Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4 Đánh giá khả năng ức chế bệnh phấn trắng bằng thuốc kích kháng
4.4.1 Thí nghiệm phòng chống bệnh phấn trắng bằng thuốc kích kháng
Hiện nay, thuốc Bion50WG (hoạt chất là acybenzolar-S-methyl, BTH), một thuốc kích kháng thực vật thực sự, đã được đăng ký tại Việt Nam để phòng nhiều bệnh do các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm sinh dưỡng gây ra.
Gần đây, thuốc Dufulin, một α-aminophosphonate [(O, O’-Diethyl-α-(4- methylbenzothiazole-2-ylamino)-(2-fluorophenyl)phosphonate] đã được chứng minh gần đây là một hợp chất có khả năng khởi động tính kháng tập nhiễm hệ thống (Systemic Accquired Resistance, SAR) của cây thuốc lá kháng lại TMV và cây lúa kháng lại virus lùn sọc đen phương Nam (SRBSDV). Năm 2012, hợp chất này đã được chính phủ Trung Quốc cho phép sử dụng làm chất kích kháng trên
cây lúa để chống bệnh lúa lùn sọc đen (Chen et al., 2012; Wang et al., 2014).
Tính kháng tập nhiễm hệ thống SAR đã được biết có thể hình thành trên cây trồng chống cả bệnh virus bằng xử lý một số chất kích kháng như Dufulin và BION (phần tổng quan) nên mục tiêu của phần nghiên cứu này là tìm hiểu xem tính kháng SAR liệu có hình thành trên cây họ bầu bí để chống lại nấm phấn trắng hay không.
Chúng tôi đã sử dụng 2 hóa chất là Dufulin 30% WP và BION 50WG để thí nghiệm trên 2 cây là dưa chuột giống và bí ngô giống.
4.4.1.1. Khả năng ức chế bệnh phấn trắng bằng xử lý thuốc kích kháng trên hạt giống ở các nồng độ khác nhau
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của 2 loại thuốc kích kháng trên đến sự hình thành tính kháng trên dưa chuột và bí ngô ở các nồng độ khác nhau chúng tôi tiến thí nghiệm xử lý hạt giống trước khi gieo trong dung dịch thuốc như sau:
Hạt giống thí nghiệm là: Dưa chuột DT01 và bí đỏ Goldstar 998 sạch.
Thuốc thí nghiệm là hai loại thuốc kích kháng Bion và Dufulin ở các nồng độ: Bion 25ppm a.i, Bion 50ppm a.i, Bion 75ppm a.i, Bion 100ppm a.i; Dufulin 100ppm a.i, Dufulin 200ppm a.i, Dufulin 300ppm a.i, Dufulin 500ppm a.i; Đối chứng ngâm hạt giống sạch trong nước sạch.
Hạt được ngâm trong dung dịch thuốc ở nồng độ khác nhau trong 12 giờ.
Hạt sau khi xử lý được gieo trong chậu, 10 cây/chậu, 3 lần nhắc lại.
Cây con (2 lá thật) được lây nhiễm bằng búng bào tử nấm. Cây thí nghiệm được đánh giá mức độ nhiễm bệnh sau 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm.
Kết quả thể hiện ở bảng 4.11 và 4.12, hình 5.16.
Trên dưa chuột (Bảng 4.11):
Xử lý ngâm hạt giống dưa chuột bằng thuốc Bion ở nồng độ 100ppm a.i cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 23.3%, cấp bệnh trung bình 1.5). Trái lại, xử lý ở nồng độ 25ppm a.i cho hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 93.3%, cấp bệnh trung bình 4.1).
Xử lý ngâm hạt giống bằng thuốc Dufulin trên dưa chuột ở nồng độ 500ppm a.i cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 50%, cấp bệnh trung bình 1.1). Xử lý thuốc ở nồng độ 100ppm a.i cho hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngay: tỷ lệ bệnh 100%, cấp bệnh trung bình 3.8).
Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả của xử lý hạt giống bằng chất
kích kháng ở các nồng độ trong phòng chống bệnh phấn trắng hại dưa chuột
Nồng đô Thuốc
(ppm a.i.)
25
Bion 50
75 100 100
Dufulin 200
300 500 Đối chứng (nước) Ngâm nước
40
Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả của xử lý hạt giống bằng chất kích kháng ở các nồng độ trong phòng chống bệnh phấn trắng hại bí ngô
Nồng độ
Thuốc
(ppm a.i.)
