Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các trường công lập
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập
2.2.1. Kinh nghiệm của nước ngoài
Theo Joanne (2004), nguồn kinh phí và tỷ lệ chi tiêu cho GDĐH ở Mỹ rất lớn, bao gồm nguồn kinh phí của NSNN, nguồn thu học phí của sinh viên, đóng góp của cộng đồng và bản thân trường đại học. Ngân sách của chính phủ dành
cho giáo dục luôn có xu hướng gia tăng. Năm 1989 ngân sách đầu tư cho giáo dục khoảng 353 tỷ USD, đến năm 1999 đầu tư khoảng 635 tỷ USD, đến năm 2003 đầu tư đạt khoảng 756 tỷ USD. Do ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng nên phần chi cho các trường ĐHCL cũng tăng theo. Đầu tư cho giáo dục ở Mỹ chiếm khoảng 7% GDP. Nguồn thu lớn của các trường ĐHCL ở Mỹ chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 51%, từ nguồn thu học phí của sinh viên chiếm khoảng 18%, thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của trường chiếm khoảng 31%
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Anh
Tại nước Anh, Ủy ban bảo trợ đại học (UGC) giữ vai trò phân bổ ngân sách giáo dục cho các trường đại học. Để thực hiện vai trò này, ngoài việc dựa vào các dữ liệu thống kê (số lượng sinh viên, giảng viên…), UGC còn phân tích chi phí và thu nhập của các trường đại học dựa vào các chỉ tiêu kết quả hoạt động (thị phần đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp…).
2.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Theo Chan (2017), Chính phủ Malaysia khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho hệ thống giáo dục như xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm trang thiết bị dạy học. Vừa qua, chính phủ đã thông qua việc xây dựng một quỹ 20 tỷ bạt để trợ cấp theo hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho các nhà đầu tư muốn xây dựng thêm trường học. Chính phủ sẵn sàng cấp đất với giá thấp và miễn, giảm thuế cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục đào tạo
Đối với người học có quyền được vay trước một khoảng tiền để trả học phí, mua sách vở, tài liệu và các chi phí liên quan đến học tập, số tiền vay đủ cho người học có khả năng trang trải chi phí cho 7 năm học: 3 năm ở cấp trung học và 4 năm ở cấp đại học. Sau khi tốt nghiệp 2 năm thì họ mới bắt đầu phải hoàn trả số tiền vay với lãi suất thấp.
Việc sử dụng công cụ tài chính linh hoạt ở Malaysia đã giúp người nghèo có cơ hội học tập, thực hiện được chính sách công bằng xã hội.
2.2.1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Theo SuYan Pan (2009), nguồn thu ở các trường ĐHCL Trung Quốc chủ yếu từ NSNN chiếm khoảng 63%, thu từ học phí của sinh viên khoảng 19% và thu từ đóng góp cộng đồng và thu khác của trường chiếm khoảng 18%. Như vậy,
ở Trung Quốc nguồn NSNN vẫn là nguồn đầu tư quan trọng cho giáo dục đào
tạo. Trong những năm gần đây GDĐH ở Trung Quốc phát triển nhanh chóng, nhà nước đã thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy GDĐH theo kịp sự phát triển kinh tế và đáp ứng được nhu cầu học đại học của các đối tượng trong xã hội
Việc cải cách cơ chế quản lý tài chính GDĐH của Trung Quốc được thực hiện theo các hướng sau :
-Chuyển giao phần lớn các trường đại học, cao đẳng cho địa phương quản lý - Cải cách thể chế đầu tư, xây dựng, phát triển các trường ngoài Công lập
- Cải cách thể chế giáo dục, thực hiện xã hội hóa GDĐH.
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trường đại học trong nước 2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập năm 1993 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học quốc gia Hà nội như sau: Nhà nước điều hành có chủ định hoạt động quản lý tài chính thông qua văn bản quy phạm pháp luật; chế độ, chính sách về quản lý tài chính và kiểm tra giám sát thông qua các cơ quan thanh tra, kiểm toán, kho bạc Nhà nước (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010).
Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý điều hành trực tiếp bằng cách giao dự toán và cấp phát kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cho các đơn vị; công khai tài chính tại các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội; quản lý và điều hành gián tiếp thông qua hệ thống các văn bản quản lý tài chính ban hành nội bộ Đại học Quốc gia Hà nội;
Từ năm 2007 đến nay, ĐHQGHN thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các sự nghiệp Công lập theo quy định. Sau khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ trong việc quản lý tài chính nhà trường đã đạt được những thành quả như sau:
- Lương cán bộ giảng viên trong trường ngày càng được nâng lên, ngoài việc chăm sóc về vật chất nhà trường đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ về tinh thần giúp cán bộ giảng viên ngày càng gắn bó với trường và ngày càng tâm huyết với ngành giáo dục.
- Với nguồn thu được mở rộng, nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của giáo viên và
sinh viên trong trường.
- Việc chi cho nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều hơn, số lượng công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tăng lên đáng kể, uy tín cũng như thương hiệu nhà trường được đi lên. Ngày càng sứng đáng với đứng đầu cả nước.
- Nhà trường đã mở ra nhiều chương trình học tiên tiến, góp phần đóng vào nguồn thu của nhà trường, bên cạnh đó chất lượng đào tạo cũng được nâng lên đáng kể, chất lượng của giảng viên cũng được nâng lên.
- Với cơ chế kiểm soát chặt chẽ, các quy định trong chi tiêu nội bộ rõ ràng lên hằng năm nhà trường tiết kiệm được một lượng tiền lớn trong quá trình chi tiêu của nhà trường.
2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân
Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá cao, uy tín trong ngành. Với sự cân đối tài chính trong suốt thời gian dài cho thấy tình trạng tài chính của trường rất ổn định và bền vững. Các nguồn thu ngoài ngân sách tăng hàng năm, góp phần tăng nguồn thu cho trường. Việc sử dụng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy, tăng tỷ trọng chi cho con người, giảm chi phí hành chính (Hoàng Anh Tuấn, 2010).
Trường đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của nhà trường.
- Sự chủ động của các trường trong việc đa dạng nguồn thu ngoài nguồn kinh phí của NSNN. Đòi hỏi ngày càng tăng về GDĐH đang đặt ra một sức ép lên kho bạc của nhà nước ở cả những nước phát triển và đang phát triển, việc tìm kiếm những cách thức bù đắp chi phí và tạo ra thu nhập không ngừng diễn ra.
- Sự thay đổi tích cực trong cách quản lý tài chính các trường trên 2 nội dung: phân bổ kinh phí và cách thực hiện kiểm soát và giám sát.
- Việc tạo ra thu nhập: Các trường học giờ đây có động lực để khích lệ việc tạo ra nguồn thu từ con người và tài sản của nhà trường. Lợi nhuận tạo ra không cần phải nộp lại cho nhà nước; khoản tiền dư thừa có thể tích lũy và việc sắp xếp do lãnh đạo nhà trường quyết định.
- Nhà trường đã liên kết với nhiều doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, nâng cao nguồn thu nhập cho nhà trường
và góp phần mở rộng kiến thức cho sinh viên, vừa có cơ hội thực hành và có cơ hội lựa chọn.
- Cơ chế quản lý tài chính ngày càng thông thoáng và linh hoạt, chính vì vậy nhà trường đã liên kết với nhiều trường khác ở những nơi điều kiện đia lại khó khăn, mở các chi nhánh của nhà trưởng để thu hút sinh viên đến trường và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
- Giải quyết các vấn đề tài chính ngày càng nhanh gọn, các thủ tục giấy tờ được đơn giản hóa, bộ máy quản lý cũng ngày càng hợp lý hơn giúp cho việc quản lý tài chính hiệu quả, giảm được các vụ việc sai phạm trong quản lý tài chính của nhà trường.
