4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại sở công thương tỉnh Phú Thọ
4.3.1. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
- Việc khen thưởng, bình xét thi đua chưa đi vào thực chất, đánh giá đúng hiệu quả công tác, các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị làm việc. Rõ ràng việc xây dựng và thực hiện chính sách tạo động lực để nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức đang là vấn đề mà Sở Công thương quan tâm tìm giải pháp phù hợp.
-Việc áp dụng phương thức trả lương truyền thống mang tính bình quân, cào bằng và chế độ phụ cấp dàn trải. Trả lương không phân biệt giữa người làm nhiều và người làm ít, chưa dựa trên hiệu qủa công việc trong việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động, vì thế các hình thức khen thưởng chủ yếu cào bằng, không khách quan, bất công trong thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Công tác thi đua khen thưởng đôi khi chưa được làm kịp thời, việc kỷ luật các công chức, viên chức có sai phạm đôi khi còn nể nang, chưa mang tính răn đe.
- Môi trường làm việc của công chức, viên chức Sở Công thương Phú Thọ chưa thực sự tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức. Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, có những công chức, viên chức chưa có máy tính riêng để làm việc.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
4.3.1. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Quy hoạch cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về độ tuổi, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ công chức, viên chức phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; có bước điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ công chức, viên chức quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ công chức, viên chức trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn kế cận cán bộ công chức, viên chức chủ chốt và thay thế số cán bộ công chức, viên chức không đạt chuẩn.
Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá các vị trí quy hoạch để kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ công chức, viên chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện, không có triển vọng phát triển hoặc uy tín thấp qua lấy phiếu tín nhiệm hằng năm; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ công chức, viên chức có triển vọng phát triển.
Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của từng đơn vị hay bộ phận công tác của Sở Công thương một cách khoa học, đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cho từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng đơn vị và từng loại công chức, viên chức theo quy hoạch.
Cần tiến hành rà soát toàn bộ cán bộ công chức, viên chức của các đơn vị thuộc sở nhằm xác định các đối tượng đã đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn; các đơn vị nào thừa hay thiếu công chức, viên chức. Từ đó tiến hành tổ chức tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ công chức, viên chức nằm trong quy hoạch, dự nguồn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với cán bộ công chức, viên chức chưa đạt chuẩn theo quy định nhưng có tiềm năng phát triển cần được đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn theo quy định.
Sở Công thương cần thực hiện đúng quy trình quy hoạch cán bộ, thực hiện đúng quan điểm, nguyên tắc, phương châm theo Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX và Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị;
Hướng dẫn số 47 của Ban Tổ chức Trung ương. Quy hoạch phải được xây dựng dựa trên những định hướng phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở; Nghị quyết của Chi bộ đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở Công thương.
Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch: Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của các chức danh. Danh sách cán bộ công chức, viên chức đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch, danh sách cán bộ công chức, viên chức được phê duyệt đưa vào quy hoạch được công khai trong đảng ủy, chi bộ, đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ biết.
Đối với chức danh quản lý: Cán bộ công chức, viên chức trong quy hoạch là những đồng chí có triển vọng đảm nhận chức danh quy hoạch, do vậy, ở thời
điểm đưa vào quy hoạch không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch, mà cần được rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn của chức danh quy hoạch.
Quy hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức phải tác động vào các khâu, các yếu tố của quản lý cán bộ; quy hoạch phải góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.
Lãnh đạo Sở Công thương, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và bản thân công chức, viên chức của Sở Công thương cần nhận thức đúng về vai trò của công tác quy hoạch cán bộ. Quy hoạch là bản lề của các biện pháp khác trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Quy hoạch phải khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch.
Quy hoạch công chức, viên chức cần dự báo được quy mô phát triển của đơn vị trong thời gian tới, các vị trí việc làm, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm.
Quy hoạch cán bộ quản lý phải bảo đảm phương châm "mở". Một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh;
phải quy hoạch 2-3 người vào 01 chức danh; không quy hoạch 01 người cho 01 chức danh.
4.3.2. Tổ chức đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
- Tuyển chọn đội ngũ công chức, viên chức:
Khâu tuyển chọn đội ngũ công chức, viên chức rất quan trọng. Tuyển chọn là hoạt động xem xét, so sánh, lựa chọn công chức, viên chức có đủ năng lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu theo vị trí việc làm. Tuyển chọn tốt thì mới có được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có năng lực.
Tuyển chọn cần nhận biết những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực nào đã đạt so với yêu cầu vị trí việc làm, những năng lực nào còn hạn chế và có khả năng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng được tiêu chuẩn. Tuyển chọn đi đôi với công tác đánh giá, đánh giá chính xác, khách quan thì sẽ tuyển chọn đúng người.
