Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất cây vụ đông
4.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây vụ đông huyện Tân Yên
4.3.2. Một số giải pháp phát triển triển sản xuất cây vụ Đông trên địa bàn huyện Tân Yên 78 Phần 5. Kết luận và kiến nghị
4.3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư phát triển sản xuất cây vụ Đông Trong những năm tới, huyện cần tiếp tục triển khai, vận dụng một số chính sách sau:
- Về tài chính:
+ Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây vụ Đông nói riêng. Huyện cần tăng cường đầu tư vồn cho phù hợp với yêu cầu, vừa để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung, cây vụ Đông nói riêng, vừa là để xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho nông nghiệp.
+ Huy động mọi nguồn đóng góp của dân, vốn tự có của các doanh nghiệp, đồng thời quản lý có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cây vụ Đông của địa phương.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá một số giống mới theo chủ trương của Tỉnh, Huyện và trợ giá giống mới ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với các sản phẩm hàng hoá chiến lược của Tỉnh, Huyện.
+ Tiếp tục thực hiện chính sách về hỗ trợ cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và cây vụ Đông; xây dựng các mô hình công nghệ cao, cánh đồng mẫu lớn.
+ Thực hiện triệt để các chính sách về tài chính tín dụng hiện hành như chính sách trợ giá, trợ cước, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để phát triển các sản phẩm chiến lược, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách hỗ trợ rủi ro...
- Về đất đai:
+ Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng các diện tích đất có lợi thế và các điều kiện thổ nhưỡng tốt để phát triển sản xuất cây vụ Đông hiệu quả. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại; các nội dung của Luật đất đai mới, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất và tạo cơ sở pháp lý bền vững để người nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa, tạo ô thửa lớn, hình thành sản cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, đưa cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuận lợi, tạo ra lượng hang hóa lớn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Đồng thời có thể để nông dân tự đứng lên thuê lại đất của nhau để tạo ra diện tích lớn hoặc doanh nghiệp có thể vào thuê đất của hộ nông dân, hoặc doanh nghiệp và nông dân liên kết sản xuất với hình thức góp đất, góp vốn. HTX sản xuất nông nghiệp đứng ra thuê đất của nông dân hoặc chính quyền địa phương.
- Thực hiện chính sách tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất cây vụ
Đông, trong đó chú ý tăng tỷ lệ đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất cây vụ Đông. Trong đầu tư phải coi trọng việc gắn đầu tư với quy hoạch, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất cây vụ Đông theo hướng sản xuất hàng hoá, không có quy hoạch không phê duyệt đầu tư, có vậy mới quản lý được quy hoạch; khuyến khích các thành phần kinh tế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông. Tiếp tục làm tốt việc các cấp, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ các sản phẩm cây vụ Đông cho nông dân.
- Về thu hút doanh nghiệp:
Có chính sách thu hút đâu tư đối với các doanh nghiệp vào địa bàn, như đầu tư mô hình sản xuất ra quả công nghệ cao, vùng sảng xuất tập trung. Thu mua, chế biến sản phẩm vụ đông. Tập trung đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật trong khâu bảo quản, chế biến các sản phẩm cây vụ Đông. Áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch có quy mô hợp lý, có công nghệ tiên tiến như xây dựng các kho lạnh đạt tiêu chuẩn để bảo quản sản phẩm.
- Về cơ sở hạ tầng:
Có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây vụ đông nói riêng. Các yếu tố quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống chợ…Đẩy mạnh việc nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây vụ đông theo hướng hàng hoá chất lượng cao.
Huy động mọi nguồn đóng góp của dân, vốn tự có của các doanh nghiệp, đồng thời quản lý có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất cây vụ Đông của địa phương.
4.3.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất vụ Đông
Xuất phát từ đặc điểm về tự nhiên của huyện Tân Yên, phát triển cây vụ Đông đã và đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, đó là: đa dạng về chủng loại, không tập trung thành vùng, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, muốn tăng khối lượng, chất lượng nông sản hàng hoá cây vụ Đông cho thị trường phải quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất với việc lựa chọn các cây trồng vụ đông thích hợp, để phát huy tối đã về năng xuất, chất lượng sản phẩm.
Bảng 4.18. Dự kiến diện tích cây vụ Đông chủ yếu huyện Tân Yên đến năm 2020
Lạc Ngô Ngọt Khoai tây Dưa các loại Bí các loại Hành tỏi Ớt Rau xanh
Cây vụ đông khác Tổng
Nguồn: UBND huyện Tân Yên (2015 Dựa vào các tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế của huyện, sử dụng đất đai có hiệu quả, định hướng phát triển các cây trồng hàng hoá chủ lực nhưng vẫn coi trọng sản xuất cây lương thực, ra màu, củ quả.