2.2.2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính từ Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Đây là một trong 6 trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thực hiện thí điểm tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2008-2012. Ngày 29/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2377/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2017. Theo đề án này, trường được thu học phí chương trình đại trà ổn định từ 13-16,5 triệu đồng/năm và tăng không quá 30% học phí đối với sinh viên đã nhập học trước thời điểm quyết định tự chủ có hiệu lực (Nguyễn Đình Hưng, 2018).
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm tự chủ tài chính (TCTC) thì trường tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư; được tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo Quyết định đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chủ trương đầu tư từ nguồn NSNN và tích lũy của Trường. Trường có 15 đơn vị đào tạo, 14 đơn vị quản lý chức năng, 7 đơn vị quản lý và phục vụ đào tạo. Ngoài các đơn vị đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn có hai cơ sở nghiên cứu và đào tạo cao cấp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu long và các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và 4 trung tâm, chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Ngoài ra, trường có 9 trung tâm nghiên cứu, dịch vụ khoa học - thông tin kinh tế và hai công ty TNHH một thành viên hoạt động trong lĩnh vực in và sách. Quy mô nhân sự khá lớn, có tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 1.000 người, cán bộ viên chức khối phòng ban chiếm 30%, giảng viên có 13 giáo
sư, 58 phó giáo sư, 206 tiến sỹ, 329 thạc sỹ và trên 100 cử nhân; Với quy mô trên 25.000 sinh viên các bậc đào tạo, trong đó có 14.700 sinh viên đại học chính quy, 8.000 sinh viên đại học không chính quy, 300 sinh viên hệ đào tạo liên kết, 2.500 học viên cao học, 300 nghiên cứu sinh. Số sinh viên chính quy sau khi có quyết định thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đã tăng về quy mô, số tuyển sinh từ 4.000 năm 2015 lên 5.000 năm 2016, tuyển sinh đầu vào hệ cao học là 1.000 chỉ tiêu/năm và NCS là 100 chỉ tiêu/năm. Mức học phí cho các hệ đã được điều chỉnh thí điểm trước từ giai đoạn 2008-2012 và tiếp tục tăng ở giai đoạn 2014- 2017 nên vấn đề tăng học phí không ảnh hưởng nhiều đến tuyển sinh đầu vào.
Tuy nhiên, nếu so sánh cả quá trình thì việc tăng học phí có ảnh hưởng ít nhiều đến điểm chuẩn đầu vào của trường. Trước đây điểm chuẩn đầu vào của trường ĐH Kinh tế TP.HCM luôn ở tốp cao trong khối ngành kinh tế (từ 21-23,5 bình quân), nhưng năm 2016, khi học phí tăng lên 17,5 triệu năm thì điểm đầu vào giảm xuống 18 cho một số ngành khó tuyển (dù học phí ngành này thấp 50- 70% so với ngành cao) và 21 điểm cho những ngành dễ tuyển. Những ngành có học phí thấp gồm kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp, toán tài chính, thống kê kinh tế bằng 50% các ngành thuộc khối ngành quản lý (quản trị kinh doanh, marketing, tài chính- ngân hàng, kế toán, anh văn chuyên ngành, kinh tế đầu tư, bất động sản và luật kinh tế....). Học phí chương trình chất lượng cao và chương trình tiên tiến 25 triệu/năm, cao học 30 triệu năm và NCS 40 triệu/năm. Với quy mô về đào tạo hiện có, đã góp phần cho nguồn thu từ đào tạo chiếm trên 80%
tổng nguồn thu của trường, còn lại thu từ hoạt động dịch vụ, đầu tư tài chính, lãi ngân hàng. Về chế độ chính sách đối với người học, trường có quỹ học bổng cho sinh viên do các doanh nghiệp tài trợ và trích lập từ nguồn thu của trường. Tổ chức bộ máy và nhân sự trường, có hội đồng trường gồm một số thành viên trong trường và 5 thành viên bên ngoài là lãnh đạo thành phố, vùng Tây Nam Bộ và các tập đoàn lớn (Nguyễn Đình Hưng, 2018).