Năm 2015, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện đề án
“Xác định vị trí việc làm và cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức”. Việc công nhận danh mục vị trí việc làm của Sở Công thương là cơ sở cho việc xác định biên chế cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn và làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức.
Căn cứ số lượng biên chế được giao, Sở Công thương tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Từ năm 2015 đến nay Sở Công thương áp dụng phương pháp tuyển dụng thông qua việc thành lập Hội đồng xét tuyển. Thông qua hồ sơ dự tuyển, hội đồng xem xét các tiêu chí về bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đặc biệt chú ý về trình độc chuyên môn phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Tiếp đó hội đồng sơ tuyển tổ chức phỏng vấn và kiểm tra về trình độ tin học đối với các thí sinh thông qua soạn thảo văn bản, khả năng tiếp cận các phần mềm nghiệp vụ. Sở Công thương lập hồ sơ báo cáo Sở Nội vụ phê duyệt xét tuyển công chức, viên chức. Sau khi xem xét kết quả sơ tuyển của Sở Công thương, Sở Nội vụ ra quyết định phê duyệt kết quả xét tuyển công chức, viên chức.
Công tác xét tuyển cần được thực hiện công khai, khách quan.
-Bổ nhiệm các chức danh quản lý
Thực hiện có hiệu quả việc công khai các tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm.
+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm mới chức danh quản lý cấp phòng: Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng đại học trở lên phù hợp với chức danh bổ nhiệm;
Có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên; Bồi dưỡng quản lý nhà nước; Phải có trong quy hoạch chức danh quản lý. Mặt khác cần có sự quan tâm thích đáng đối với đội ngũ cán bộ còn trẻ, có đủ sức khỏe, được đào tạo căn bản, đã trải qua thực tiễn.
+ Thực hiện nghiêm túc xử lý các thông tin phản hồi (nếu có), có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích với các tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận về bổ nhiệm.
- Luân chuyển cán bộ công chức, viên chức
Việc luân chuyển cán bộ chỉ thực sự tốt ở nơi đã minh bạch theo các tiêu chuẩn chính sau: tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn cán bộ ứng với vị trí luân chuyển. Mỗi cán bộ luân chuyển cũng cần nâng cao nhận thức về nghề, vị trí của mình, luân chuyển sẽ là việc làm thường xuyên, là động lực thúc đẩy mỗi cán bộ ý thức hơn với nhiệm vụ. Cần công khai hóa thời gian để tránh một sự ưu ái nào, bảo đảm tính khách quan, công bằng không tùy tiện, lạm dụng cá nhân. Cần thiết phải xây dựng quy chế đánh giá cán bộ luân chuyển. Đánh giá cán bộ sau luân chuyển nhằm đạt tới mục tiêu: một là, mức độ rèn luyện, trưởng thành của cán bộ được luân chuyển; hai là, kết quả đóng góp cho sự phát triển của Sở Công thương.
- Miễn nhiệm cán bộ công chức, viên chức cần lưu ý một số điểm sau đây:
Một là: Cần làm tốt công tác đánh giá công chức, viên chức theo từng năm, theo nhiệm kỳ 5 năm;
Hai là: Đối với chức vụ quản lý thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn. Hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm nữa hay không. Nếu vì các lý do sức khỏe, không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét điều chỉnh thay thế kịp thời - không chờ hết thời hạn bổ nhiệm. Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm nghiêm túc; nếu không hoàn thành nhiệm vụ thực hiện theo Luật công chức, viên chức;
Sở Công thương thực hiện tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ đúng tiêu chuẩn, đúng lúc, đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân, đúng quy trình. Công tác luân chuyển dễ mất đi ý nghĩa tích cực của nó nếu như không dựa trên một cơ sở pháp lí, có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Công thương giám sát, kiểm tra hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ để có điều chỉnh kịp thời những sai sót (nếu có).
Sở Công thương thực hiện biện pháp dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản:
Một là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ;
Hai là: Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với việc thực hiện trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lí cán bộ.
Trên cơ sở hai nguyên tắc trên, Sở Công thương tổ chức đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ phải đảm bảo xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, phải căn cứ vào phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, sở trường, sức khỏe, chiều hướng phát triển của cán bộ, sự ổn định, kế thừa, phát triển của đội ngũ công chức, viên chức, nguyện vọng, hoàn cảnh cá nhân, giới tính...bảo đảm yêu cầu: “vì việc mà tìm người” chứ đừng nên “vì người mà tìm việc”. Yêu cầu sử dụng cán bộ phải công tâm, khách quan vì tổ chức, không bị chi phối bởi yếu tố chủ quan.