4.1.1. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức 4.1.1.1. Chất lượng cán bộ công chức, viên chức theo trình độ học vấn
Tính đến 31/12/2018, biên chế tại Sở Công thương Phú Thọ và các cơ quan trực thuộc Sở Công thương mà đề tài nghiên cứu là 101 người. Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được thay đổi theo chiều hướng tích cực, điều này được thể hiện qua số liệu và bảng phân tích sau đây (xem bảng 4.1).
Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn lực theo trình độ học vấn tại Sở Công thương giai đoạn 2016 - 2018
Trình độ
Thạc sĩ Đại học Cao Đẳng Trung cấp
Tổng
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp (2018) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ hiểu biết, kỹ năng làm việc được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định thông qua văn bằng, chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được sau quá trình học tập. Tính đến ngày 31/12/2018, công
55
có thể đáp ứng, tiếp cận và đảm nhiệm được các nghiệp vụ của ngành.
Tuy vậy, khi triển khai công việc, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức vẫn bộc lộ một số bất cập như: chưa đủ kiến thức chuyên môn để giải quyết những lĩnh vực mới và các ngành đòi hỏi công nghệ thông tin. Trong tương lai, nhân sự đòi hỏi chuyên môn cao cần được chú trọng tuyển dụng, đào tạo thêm và sử dụng hợp lý để tránh lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan. Ngoài ra, hầu hết các vị trí công tác khác chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn trung cấp hoặc cao đẳng như văn thư, thủ quỹ, lưu trữ.
Theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ “về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp”, lao động không qua đào tạo là đội ngũ tạp vụ, bảo vệ (Chính phủ, 2000). Như vậy, Sở Công thương còn 9 người có trình độ cao đẳng cần được đào tạo trình độ đại học.
4.1.1.2. Chất lượng cán bộ công chức, viên chức theo trình độ lý luận chính trị:
(được thể hiện tại bảng 4.2 dưới đây).
Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn lực theo trình độ lý luận chính trị tại Sở Công thương giai đoạn 2016 - 2018
Trình
Năm 2016
Số độ
Cao cấp Trung
cấp Sơ cấp Tổng
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp (2018) Tính đến năm 2018 Sở Công thương có 68 người có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên chiếm 67,32%. Đây là những hạt nhân và là nòng cốt quan
56
tăng thêm những nòng cốt quan trọng cho toàn thể cơ quan.
Chất lượng cán bộ công chức, viên chức theo trình độ tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và trình độ quản lý Nhà nước tại Sở Công thương giai đoạn 2016 - 2018
Trình độ
Ngoại ngữ Tin học Chuyên viên chính Chuyên viên
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp (2018) 4.1.1.3. Chất lượng cán bộ công chức, viên chức theo trình độ ngoại ngữ, tin học
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng mở rộng và phát triển, yêu cầu đòi hỏi nhân lực có trình độ ngoại ngữ, tin học đủ để giao tiếp, phục vụ cho công việc ngày càng cao. Tính đến 31/12/2018 có 89,10% cán bộ công chức, viên chức có trình độ tin học; 65,34% có trình độ ngoại ngữ; 53,46% có trình độ quản lý nhà nước cấp chuyên viên (CV), 22,77% có trình độ quản lý nhà nước cấp chuyên viên chính (CVC). Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thì cần nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ và trình độ quản lý nhà nước.
Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được thể hiện qua đánh giá thi đua hàng năm. Hiện tại Sở Công thương Phú Thọ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức dựa trên báo cáo công việc hàng tháng. Hàng năm đều có báo cáo đánh giá công chức, viên chức, trong đó có nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc. Từ đó đánh giá, xếp loại được thành tích cũng như kết quả làm việc của đội ngũ công chức, viên chức.
4.1.2. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức,
57
một yếu tố rất quan trọng để đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Nhằm đánh giá được phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức viên chức tại Sở Công thương tỉnh Phú Thọ tác giả tiến hành điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương Phú Thọ, được thể hiện tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương tỉnh Phú Thọ
Đánh giá
1. Ý thức trách nhiệm trong công việc - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
2. Chấp hành nội quy, quy chế làm việc - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
3. Tinh thần đoàn kết - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
4. Phẩm chất đạo đức, lối sống - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
Nguồn: Kết quả điều tra (2018)
Qua bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ số đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương Phú Thọ phần lớn được đánh giá ở mức tốt đến rất tốt. Từ những ý kiến đánh giá trên tác giả rút ra một số nhận xét về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương Phú Thọ như sau:
- Về ý thức trách nhiệm trong công việc: Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đều có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, tận tụy và hoàn thành tốt công việc được giao; có 74,26% cán bộ công chức đánh giá ở mức độ ý thức tốt trở lên. Tuy nhiên vẫn còn một số ít cán bộ công chức có ý thức chưa tốt về ý thức làm việc (9,90%).
- Về chấp hành nội quy, quy chế làm việc: Có 79,20% số cán bộ công chức, viên chức có ý thức tốt trong việc chấp hành quy chế làm việc, đi làm đúng giờ, thực hiện tốt các quy chế ở cơ quan, không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn 8,91% ý kiến đánh giá về việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị chưa tốt.