25
Bion 50
75 100 100
Dufulin 200
300 500
Đối chứng (nước) Ngâm nước
41
Trên bí ngô (Bảng 4.12):
Nhìn chung trên bí ngô, kết quả cũng tượng tự như trên dưa chuột. Tuy nhiên mức độ kháng của cây bí ngô được xử lý thuốc đều kém hơn so với dưa chuột. Sau lây nhiễm 6 ngày, tất cả các cây bí ngô đều nhiễm bệnh và cấp bệnh trung bình nhìn chung cao hơn so với dưa chuột tại cùng thời điểm đánh giá.
A B C
Hình 4.8. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của xử lý hạt giống bằng thuốc kích kháng ở các nồng độ trong phòng chống bệnh phấn trắng hại bầu bí (A - Ngâm hạt giống trong dung dịch Bion, B - ngâm hạt giống trong
dung dịch Dufulin, C - cây con được gieo vào bầu)
4.4.1.2. Khả năng ức chế bệnh phấn trắng bằng xử lý thuốc kích kháng trên hạt giống ở thời gian xử lý khác nhau
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của 2 loại thuốc kích kháng trên đến sự hình thành tính kháng trên dưa chuột và bí ngô ở thời gian xử lý hạt giống khác nhau chúng tôi tiến thí nghiệm xử lý hạt giống trước khi gieo trong dung dịch thuốc như sau:
Hạt giống thí nghiệm là: Dưa chuột DT01 và bí đỏ Goldstar 998 sạch.
Thuốc thí nghiệm là hai loại thuốc kích kháng Bion và Dufulin ở các nồng độ: Bion 75ppm a.i và Dufulin 300ppm a.i, Đối chứng ngâm hạt giống sạch trong nước sạch.
Hạt được ngâm trong dung dịch thuốc ở thời gian khác nhau là 6, 12, 24 giờ. Hạt sau khi xử lý được gieo trong chậu, 10 cây/chậu, 3 lần nhắc lại.
Cây con (2 lá thật) được lây nhiễm bằng búng bào tử nấm. Cây thí nghiệm được đánh giá mức độ nhiễm bệnh sau 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm.
Kết quả thể hiện ở bảng 4.13 và 4.14, hình 4.9.
Bảng 4.13. Đánh giá khả năng phòng chống bệnh phấn trắng dưa chuột bằng xử lý chất kích kháng trên hạt giống ở thời gian xử lý khác nhau
Thời gian Thuốc
ngâm hạt (giờ)
6
Bion 12
(75 ppm a.i)
24 6 Dufulin
(300 ppm a.i) 12
24
Đối chứng (nước) Nước
43
Bảng 4.14. Đánh giá khả năng phòng chống bệnh phấn trắng bí ngô bằng xử lý chất kích kháng trên hạt giống ở thời gian xử lý khác nhau
Thời gian Thuốc
ngâm hạt (giờ)
6
Bion 12
(75 ppm a.i)
24 6 Dufulin
( 300 ppm a.i) 12
24
Đối chứng (nước) Nước
44
Hình 4.9. Thí nghiệm đánh giá khả năng phòng chống bệnh phấn trắng dưa bằng xử lý thuốc kích kháng trên hạt giống ở thời gian xử lý khác nhau
Nhận xét:
Kết quả thí nghiệm cho thất cả 2 thuốc đều có khả năng kích thích cây dưa chuột giống DT01 và cây bí ngô Goldstar 998 giống kháng bệnh phấn trắng. Tuy nhiên hiệu quả ức chế bệnh phụ thuộc thời gian xử lý và loài cây.
Trên dưa chuột (Bảng 4.13):
Xử lý ngâm hạt giống dưa chuột bằng thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i trong thời gian 12 giờ cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 23.3%, cấp bệnh trung bình 1.5). Trái lại, xử lý trong thời gian 24 giờ cho hiệu quả hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 90%, cấp bệnh trung bình 2.9).
Xử lý ngâm hạt giống dưa chuột bằng thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i trong thời gian 12 giờ cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 100%, cấp bệnh trung bình 3.7). Trái lại, xử lý trong thời gian 24 giờ cho hiệu quả hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 100%, cấp bệnh trung bình 5.1).
Trên bí ngô (Bảng 4.14):
Nhìn chung trên bí ngô, kết quả cũng tượng tự như trên dưa chuột. Tuy nhiên mức độ kháng của cây bí ngô được xử lý thuốc đều kém hơn so với dưa chuột. Sau lây nhiễm 6 ngày, tất cả các cây bí ngô đều nhiễm bệnh và cấp bệnh trung bình nhìn chung cao hơn so với dưa chuột tại cùng thời điểm đánh giá.
