suất cao.

Xác định được 7 giống có đặc điểm nông học tốt qua 1 vụ khảo nghiệm là:

ST 6273, ST 6253, MC 2384, B 268, PAC 033, LVN 97, LVN 399 có tiềm năng năng suất khá.

Tóm lại: Thực trạng sản xuất, nhu cầu và những khó khăn thách thức của sản xuất ngô trong nước cũng như vùng trung du miền núi phía Bắc; những thành tựu to lớn trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam;

những lợi thế của giống lai đáp ứng thực tiễn sản xuất cho nhiều vùng sinh thái địa lý ở nước ta; điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng trung du miền núi... đã làm tiền đề (cơ sở khoa học và thực tiễn) cho chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn lựa chọn ra một số giống ngô trung ngày năng suất cao để đưa vào sản xuất cho vùng trung du Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc.

2.5. PHÂN NHÓM THỜI GIAN SINH TRƯỞNG TRÊN CÂY NGÔ

Cây ngô có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng qua quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa đến ngày nay ngô có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Các nhà khoa học đã tổng kết thời gian sinh trưởng của cây ngô kéo dài khác nhau tùy theo từng giống, vĩ độ trồng và có thể phân nhóm như sau:

Theo Drieux (1988) ở Châu Âu, thang thời gian sinh trưởng của FAO được sử dụng rất rộng rãi. FAO đã đưa ra thang điểm gồm 9 nhóm (Bảng 2.9).

Bảng 2.9. Chỉ số đánh giá thời gian sinh trưởng theo thang điểm FAO Nhóm

1 2 3 4 5 6 7 8 9

B. Badu-Apraku và cộng sự đã phân ngô thành các nhóm cực ngắn (Rất sớm): < 90 ngày; ngắn ngày (chín sớm): 90 - 95 ngày; trung bình: 105 - 110 ngày;

chín muộn (dài ngày): 115 - 120 ngày và rất muộn: > 120 ngày.

Tại Bungari theo Tomov (1985) thời gian sinh trưởng phân chia thành 4 nhóm: Chín sớm, chín trung bình sớm, chín trung bình muộn, chín muộn.

Stepanop (1948) cũng đã phân nhóm giống theo lượng nhiệt ở từng vĩ độ trồng khác nhau (bảng 2.10)

Bảng 2.10. Lượng nhiệt của một số nhóm ngô trên các vĩ độ khác nhau TT

1 2 3

Lưu Trọng Nguyên khi nghiên cứu các giống ngô của Trung Quốc đã kết luận rằng: Đối với giống chín sớm tổng tích nhiệt hoạt động là 2000 - 22000C;

giống chín trung bình là 2300 - 26000 C và giống chín muộn 2500 – 28000 C.

Đinh Thế Lộc và cộng sự đã phân nhóm ngô ngắn ngày, trung ngày, dài ngày theo đó nhóm giống có các chỉ số về chiều cao cây, số đốt (lóng) và số lá (bảng 2.11).

Bảng 2.11. Phân nhóm giống dựa theo các bộ phận của cây ngô TT

1 2 3

Ở miền Bắc Việt Nam, tổng nhiệt độ bình quân ngày đêm cần cho sự phát dục bình thường của giống ngô chín sớm là 1800 – 20000C; giống ngô chính vụ và muộn 2300 - 26000C, trong vụ Đông Xuân ở miền Bắc tổng tích nhiệt lên tới 2000 – 31000C

Theo Ngô Hữu Tình (1997) các nhà nghiên cứu Việt Nam như: Phạm Đức Cường, Luyện Hữu Chỉ, Trần Hồng Uy, Trương Đích, Đỗ Hữu Quốc, Võ Đình Long, Cao Đắc Điểm, Trần Hữu Miện và một số tác giả khác đều đi đến kết luận:

Thời gian sinh trưởng của ngô được xác định căn cứ vào tổng tích nhiệt, tổng tích nhiệt hữu hiệu và số lá của cây. Vì vậy có thể phân nhóm thời gian sinh trưởng căn cứ vào tổng nhiệt hoặc tổng tích nhiệt hữu hiệu là chính xác nhất.

Hiện nay, ở Việt Nam việc phân nhóm giống ngô dựa vào thời gian sinh trưởng và vùng sinh thái gieo trồng (bảng 2.12)

Bảng 2.12. Phân nhóm giống ngô theo thời gian sinh trưởng

Nhóm giống Vùng

Duyên Hải miền Trung và Nam Bộ (d)

Dưới 90 ngày 90-100 ngày Trên 100 ngày Nguồn: Tiêu chuẩn ngành 10TCN 341:2006

Ghi chú: (c) Thời gian sinh trưởng của vụ Xuân (d) Thời gian sinh trưởng của vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ so sánh một số giống ngô lai trung ngày tại huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w