-Về tinh thần đoàn kết: Tinh thần đoàn kết được đánh giá ở mức tốt và rất tốt là 67,32% cho thấy các cán bộ công chức viên chức có tinh thần đoàn kết khá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp cán bộ công chức, viên chức còn mất đoàn kết với đồng nghiệp (12,87%).
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có đạo đức, lối sống lành mạnh, thái độ lịch sự với đồng nghiệp và với người dân, giản dị, chan hòa với người xung quanh được đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt là 74,25%. Số lượng cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, lối sống chưa tốt tuy không nhiều nhưng vẫn xuất hiện tại cơ quan (4,95%).
Vấn đề nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương tỉnh Phú Thọ phần lớn có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt tuy nhiên vẫn có một bộ phận nhỏ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức chưa tốt. Đòi hỏi Sở Công thương tỉnh Phú Thọ phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, viên chức cơ quan.
4.1.3. Hoàn thiện kỹ năng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được thể hiện trong bảng 4.5 dưới đây:
Bảng 4.5. Đánh giá về kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương tỉnh Phú Thọ
Đánh giá
1. Kỹ năng thuyết trình - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
2. Kỹ năng giao tiếp - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
3. Kỹ năng phối hợp trong công tác - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
4. Kỹ năng viết báo cáo,soạn thảo văn bản - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
5. Kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
6. Kỹ năng tham mưu - Rất tốt
- Tốt
- Bình thường - Chưa tốt
60
Qua bảng 4.5 cho ta thấy kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương tỉnh Phú Thọ đa phần ở mức tốt trở lên, cụ thể: 57 người có kỹ năng thuyết trình từ tốt trở lên đạt 56,43%; 71 người có kỹ năng giao tiếp từ tốt trở lên đạt 70,30%; 78 người có kỹ năng phối hợp trong công tác tốt đạt 77,23%; 71 người có kỹ năng viết báo cáo và soạn thảo văn bản từ tốt trở lên chiếm 70,30%; 51 người có kỹ năng tổ chức hội nghị hội thảo tốt chiếm 50,49%;
69 người có kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo cấp trên tốt đạt 68,31%.
Số liệu trên cho ta thấy về tổng thể thì đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương Phú Thọ có kỹ năng công việc tốt đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phối hợp trong công tác. Nhưng còn một số kỹ năng đội ngũ cán bộ công chức còn chưa tốt như: kỹ năng thuyết trình (19 người có kỹ năng thuyết trình chưa tốt chiếm 18,81%) và kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo (20 người có kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo chưa tốt chiếm 19,80%).
Tóm lại, mặc dù lãnh đạo cơ quan đã quan tâm đến việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tuy nhiên cán bộ lãnh đạo nên quan tâm hơn đến những kỹ năng mà cán bộ công chức, viên chức còn yếu và mở những lớp bồi dưỡng chú trọng vào những kỹ năng đấy. Trong những năm tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu thực tế của công việc.
4.1.4. Nâng cao tinh thần, ý thức, thái độ làm việc và khả năng chịu áp lực công việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
4.1.4.1. Ý thức, thái độ làm việc
Đánh giá thái độ làm việc của lao động ở bất kỳ một hoàn cảnh, một lĩnh vực làm việc là một công việc khó, nhạy cảm, dễ gây tranh cãi, thậm chí có thể dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, khi đánh giá về thực trạng về thái độ làm việc, khả năng chịu áp lực công việc của đội ngũ công chức, viên chức cho thấy số người nghỉ làm do ốm đau hay vấn đề sức khỏe không nhiều, có 66,33% số lao động đảm bảo ngày làm việc liên tục (khoảng 67 người), có 19,80% (20 người) thỉnh thoảng vắng mặt có lý do.
Vấn đề kỷ luật giờ làm việc ở Sở Công thương còn nhiều bất cập, vấn đề đi làm muộn thường xuyên diễn ra, 12 người chiếm 11,88% với mức đi muộn từ 5 đến 10 phút. Tán gẫu trong giờ làm việc thường xuyên có 15 người chiếm
14,85%. Thỉnh thoảng tranh cãi với đồng nghiệp là 7 người chiếm 6,93%. Mục đích của cuộc khảo sát không đề cập nguyên nhân gây tranh cãi mà chỉ sử dụng tiêu chí này nhằm đánh giá thái độ, sự kiềm chế và văn hóa nơi làm việc của công chức, viên chức trong Sở Công thương. Số liệu điều tra cho thấy mức độ nghiêm túc trong khi làm việc của người công chức, viên chức chưa cao. Khi phân tích về thái độ của người công chức, viên chức trong công việc thể hiện thông qua hành vi của họ, tình trạng bỏ việc đi tán gẫu hoặc làm việc không tập trung vẫn tái diễn khá thường xuyên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cần khắc phục những hạn chế trong việc nghỉ làm, đi làm muộn, tán gẫu trong giờ làm việc, tranh cãi giữa các đồng nghiệp.
