Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất cây vụ đông
2.2. Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất cây vụ đông
2.2.2. Những thách thức hiện nay và trong tương lai đối với phát triển cây vụ Đông ở Việt Nam
- Mất dần lợi thế trong quá trình đô thị hóa và hội nhập kinh tế: Tăng giá sinh hoạt ở nông thôn, tăng giá giá nông nghiệp (lao động, vật tư, giá đất).
- Quỹ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp và cây vụ Đông ngày một tiếp
tục bị thu hẹp: Mỗi năm hiện nay chúng ta mất 6.000 đến 8.000 ha đất canh tác chuyển sang phát triển công nghiệp và mục đích khác. Dự kiến sẽ con số này còn giảm xuống dưới 400 m2/khẩu trong vòng vài năm tới... (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).
- Thách thức bên ngoài từ sức ép cạnh tranh tăng lên trong tiến trình hội nhập: Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, diễn ra theo cả chiều rộng (tất cả các lĩnh vực, mặt hàng), chiều sâu (cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm), cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. Các cam kết hội nhập đòi hỏi nông nghiệp phải cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước với các nông sản nước ngoài và phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary Standards, SPS), các tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, tính đồng đều và ổn định của các nông sản. Để cạnh tranh được với các nông sản các nước khác trên thị trườngthế giới, thời hạn giao hàng phải kịp thời, khối lượng hàng hóa phải đủ hấp dẫn nhà nhập khẩu v.v.
- Có những mặt hàng xưa nay ở Việt Nam có lợi thế tương đối như lúa gạo, gia cầm, rau quả có thể sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa của sản phẩm nhập khẩu.
- Nếu công tác quy hoạch, sử dụng đất và quy hoạch khu dân cư không được chú trọng, đổi mới thì nguy cơ phá vỡ cảnh quan và cân bằng không gian nông thôn dẫn đến ô nhiễm môi trường, xáo trộn xã hội, bế tắc giao thông. Vô hiệu hoá hệ thống thuỷ lợi sẽ tăng trong tương lai.
- Đô thị và công nghiệp phát triển có thể chuyển ô nhiễm về nông thôn:
nước, không khí, đất và nông sản sẽ bị nhiễm bẩn ngày càng nghiêm trọng, gây tác động xấu trên quy mô rộng cho sức khoẻ và chất lượng sống của cả cư dân nông thôn và cư dân đô thị. Tình trạng này có thể gắn với rủi ro tăng lên về các bệnh dịch đối với vật nuôi và cây trồng lan nhiễm sang sinh vật hoang dã và con người, liên quan đến tình trạng thiên tai và huỷ hoại cân bằng môi trường chung của đất nước.
- Tình trạng phân hoá thu nhập giữa nông thôn và thành thị nếu tiếp tục có khoảng cách tạo sự chênh lệch ngày càng rõ sẽ đẩy nhanh tình trạng di cư không theo quy hoạch, tăng cường tốc độ phá hoại môi trường. Những vấn đề này dẫn đến những mâu thuẫn xã hội có thể tạo thành những điểm nóng về chính trị gây bất ổn định cho quá trình phát triển.
- Tỷ lệ thu hút vốn đầu tư thấp. Trong khi tỷ trọng FDI cho khu vực công nghiệp là 34%, dịch vụ 59% thì khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ là 7%.
2.2.3. Kinh nghiệm sản xuất vụ Đông của một số địa phương
* Thành phố Hà Nội
Những năm gần đây diện tích các loại cây vụ Đông biến động không đều do quá trình đô thị hoá đã thu hẹp một phần diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng cây vụ Đông nói chung lại có xu hướng tăng dần. Năm 2005 năng suất đạt 170 tạ/ha, đến năm 2008 đạt 185 tạ/ha. Năng suất không ngừng tăng lên là do Hà Nội có lợi thế tiếp cận nhanh với các tiến bộ KHKT. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều các công trình KH nghiên cứu nhằm giúp cho nông dân nâng cao năng suất và sản lượng cây vụ Đông (Đinh Văn Đãn, 2002).
Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn của người dân thủ đô ngày càng cao, Hà Nội đã chú trọng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Sản xuất rau an toàn được tiến hành theo một số mô hình: sản xuất tập trung, hoặc các hộ sản xuất chịu sự quản lý của các HTX theo các quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn qua các đợt tập huấn kỹ thuật tại địa phương. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp Hà Nội năm 2003 toàn thành phố Hà Nội có 816 ha rau an toàn tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm (Đinh Văn Đãn, 2002).