4.4.1.3. Khả năng ức chế bệnh phấn trắng của thuốc kích kháng khi kết hợp xử lý hạt giống và phun trên cây con
Nhằm so sánh khả năng phòng chống bệnh phấn trắng của thuốc kích kháng giữa xử lý hạt giống và phun trên cây con chúng tôi tiến thí nghiệm xử lý hạt giống trước khi gieo trong dung dịch thuốc như sau:
Hạt giống thí nghiệm là: Dưa chuột DT01 và bí đỏ Goldstar 998 sạch.
Thuốc thí nghiệm là: Thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i và Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i được dùng để ngâm hạt giống bí ngô, dưa chuột sạch trong 12 giờ và phun lên cây con (đã được 2 lá thật). Hạt sau khi xử lý được gieo trong chậu, 10 cây/chậu, 3 lần nhắc lại.
Cây con (2 lá thật) được lây nhiễm bằng búng bào tử nấm. Cây thí nghiệm được đánh giá mức độ nhiễm bệnh sau 3, 6, 9 ngày sau lây nhiễm.
Số cây theo dõi: n = 10, 3 lần nhắc lại, RCBD, phun ướt lá, lây nhiễm sau 3 ngày phun.
Kết quả thể hiện ở bảng 4.15 và 4.16, hình 4.10.
Nhận xét:
Trên dưa chuột (Bảng 4.13):
Xử lý ngâm hạt giống dưa chuột bằng thuốc Bion ở nồng độ 75ppm a.i trong thời gian 12 giờ kết hợp phun cây con cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 13.3%, cấp bệnh trung bình 1.1). Trái lại, biện pháp xử lý hạt trong thời gian 12 giờ cho hiệu quả hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 40.0%, cấp bệnh trung bình 1.5).
Tương tự vậy, xử lý ngâm hạt giống dưa chuột bằng thuốc Dufulin ở nồng độ 300ppm a.i trong thời gian 12 giờ kết hợp phun cây con cho hiệu quả cao nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 23.3%, cấp bệnh trung bình 1.7). Trái lại, biện pháp xử lý hạt trong thời gian 12 giờ cho hiệu quả hiệu quả thấp nhất (sau lây nhiễm 9 ngày: tỷ lệ bệnh 100%, cấp bệnh trung bình 3.7).
Bảng 4.15. Khả năng ức chế bệnh phấn trắng của chất kích kháng khi kết hợp xử lý hạt giống và phun trên cây con dưa chuột
Công thức
Bion (75 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ) Bion (75 ppm a.i, phun cây con)
Bion (75 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ +phun cây con) Dufulin (300 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ)
Dufulin (300 ppm a.i, phun cây con)
Dufulin (300 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ + phun cây con) Đối chứng (nước)
Bảng 4.16. So sánh khả năng phòng chống bệnh phấn trắng của chất kích kháng giữa xử lý hạt giống và phun trên cây con bí ngô
Thuốc
Bion (75 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ) Bion (75 ppm a.i, phun cây con)
Bion (75 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ +phun cây con) Dufulin (300 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ)
Dufulin (300 ppm a.i, phun cây con)
Dufulin (300 ppm a.i, xử lý hạt trong 12 giờ + phun cây con)
Đối chứng (nước)
Trên bí ngô (Bảng 4.14):
Nhìn chung trên bí ngô, kết quả cũng tượng tự như trên dưa chuột. Tuy nhiên mức độ kháng của cây bí ngô được xử lý thuốc đều kém hơn so với dưa chuột. Sau lây nhiễm 6 ngày, tất cả các cây bí ngô đều nhiễm bệnh và cấp bệnh trung bình nhìn chung cao hơn so với dưa chuột tại cùng thời điểm đánh giá.
Kết luận xử lý thuốc Bion nồng độ 75ppm a.i và Dufulin nồng độ 300 ppm a.i trên cây dưa chuột giống DT01 và cây bí ngô Goldstar 998 giống đều kích thích 2 giống hình thành tính kháng phấn trắng. Tuy nhiên hiệu quả ức chế bệnh bằng biện pháp xử lý hạt giống kết hợp phun cây con cho hiệu quả cao nhất. và thuốc Bion có hiệu quả cao hơn so với thuốc Dufulin.