Bảng 4.6. Đánh giá về ký luật trong giờ làm việc của cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công thương Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018
Nội dung Đi làm muộn từ 5 đến 10 phút Tán gẫu trong giờ làm việc thường xuyên
Thỉnh thoảng tranh cãi với đồng nghiệp
Nguồn: Kết quả điều tra (2018)
4.1.4.2. Tinh thần và khả năng chịu áp lực công việc.
Tố chất này rất cần thiết để đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Thông qua bảng khảo sát dưới đây (thể hiện trong bảng 4.7).
Trong quá trình làm việc, có đến 1/2 số công chức, viên chức trong Sở Công thương đã rất sẵn sàng, nhiệt tình và cố gắng làm thêm giờ, nhận thêm việc và tự giải quyết khó khăn trong công việc. Dây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động không muốn tăng ca lên đến 9%, tỷ lệ không nhiệt tình khi nhận thêm công việc khác cũng là 11%, tỷ lệ không muốn tự giải quyết khi khó khăn trong công việc là 5% vẫn là trở ngại, đặc biệt đối với tổ chức hạn chế về số lượng người làm việc. Để trả lời câu hỏi tại sao công chức, viên chức thiếu sẵn sàng hay thiếu lòng nhiệt tình, tác giả đã phỏng vấn và kết quả là thiếu động lực làm việc do thu nhập không đảm bảo.
Trong hoàn cảnh đó, tập thể lãnh đạo, cấp ủy Sở Công thương thường xuyên quan tâm, giáo dục chính trị tư tưởng, lãnh đạo cán bộ viên chức đều phải chấp hành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khi thực thi công vụ, bên cạnh đó, tạo được động lực để người công chức, viên chức sẵn sàng tăng giờ, nhiệt tình khi nhận thêm việc, cố gắng giải quyết những khó khăn trong công việc.
. Bảng 4.7. Bảng khảo sát đánh giá áp lực công việc đối với cán bộ công chức, viên chức tại Sở Công Thương Phú Thọ
Nội dung
Yêu cầu làm tăng giờ
Yêu cầu nhận thêm việc (hợp chuyên môn)
Tự giải quyết khó khăn trong công việc
Nguồn: Kết quả điều tra (2018) 4.1.5. Nâng cao sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Định kỳ hàng năm Sở Công thương Phú Thọ đều tổ chức khám sức khỏe toàn thể cán bộ công chức viên chức, để cán bộ yên tâm công tác. Kết quả khám sức khỏe được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả khám sức khỏe của cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương giai đoạn 2016 - 2018
Loại sức khỏe
Rất tốt Tốt Trung bình
Yếu Tổng cộng
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp (2018) Sức khỏe, thể lực là yếu tố quan trọng đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Cán bộ công chức, viên chức dù có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nhưng không đảm bảo sức khỏe chắc chắc sẽ khiến khả năng làm việc và thực thi công vụ bị giảm sút. Có sức khỏe tốt sẽ đảm bảo cho cán bộ công chức, viên chức hoàn thành công việc với cường độ cao, khối lượng lớn, hiệu quả tốt. Để có được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có sức khỏe tốt phục vụ công tác đòi hỏi sự nỗ lực rèn luyện của mỗi cán bộ công chức.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ nói chung và Sở Công thương tỉnh Phú Thọ nói riêng những năm gần đây cũng có quan tâm đến sức khỏe của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh thể hiện ở việc tổ chức các hoạt động, phòng trào thể dục thể thao, đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh và giao lưu với các địa phương lân cận nhiều môn thể thao như: Bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, kéo co... góp phần nâng cao sức khỏe cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
Qua bảng 4.8 ta thấy sức khỏe và thể lực của đội ngũ công chức, viên chức ngày càng được cải thiện rõ rệt. 100% cán bộ công chức, viên chức có thể lực từ tốt trở lên. Với sức khỏe tốt đội ngũ công chức, viên chức Sở Công thương ngày càng thực hiện tốt công việc và nhiệm vụ được giao phó.
4.1.6. Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Phần lớn công chức,
64
năm Sở Công thương tỉnh Phú Thọ đã tiến hành đánh giá công chức hoàn thành nhiệm vụ ở các mức độ khác nhau.
Thực trạng về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương được thể hiện tại bảng 4.10 dưới đây:
Bảng 4.9. Cơ cấu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức tại Sở Công thương Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018
Mức độ hoàn thành
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm
vụ Tổng
Nguồn: Báo cáo đánh giá công chức, viên chức (2016 - 2018) Trong 3 năm qua, toàn bộ cán bộ công chức, viên chức của Sở Công thương đều hoàn thành nhiệm vụ được giao trở lên. Tỷ lệ hoàn thành xuất sắc công việc tăng dần qua các năm, từ 18,81% đến 21,78%. Tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng không đáng kể nên đòi hỏi công chức, viên chức của Sở Công thương phải sáng tạo chủ động hơn, phải có sáng kiến, cải tiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.