4.8. Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ
4.8.1. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống ngô thí nghiệm
Bảng 4.12. Khả năng chống chịu sâu hại chính trên các giống thí nghiệm
Giống
LVN 61 (đ/c) NK 4300 NK 7328 NK 6654 NK 67 PAC 999 PAC 339 DK 9955 P 4199
B 265
Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân
- Sâu đục thân,sâu đục bắp (Ostrinia nubilalis) :
Là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô của nước ta hiện nay. Chúng thường gây hại khá nặng (tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80-90%) và rất phổ biến ở nhiều vùng trồng ngô của nước ta, nhất là vào mùa mưa. Sâu có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây ngô, nhưng thường hại nhiều nhất từ khi cây trỗ cờ đến hình thành bắp. Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang qua mặt lá. Khi sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và như vậy chưa đục vào thân. Khi sâu tuổi lớn cũng như ngô đã lớn (từ 7 - 9 lá cho đến chín sáp) sâu non đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với mỗi đốt bên dưới. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí 1 cây ngô có thể 2 - 3 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống trong 2 vụ theo dõi đều ở mức nhẹ (<5% số cây bị đục) được đánh giá ở điểm 1, tương đương với đối chứng.
- Rệp cờ (Rhopalosiphum maidis):
Đối tượng này hại chủ yếu cờ ngô (người nông dân thường gọi là muội hại ngô). Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong.
Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Sự gây hại của rệp cờ ảnh hưởng đến quá trình trỗ cờ, tung phấn của cây ngô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ nhiễm rệp cờ của các giống trong 2 vụ theo dõi đều ở mức nhẹ tương đương và nhẹ hơn so với đối chứng.
Bảng 4.13. Khả năng chống chịu bệnh hại chính trên các giống thí nghiệm
Giống
LVN 61 (đ/c) NK 4300 NK 7328 NK 6654 NK 67 PAC 999 PAC 339 DK 9955 P 4199
B 265 CV%
LSD0,05 Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân
- Bệnh khô vằn (Rhizatonia solani kuhn): Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Các vết bệnh khô vằn có hình loang lổ không định hình, bệnh hại ở lá phía dưới trước, xuất hiện từ bẹ lá rồi lan lên phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chín ép, khối lượng hạt giảm. Sự xâm nhập của bệnh chủ yếu bằng các hạch nấm (selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan trọng.
Số liệu bảng 4.13 cho thấy các giống NK4300 có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn cao hơn đối chứng, các giống ngô còn lại có tỷ lệ cây bị bệnh khô vằn đều thấp hơn giống đối chứng LVN 61 ở cả 2 vụ. Trong đó giống PAC 339, DK 9955
có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh nhiễm bệnh khô vằn tương
thấp nhất ở cả 2 vụ. Các giống còn lại có tỷ lệ cây bị đương nhau.
- Bệnh đốm lá (đốm lá lớn - Helminthosporium; đốm lá nhỏ - H.
maydis):
Bệnh đốm lá xâm nhiễm chủ yếu nhờ các bào tử (conidio phore), vết bệnh có hình bầu dục. Khi cây ngô bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí cao hoặc buổi sáng có sương.
Có tác hại làm giảm diện tích quang hợp, đặc biệt là giai đoạn trỗ và sau trỗ nếu bị nặng sẽ làm giảm năng suất ngô.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Ở cả 2 vụ các giống đều nhiễm bệnh đốm lá lớn nhẹ hơn bệnh đốm lá nhỏ.
Vụ Đông 2014 giống ngô NK 6654 nhiễm bệnh đốm lá nhỏ nặng hơn được đánh giá ở điểm 3. Các giống ngô còn lại tham gia thí nghiệm đều bị bệnh đốm lá hại ở mức độ nhẹ và tương đương đối chứng được đánh giá điểm 2.
Vụ Xuân 2015 các giống thí nghiệm có mức độ nhiễm bệnh đốm lá thấp hơn vụ Đông 2014. Vụ Xuân 2015, hầu hết các giống đều chống chịu tốt với bệnh đốm lá lớn. Các giống NK 67, PAC 339, DK 9955 được đánh giá về chống chịu bệnh đốm lá nhỏ tốt (1 - 10% diện tích lá bị bệnh), đánh giá điểm 1. Các giống còn lại mức độ nhiễm bệnh tương đương đối chứng được đánh giá điểm 2 (11 - 25% diện tích lá bị bệnh).
Là đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô.
Theo ước tính, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15%. Do đó công tác nghiên cứu, chọn lọc dòng ngô có khả năng chống đổ gãy là hết sức cần thiết, nhất đối với các dòng ngô được dùng làm thành phần mẹ trong sản xuất hạt giống ngô lai phải có khả năng chống đổ tốt để giảm thiệt hại về năng suất, sản lượng.
Đổ cây gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây ngô. Theo Giáo Sư Trần Hồng Uy (2004) hiện tượng đổ gãy thường xảy ra ở giai đoạn trước và sau trỗ cờ. Ở những ruộng ngô bị đổ năng suất có thể giảm từ 50 đến 75%.
Để đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và
gãy ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào đổ thân thì năng suất coi như mất trắng.
Đổ rễ, đổ thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
60
Nền đất trồng, chế độ canh tác như: nước, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt.Vì vậy, đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó. Kết quả theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, đổ thân trong vụ Đông 2014 và vụ Xuân 2015, được thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Khả năng chống đổ của các giống tham gia thí nghiệm
Giống
NK 4300 NK 7328 NK 6654 NK 67 PAC 999 PAC 339 DK 9955 P 4199
B 265 LVN 61 (đ/c)
Ghi chú: VĐ vụ Đông, VX vụ Xuân
Trong điều kiện vụ Xuân, cuối vụ xảy ra mưa to gió lớn có thể làm đổ gãy cây nhưng qua theo dõi, kết quả bảng 4.14 cho thấy hầu hết các giống đều có khả năng chống đổ tốt, tỷ lệ cây đổ rễ dao động từ 1,26% - 1,71% ở vụ Đông 2014 và từ 0,42% - 1,69% ở vụ Xuân 2015, giống có khả năng chống đổ kém nhất là NK 7328 (kể cả 2 vụ). Những giống còn lại khả năng chống đổ tương đối tốt vì vậy hầu hết các giống đều không bị đổ, riêng chỉ có NK 7328 xuất hiện cây đổ thân ở vụ Xuân 2015 được đánh giá ở điểm 2.