Đánh giá tính kháng nấm phấn trắng trong kiện đồng ruộng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bệnh phấn trắng hại bầu bí tại hải dương (Trang 31 - 36)

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5.4 Đánh giá tính kháng nấm phấn trắng trong kiện đồng ruộng

• Ruộng thí nghiệm gồm 23 giống dưa chuột do Bộ môn Rau hoa quả - cảnh quan trồng tại Khoa Nông học.

• Điều tra:

+Đánh dấu tất cả các cây trong ruộng thí nghiệm.

+Điều tra định kỳ 1 tuần 1 lần từ giai đoạn cây con đến thu hoạch.

+Đánh giá tất cả các cây.

• Chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ bệnh và cấp bệnh trung bình theo thang phân cấp như sau:

Cấp 0: Lá khoẻ

Cấp 1: Diện tích vết bệnh chiếm 1-10% diện tích lá Cấp 2: Diện tích vết bệnh chiếm 11-30% diện tích lá Cấp 3: Diện tích vết bệnh chiếm 31-50% diện tích lá Cấp 4: Diện tích vết bệnh chiếm 51-75% diện tích lá Cấp 5: Diện tích vết bệnh chiếm >75% diện tích lá

Các giống điều tra có tỷ lệ bệnh thấp hoặc tỷ lệ cấp độ bệnh trung bình thấp được xem là kháng hơn.

19

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc hóa học để phòng trừ bệnh nấm phấn trắng trên bầu bí. Để đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học đối với nấm phấn trắng trên bầu bí chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 3 loại thuốc hóa học sử dụng là: Bellkute 10WP, Sumieight 12.5 WP, Anvil 5SC.

Nguồn bệnh: được lấy trên lá bí đỏ có triệu chứng bệnh phấn trắng điển hình (từ cấp 3 trở lên) được thu ở Hải Dương.

Giống cây lây nhiễm: Dưa chuột DT01 được gieo mỗi chậu 1 cây, mỗi công thức gieo 10 cây. Giai đoạn 2 -3 lá thật được phun thuốc phòng theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đó để khô bề mặt lá, rồi tiến hành lây nhiễm bằng cách dùng tay búng vào lá bị nhiễm bệnh để bột bào tử từ lá bệnh bay ra và rơi xuống lá cây lây nhiễm rồi theo dõi triệu chứng vào 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm (Thomas, 2005).

Nồng độ/ loại thuốc: Nồng độ khuyến cáo.

Số lần nhắc lại: 3 Chỉ tiêu theo dõi:

- Hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc hóa học thử nghiệm sau phun 3, 6, 9 ngày (%).

Hiệu lực thuốc trong phòng thí nghiệm được tính theo công thức Abbott:

HLT(%)=

Trong đó:

C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng

T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và chương trình IRRISTAT 4.03B.

3.5.6. Thí nghiệm đánh giá khả năng tạo tính kháng tập nhiễm chống phấn trắng trên bầu bí

Vật liệu:

Cây: dưa chuột (giống ) và bí ngô (giống)

Hóa chất: Bion 50WG, Dufulin 30% WP

Bion50WG có hoạt chất là acybenzolar-S-methyl (BTH), một chất kích kháng tạo tính kháng tập nhiễm hệ thống thực sự.

Dufulin đã được chứng minh gần đây là một hợp chất có khả năng khởi động tính kháng tập nhiễm hệ thống (Systemic Accquired Resistance, SAR) của cây thuốc lá kháng lại TMV và cây lúa kháng lại virus lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV). Năm 2012, hợp chất này đã được chính phủ Trung Quốc cho phép sử dụng làm chất kích kháng trên cây lúa để chống bệnh lúa lùn sọc đen.

Chúng tôi đã sử dụng 2 hóa chất là Dufulin và Bion 50WG để thí nghiệm trên 2 cây là dưa chuột và bí ngô.

3.5.6.1. Kh năng phòng chng bnh phn trng bng x lý cht kích kháng trên ht ging các nng độ khác nhau

Hạt giống sạch được ngâm trong dung dịch thuốc ở nồng độ khác nhau trong 12 giờ. Hạt sau khi xử lý được gieo trong chậu, 10 cây/chậu, 3 lần nhắc lại.

Cây được xắp xếp theo RCBD. Cây con (2 lá thật) được lây nhiễm bằng búng bào tử nấm. Cây thí nghiệm được đánh giá mức độ nhiễm bệnh sau 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm. Tính tỷ lệ bệnh và cấp bệnh trung bình theo thang 8 cấp (Zhang, 2011):

Cấp Mô tả triệu chứng

0 Không có triệu chứng

1 0-1% lá hoặc thân bị bao phủ sợi nấm

2 1-3% nấm bao phủ

3 3-5% nấm bao phủ

4 5-10% nấm bao phủ

5 10-20% nấm bao phủ

6 20-30% nấm bao phủ

7 30-40% nấm bao phủ

8 > 40% nấm bao phủ với vùng lá bị chết hoại rộng Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức:

CT1: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 25ppm a.i CT2: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 50ppm a.i CT3: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i CT4: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 100ppm a.i

CT5: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 100ppm a.i

CT6: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 200ppm a.i

CT7: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i

CT8: Ngâm hạt giống sạch bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 500ppm a.i

CT9: Đối chứng ngâm hạt giống sạch trong nước sạch.

3.5.6.2. Kh năng phòng chng bnh phn trng bng x lý cht kích kháng trên ht ging thi gian x lý khác nhau

Hạt giống bí ngô và dưa chuột sạch được ngâm trong dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i và Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i với thời gian ngâm là 6 giờ, 12 giờ và 24 giờ. Hạt sau khi xử lý được gieo trong chậu, 10 cây/chậu, 3 lần nhắc lại. Cây được xắp xếp theo RCBD. Cây con (2 lá thật) được lây nhiễm bằng búng bào tử nấm. Cây thí nghiệm được đánh giá mức độ nhiễm bệnh sau 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm. Tính Tỷ lệ bệnh và cấp bệnh trung bình theo thang 8 cấp (Zhang, 2011).

Thí nghiệm được tiến hành với 7 công thức:

CT1: Ngâm hạt giống sạch trong 6 giờ bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i

CT2: Ngâm hạt giống sạch trong 12 giờ bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i

CT3: Ngâm hạt giống sạch trong 24 giờ bằng dung dịch thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i

CT4: Ngâm hạt giống sạch trong 6 giờ bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i

CT5: Ngâm hạt giống sạch trong 12 giờ bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i

CT6: Ngâm hạt giống sạch trong 24 giờ bằng dung dịch thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i

CT7: Đối chứng ngâm hạt giống sạch trong nước sạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bệnh phấn trắng hại bầu bí tại hải dương (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w