Trường có chiến lược thu hút và ký kết hợp đồng làm việc với chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực NCKH và đào tạo đang tiến tới quốc tế hóa trong các lĩnh vực hoạt động của trường. Các chương trình liên kết quốc tế của trường có rất nhiều chuyên gia, giảng viên nước ngoài có chuyên môn, phương pháp sư phạm tiên tiến, nghiên cứu hiện đại và có nhiều kinh nghiệm.
Đây chính là lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập của trường. Một số vị trí
công việc như bảo vệ, vệ sinh trường thực hiện ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ thuê ngoài đã tinh giảm được biên chế, bộ máy và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ. Hoạt động nghiên cứu khoa học và dịch vụ của trường, có cơ chế khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín như ISI, Scopus, ABS, ABCD với mức rất cao từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng và cho tạm ứng 50% ngay khi được phê duyệt đề tài, trong đó đề tài cấp trường được tài trợ từ kinh phí của trường.
Lợi thế của trường khi chuyển qua TCTC là: (i) Có tích lũy lớn do những năm trước đây quy mô đào tạo phi chính quy, chủ yếu hệ vừa học vừa làm và bằng hai lớn; (ii) Có đội ngũ mạnh trên 30% có trình độ tiến sỹ trở lên; (iii) Có hệ thống cơ sở vật chất tương đối tốt nằm trong các quận nội thành TP. Hồ Chí Minh. Khi chuyển sang TCTC trường cũng gặp một số khó khăn như quy mô phi chính quy giảm mạnh, phải đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy và mức thu học phí điều chỉnh tăng, ngành khó tuyển sinh phải hạ mức học phí để thu hút người học là các ngành kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp, thống kê toán. Về quy định của pháp luật còn chưa đồng bộ với quyền tự chủ nên trường phải làm việc với các bộ, ngành trung ương xin ý kiến, chủ trương như (bổ nhiệm nhân sự còn năng lực, trình độ được kéo dài tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật vào các vị trí quản lý, mua sắm xe ôtô, chi đầu tư...) (Nguyễn Đình Hưng, 2018).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Qua bài học kinh nghiệm của một số Trường Đại học trong nước, Đại học Kinh tế Nghệ An cần vận dụng những cách huy động nguồn vốn đển tăng nguồn thu cho Trường, tăng cường công tác quản lý tài chính và tự chủ về tài chính, giảm bớt gánh nặng cho nguồn ngân sách của Nhà nước. Thực tế cho thấy, thương hiệu về trí thức của một trường Đại học không ngẫu nhiên mà có, nó chỉ được tạo ra khi nhà trường giải quyết được đồng thời 4 vấn đề:
Thứ nhất, Cần đa dạng hóa nguồn thu cho trường, nâng cao tính tự chủ về tài chính tránh trường hợp phụ thuộc quá nhiều vào nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trang thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang hiện đại. Giáo trình, giáo án
bài giảng phải cập nhật được những công nghệ, kiến thức mới, tương xứng với yêu cầu của các đơn vị sử dụng đào tạo.
Thứ ba: Cần phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo của nhà trường để tăng thêm nguồn thu, bên cạnh đó phải nâng cao trình độ giảng viên nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng sinh viên đến học với trường, nâng cao thương hiệu nhà trường.
Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho Nhà trường.
Bốn vấn đề trên có sự gắn kết hữu cơ với nhau, chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi nhà trường có đủ nguồn lực tài chính. Đặc biệt phải có cơ chế tự chủ tài chính linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể sự huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu Nhà trường.