Sản xuất vụ Đông phát triển sẽ tạo ra các vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung cung cấp cho công nghiệp chế biến, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, gắn kết giữa sản xuất và chế biến trong nông - lâm nghiệp, thuỷ sản và đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Trên cơ sở thâm canh trong sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất các loại cây trồng vụ Đông tạo điều kiện để giải quyết thêm việc làm cho lao động của huyện, góp phần giảm được tỷ trọng người chưa có việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nông dân nhằm thực hiện sự công bằng xã hội.
Những nguyên tắc lựa chọn cây trồng và quy vùng sản xuất cây vụ Đông cần dựa trên 2 căn cứ: lợi thế sản xuất và khả năng thị trường của sản phẩm nhằm khai thác lợi thế của mỗi vùng, mỗi xã về cây trồng vụ Đông trên cơ sở bảo đảm quy mô sản phẩm hàng hoá trao đổi phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Mặt khác phải nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và khả năng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá để sao cho khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mỗi mỗi vùng, mỗi xã đạt được hiệu quả kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch vùng sản xuất và bố trí cây trồng vụ Đông cần chú ý vào những vấn đề sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ Đông theo hướng kinh tế hàng hoá, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá sản xuất cây vụ Đông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vụ Đông phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thị trường và người tiêu dùng.
- Cây trồng vụ Đông được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và môi trường, phải phù hợp với khả năng canh tác của từng địa phương, có vai trò quyết định trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Lựa chọn cơ cấu cây vụ Đông để sản xuất hàng hoá hợp lý, chú trọng ưu tiên tập đoàn cây trồng cho sản phẩm đã có thị trường, thị trường truyền thống, và dễ tìm kiếm để mở rộng thj trường, từ đó có thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm vụ Đông ổn định và với số lượng lớn.
- Căn cứ và điều kiện sinh thái trên đồng ruộng của nông hộ, khả năng về vốn, lao động và cơ sở vật chất, hạ tầng…, trên cơ sở quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất, lựa chọn tập đoàn cây trồng vụ đông phù hợp bố trí vào từng công thức luân canh trên từng loại đất của nông hộ cho phù hợp với quy hoạch chung thống nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản) gấp gần 3 lần giá trị sản xuất của ngành đạt được hiện nay, góp phần tăng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện và tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp từ 110 -120 triệu đồng/ha dự kiến đến năm 2020 giá trị 1ha đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt 135 triệu đồng/ha, làm cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nâng lên đáng kể.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và quy hoạch sử dụng đất của huyện Tân Yên đến năm 2017 đề tài dự kiến quy mô diện tích một số cây vụ Đông của huyện tại (Bảng 4.23). Huyện hình thành thành 3 vùng sản xuất cây vụ Đông trọng điểm:
Vùng phía tây gồm các xã: Phúc Sơn, Lam Cốt, Đại Hóa, Quang Tiến, An Dương tập trung sản xuất các loại cây rau màu chế biến đem lại hiệu quả kinh tế cao; vùng phía nam gồm các xã Cao Xá, Ngọc Thiện, Ngọc Vân và vùng phía Bắc gồm các xã: Liên Chung, Việt Lập, Quế Nham tập trung phát triển cây chủ lực hành, tỏi.
4.3.2.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, bao gồm cả cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, cán bộ khuyến nông, cán bộ hội nông
dân, phụ nữ...từ huyện, xã đến thôn; có kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm giúp cho cán bộ, địa phương có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ tư vấn, triển khai các hoạt động nhằm phát triển sản xuất cây vụ Đông hiệu quả.
Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn, khuyến nông để đáp ứng nhu cầu trong việc định hướng, chuyển giao kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cây vụ Đông.
Củng cố kiện toàn tổ chức, bổ sung chính sách đối với khuyến nông huyện để nâng cao hiệu lực của công tác khuyến nông đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cây vụ Đông nói riêng.
4.3.2.4. Nâng cao nhận thức của các hộ nông dân
Xuất phát từ những nhận định, đánh giá nêu ở trên, đó là hiện có một bộ phận không nhỏ các hộ nông dân, thậm trí cán bộ các thôn chưa nhận thức đầy đủ vị trí, giá trị to lớn của sản xuất vụ Đông mang lại trong việcgiải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của hộ. Quan điểm này dẫn đến vụ Đông vẫn chưa nhận được sự đầu tư thoả đáng cả về vật chất và công sức của các hộ vào sản xuất. Giải pháp tốt nhất cho vấn đề này theo chúng tôi là cần phát huy vai trò của công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân của các tổ chức đoàn thể trong xã, đến thôn để nông dân hiểu được; đồng thời lồng ghép nội dung phát triển sản xuất vụ Đông của gia đình hội viên vào các phong trào hoạt động và trong sinh hoạt của các tổ chức chi hội ở các thôn, xóm.