Đa số các cây vụ Đông đều cho giá trị cao. Giá trị thu được của cải bắp là 37,27 triệu đồng/ha, của cà chua là 75,17 triệu đồng/ha, giá trị thu được của cải củ là 26,1 triệu đồng/ha. Chính vì thế mà ngày nay cây vụ Đông đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu cây trồng của nhân dân.
Ở Hà Nội, chương trình sản xuất rau hữu cơ đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở một số xã thuộc huyện Từ Liêm. Tuy năng suất thấp do không sử dụng phân bón hoá học, mẫu mã không đẹp, giá cả sản phẩm lại cao hơn rau thường 1,5 đến 2 lần nhưng chúng tôi thấy đây là loại hình sản xuất có thể phát triển mạnh trong tương lai.
* Tỉnh Thái Bình
Diện tích cây vụ Đông năm 2009 của tỉnh Thái Bình đạt gần 31.000ha giảm khoảng 658 ha so với năm 2008. Diện tích ngô đạt gần 6.400ha và đậu tương đạt gần 5000ha tăng gần 500ha so với vụ Đông 2008, diện tích khoai tây có giảm nhưng các loại cây rau màu giá trị lại tăng đáng kể.
Vụ Đông 2009 đánh dấu một sự chuyển biến trong nhận thức của nông dân, các loại cây trồng có chi phí đầu tư thấp dễ làm được nông dân quan tâm hơn, các cây rau màu ngắn ngày, có hệ số quay vòng nhanh cũng được nhiều người chộp thời cơ tận dụng, một sào su hào trồng sớm có giá trị thu hoạch tới 2,5-3 triệu đồng, tương tự như vậy với cà chua giống chịu nhiệt, trồng sớm cho thu hoạch quả thương phẩm vào đầu tháng 10 có mức 3-3,5 triệu đồng/sào. Với gần 31 ngàn ha, giá bán nông sản các loại đều khá cao nên giá trị thu hoạch từ vụ đông của Thái bình ước đạt gần 80-90 tỷ đồng
Đậu tương sau đất lúa là cây trồng, theo đánh giá sẽ có tính khả thi và thực tế hơn đối với mục tiêu mở rộng diện tích đậu tương lên 10 ngàn ha và rộng hơn vào những năm tiếp sau. Nhiều hình thức dồn đổi, mượn ruộng cũng đã xuất hiện ở Thái bình, ngành chuyên môn và địa phương khuyến khích hình thức này vì thực sự nó mang lại hiệu quả kinh tế và mức lợi nhuận là khá hấp dẫn. Ông Nguyễn Văn Quyết - một nông dân kỳ cựu ở HTX Hợp tiến - Đông Hưng cho chúng tôi biết rằng: Năm 2008 sau khi được đi thăm quan tại Phú Xuyên - Hà Tây, vụ Đông năm 2009 ông bố trí 1 mẫu trong 1,7 mẫu ruộng của gia đình để làm đậu tương sau lúa theo hình thức gieo vãi trên đất ướt, vụ đầu tiên còn thiếu kinh nghiệm nên cây đậu tương lên không đều, mật độ không đảm bảo và chăm bón chậm, tuy vậy ông vẫn thu hoạch được gần 50kg hạt đậu khô/sào và hạch toán vụ đậu tương đông ngang bằng về giá trị so vụ lúa nhưng tốn ít công và chi phí hơn. Vụ đông 2010 ông làm 1.5 mẫu, mặc dù khó khăn trong khâu thu hoạch lúa mùa, nhưng thu đến đâu tiến hành gieo ngay đậu tương đến đó theo kiểu sáng gặt lúa chiều đậu tương, năm nay 1,5 mẫu đậu tương khá tốt và ước đạt 55-60kg/sào. Giá đậu tương thịt thời điểm hiện tại là 10 ngàn đồng/kg, vụ này trừ chi phí đi còn lãi ít nhất 350 ngàn đồng/sào, và làm đậu tương đông trên đất 2 lúa là “kiểu làm giả ăn thật” (Khuyến nông tỉnh Thái Bình, 2010).
* Huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương
Gia Lộc là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây rau màu, đặc biệt là cây vụ Đông.
Việc phát triển sản xuất cây vụ Đông của huyện không chỉ có ý nghĩa tăng vụ, mà đã trở thành sản xuất hàng hoá. Cây vụ Đông đã được trồng phổ biến ở tất cả các xã trong huyện. Trong những năm gần đây, tổng diện tích cây vụ Đông hàng năm đều đạt trên 60% diện tích đất nông nghiệp.
Các chủng loại rau được sản xuất rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, do đặc tính của cây rau và thói quen của người dân nên phổ biến vẫn là một số loại rau quen thuộc như bắp cải, su hào, cải xanh, súp lơ… và gần đây, cây dưa hấu – một loại cây được coi là có giá trị kinh tế cao cũng đã được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện (Nguyễn Công Tạn, 1998).
Bên cạnh việc chú ý phát triển sản xuất cây rau thường truyền thống, những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, thực hiện chủ trương phát triển vùng sản xuất rau an toàn và chất lượng cao của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, huyện Gia Lộc cũng đã và đang tiến hành từng bước mở rộng diện tích trồng rau an toàn. Năm 2003, tổng diện tích trồng rau an toàn của huyện là 86 ha (chủ yếu là bắp cải chiếm 71,44%); năng suất đạt 2.620 kg/sào; giá trị sản xuất đạt 2.772 nghìn đồng; thu nhập hỗn hợp là 2.340 nghìn đồng, cao rất nhiều so với thu nhập của cây lúa. Đây là việc làm mang tính quy mô chiến lược, nó vừa có ý nghĩa về mặt xã hội lại vừa có ý nghĩa kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (Nguyễn Công Tạn, 1998).
* Tỉnh Nam Định
Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp cao, diện tích đất nông nghiệp ít chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, do địa phương chủ động đảm bảo diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên để tăng hiệu quả sản xuất cây vụ Đông tỉnh Nam Định có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng dần diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, hàng hóa cao.
Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác, dồn điền đổi thửa nhằm quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng đắn. Đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông nhất là sản xuất cây vụ đông trên chân đất 2 lúa. Hình thành vùng sản xuất ra màu hàng hóa tập trung với các cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như:
khoai tây, cà chua, rau các loại. Cây khoai tây tập trung phát triển sản xuất theo hai hướng: một là khoai tây phục vụ thị trường ăn tươi trong nước; hai là phục vụ thị trường chế biến.
Vùng sản xuất ra chuyên canh tập trung ở các chân đất cao, cát pha, đất thịt nhẹ trồng 2 lúa. Việc phát triển trồng các cây rau, quả làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu phải gắn với các nhà máy, đơn vị chế biến
xuất khẩu. Sản xuất ra an toàn áp dụng quy trình VietGAP tập trung ở các xã có truyền thống trồng ra màu và thuận lợi nguồn nước. Quy hoạch và đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho từng loại cây trồng, trong đó ưu tiên cho vùng sản xuất cây vụ Đông hai lúa.
2.2.4. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Tân Yên trong phát triển sản xuất cây vụ đông
- Bài học thứ nhất: Việc lựa chọn cây trồng trong sản xuất vụ Đông phải cho thấy qua quá trình phát triển, Thái Bình đã lựa chọn được nhóm cây vụ đông phù hợp với tính chất đất đai của tỉnh, đó là cây ngô, đậu tương, các loại rau màu.
Các huyện ngoại thành và vùng phụ cận Hà Nội do trình độ thâm canh của nông dân cao và nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội đã chọn nhóm cây rau các loại là cây trồng chính trong sản xuất vụ Đông.
- Bài học thứ hai: Khung thời vụ là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất vụ Đông. Cũng như các cây trồng trong các vụ sản xuất khác, cây vụ đông cũng đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ về khung thời vụ. Tuy nhiên, vấn đề thời vụ của sản xuất vụ Đông phải được đặt trong mối tương quan với các vụ sản xuất khác trong năm để lựa chọn cơ cấu mùa vụ hợp lý.
- Bài học thứ ba: Để phát triển sản xuất cây vụ Đông, việc đầu tư hợp lý đối với từng loại cây trồng, từng loại đất, từng loại hộ … có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Bài học thứ tư: Muốn phát triển sản xuất cây vụ Đông cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm; thị trường cần sản phẩm nào thì phát triển cây vụ đông đó.
- Bài học thứ năm: Sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thâm canh các cây trồng mới. Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất vụ Đông. Để các hộ sản xuất sớm nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Bắc Giang, Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km, cách thủ đô Hà Nội 60 km, thành phố Thái Nguyên cách 45 km. Diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.789,63ha.
-Phía Đông giáp huyện Lạng Giang.
- Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà- tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên.
-Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang -Phía Bắc giáp huyện Yên Thế.
Huyện Tân Yên có 22 xã và 2 thị trấn.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân Yên
Nguồn: Nên giám thống kê huyện Tân Yên (2017)
Trên địa bàn huyện có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 17 qua huyện 18 km, tỉnh lộ 298 (qua huyện 15 km đi Việt Yên), tỉnh lộ 295 (qua huyện 27 km đi Lạng Giang và Hiệp Hòa), tỉnh lộ 294 từ Yên Thế đi Phú Bình, Thái Nguyên 17 km... nên huyện Tân Yên có điều kiện giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu khoa học kỹ thuật, vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp tới các thị trường khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, đất đai
Địa hình của huyện Tân Yên có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, chia làm 02 vùng rõ rệt: vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phẳng. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển sản xuất cây vụ Đông trên địa bàn.
Theo kết quả phân loại thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện có 17 loại đất:
1) Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diện tích 577,59 ha chiếm 2,84% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở dọc sông Thương thuộc các xã Hợp Đức, Quế Nham, đất này phù hợp với trồng lúa.
2)Đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính, ít chua: Diện tích 397,51 ha chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố dọc sông Thương phía ngoài đê thuộc địa phận xã Liên Chung.
3) Đất phù sa được bồi hàng năm, chua, glây yếu: 951,82 ha chiếm 4,67%
diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Liên Chung, Hợp Đức,Việt Lập, Phúc Sơn, Đại Hoá. Loại đất này thích hợp với trồng lúa.
4) Đất phù sa không được bồi hàng năm chua, glây mạnh: 629,46 ha chiếm 3,09% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Liên Trung, Quế Nham, Phúc Hoà thích hợp trồng lúa.
5) Đất phù sa ngập nước quanh năm glây mạnh: 1.079,14 ha chiếm 5,30%
diện tích tự nhiên, phân bố tại các xã Quế Nham, Việt Lập, Liên Chung, Phúc Hoà.
Thích hợp cho việc trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.
6) Đất phù sa có sản phẩm feralit: 695,85 ha chiếm 3,42% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu thuộc địa phận xã Lam Cốt, Song Vân, Phúc Sơn, Phúc Hoà. Đất có thể trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
7) Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền cơ giới nặng: 7.637,98 ha chiếm 37,94% diện tích.... thích hợp trồng cây công
nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả.
8)Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralit trên nền thành phần cơ giới trung bình: 1.310,72 ha chiếm 6,43%. Phân bố ở các xã Lam Cốt, Ngọc Thiện, Ngọc Châu, Nhã Nam, Liên Sơn, Đại Hoá.... Vùng này thích hợp với cây công nghiệp và cây lương thực.
9) Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit: 869,32 ha chiếm 4,27%, phân bố chủ yếu ở các xã Lan Giới, Nhã Nam, Liên Sơn, An Dương.... Đất này thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
10) Đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic: 1.264,47 ha chiếm 6,21%, phân bố chủ yếu ở các xã Quế Nham, Việt Lập, Cao Thượng, Tân Trung, An Dương,... phù hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
11) Đất feralit biến đổi do trồng lúa: 166,34 ha chiếm 0,82%. Phân bố ở các xã Phúc Hoà, Tân Chung, Quế Nham..., thích hợp trồng cây lương thực và cây công nghiệp.
12) Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: 1.732,77 ha chiếm 8,51%. Phân bố ở các xã Việt Ngọc, Song Vân, Ngọc Lý, Ngọc Thiện....
13) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét: 558,21 ha chiếm 2,74%. Phân bố ở xã Việt Lập. Vùng này trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.
14) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy: 518,22 ha chiếm 2,54%. Phân bố ở các xã Phúc Hoà, Việt Lập, Liên Chung....
15) Đất feralit nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy đất mỏng:
635,53 ha chiếm 3,12%. Phân bố ở các xã Lan Giới, Tân Chung, Quế Nham, Cao Thượng. Có thể trồng cây lương thực, cây công nghiệp.
16) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên sa thạch cuội kết, răm kết: 201,25 ha chiếm 0,99%. Đất này thích hợp với cây lâm nghiệp
17) Đất feralit xói mòn mạnh: 1.146,5 ha chiếm 5,63%. Phân bố ở các xã Liên Chung, Hợp Đức, Phúc Sơn. Loại đất này hiện nay phần lớn là đất trống đồi núi trọc, có thể trồng cây lâm nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu
Tân Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một