Ngoài việc tuyên truyền vận động các hội viên phát triển sản xuất vụ Đông của các tổ chức đoàn thể, chính quyền các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan khuyến nông để tổ chức các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn để các hộ có thể trao đổi học tập kinh nghiệm thực tế tại địa phương. Sự thành công của những mô hình mẫu này có ý nghĩa hết sức quan trọng tác động vào trực quan của người nông dân, nhanh chóng làm thay đổi quan niệm cũng như nhận thức của người dân.
4.3.2.5. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất vụ Đông
Trên cơ sở của việc đề xuất giải pháp này đạt hiệu quả; chúng tôi nhận thấy, hiện nay việc đầu tư cho cây vụ Đông của các hộ hầu hết chưa đảm bảo theo quy trình kỹ thuật. Nghiên cứu ở trên đã xác định, đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất cây vụ Đông của huyện chưa cao.
Trước hết hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật của cơ quan
khuyến nông cần được đổi mới theo hướng trực tiếp tại chỗ, hội nghị đầu bờ; đồng thời ngoài việc trang bị kỹ thuật trồng, chăm sóc, các cơ quan nhà nước cần cung cấp thông tin để người sản xuất nhận biết được họ phải nắm những gì cốt lõi trong quy trình kỹ thuật, cần chuẩn bị gì để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, khi áp dụng trong tương lai sẽ đem lại những lợi ích gì cho họ và cuối cùng thu nhập của họ sẽ thay đổi như thế nào. Ngoài ra các hộ cần được trang bị những kiến thức cơ bản để hạch toán kinh tế. Như vậy các hộ không chỉ được hướng dẫn kỹ thuật thâm canh mà còn được tiếp thêm động lực, tự tin để áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 4.19. Kế hoạch chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất vụ Đông (bình quân 1 năm trong giai đoạn 2015 - 2020)
Nội dung
- Lạc - Ngô ngọt - Khoai tây - Dưa các loại - Bí các loại - Hành tỏi - ớt
- Rau xanh
-Cây vụ đông khác
Nguồn: UBND huyện Tân Yên (2015) Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn nói chung và cây vụ Đông nói riêng. Khuyến khích tạo điều kiện cho các cơ sở và các nhà khoa học trong và ngoài nước liên doanh liên kết với các địa phương, đơn vị, cơ sở của Tỉnh, Huyện trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn đặc biệt quan tâm đến cây vụ Đông.
Chủ động tích các trong việc chống hạn và xây dựng lịch bơm, dẫn nước tưới phục vụ sản xuất, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống thiên tai, dịch bệnh … làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát và dự báo dịch bệnh từ đó đã
phát hiện và chỉ đạo phòng chống kịp thời, hiệu quả các đối tượng dịch bệnh, không để lây lan vì vậy đã hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Về hình thức đưa thông tin khoa học đến các hộ. Theo điều tra của đề tài các hình thức phổ biến khoa học kỹ thuật được các hộ ưa thích bao gồm phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng (46,67%), xây dựng các mô hình trình diễn (28,88%) và tổ chức lớp tập huấn (25,56%). Theo chúng tôi đây là những hình thức mang lại hiệu qủa nhất do gần gũi và dễ tiếp thu với người trồng cây vụ Đông.
4.3.2.6. Tăng cường liên kết trong phát triển sản xuất cây vụ Đông
Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và sản xuất cây vụ Đông nói riêng thì việc tăng cường trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông). Đây cũng là định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện trong tời gian tới, cụ thể như sau:
- Nhà nước và chính quyền các cấp cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng để xử lý các vi phạm xảy ra trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông ghiệp và vụ Đông. Cần có định hướng rõ ràng với một số sản phẩm cây vụ Đông, thị trường đầu vào đầu ra gắn sản xuất với tiêu thụ. Bên cạnh đó cơ quan chức năng cần chỉ đạo sản xuất theo quy hoạch, đảm bảo sản xuất phải tiêu thụ được sản phẩm cho người nông dân. Nhà nước chủ động tham gia như là tác nhân quan trọng, định hướng trong việc thực hiện các nội dung của phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là cầu nối giữa các tác nhân trong việc hỗ trợ, trợ giúp nông dân.
-Nhà khoa học: Sản xuất cây vụ Đông chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết, thời vụ, sâu bệnh, hơn nữa việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cũng khó khăn làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, do vậy các nhà khoa học cần có các nghiên cứu nâng cao chất lượng về giống, phương thức sản xuất, KHKT và máy móc phục vụ sản xuất.
- Nhà nông: Trên địa bàn huyện hiện nay sản xuất cây vụ Đông còn manh mún, quy mô sản xuất còn nhỏ, việc thâm canh, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế … vì vậy cần tập huấn nâng cao trình độ, nhân thức, tăng cường công tác trao đổi học tập kinh nghiệp áp dụng vào sản xuất.
- Nhà doanh nghiệp: Cần làm tốt việc đầu tư hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất, định hướng tốt cho nông dân sản xuất bằng giống gì, loại sản phẩm, diện tích cho phù hợp với nhu cầu chế biến tiêu thụ…