CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG 82
4.2 Bảo dưỡng và kiểm tra
4.2.1 Kiểm tra trước khi vận hành
- Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành. Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe. Nếu phát hiện nếu phát hiện có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân.
- Phương pháp tiến hành kiểm tra là chủ yếu dựa vào quan sát, nghe ngóng, phán đoán và dựa vào kinh nghiệm tích lũy được.
- Yêu cầu thời gian kiểm tra phải ngắn.
- Kiểm tra chuẩn đoán:
1. Việc kiểm tra chuẩn đoán ô tô được tiến hành ở trạng thái tĩnh ( không nổ máy) hoặc trạng thái động ( nổ máy, có thể lăn bánh).
2. Kiểm tra hệ thống điện: Ắc qui, các đồng hồ trong buồng lái, đèn tính hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió…
3. Kiểm tra hệ thống lái: hành trình tự do của vành lái, bộ trợ lực tay lái.
4. Kiểm tra hệ thống phanh: hành trình phanh tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kính của tổng phanh, các đường hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh…
5. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ và các hệ thống khác.
8. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu. Bổ sung hoặc súc rửa, thay dầu mỡ các cụm tổng thành.
9. Làm sạch toàn bộ ô tô, buồng lái đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn…
* Nội dung kiểm tra hàng ngày đối với cơ cấu chuyên dùng trước khi vận hành Bảng 4.1 Nội dung kiểm tra cẩu trước khi vận hành
STT Cơ cấu Nội dung kiểm tra bảo dưỡng
1 Bộ trích công suất (P.T.O) Rò rỉ dầu, âm thanh lạ 2 Thùng dầu thủy lực Mực dầu, rò rỉ dầu
3 Chân chống Quá trình vận hành, những biến dạng, hư
hỏng, rò rỉ dầu, nứt
4 Tời nâng Quá trình vận hành, chức năng hãm tời, tời
cáp quấn không đều
5 Cơ cấu xoay Quá trình vận hành, rò rỉ dầu
6 Nâng/hạ cần Quá trình vận hành, rò rỉ dầu, bệ lắp chốt chân
7 Thu vào/giãn ra cần Quá trình vận hành, rò rỉ dầu, những biến dạng, nứt, bệ lắp chốt neo
8 Móc cẩu Xoay móc, then cài an toàn của móc
9 Dây cáp Hư hỏng, tình trạng mối dây
10 Còi báo động quấn cáp quá căng Quá trình vận hành, tiếng còi báo 11 Đồng hồ đo tải Rò rỉ dầu, quá trình vận hành
12 Còi cảnh báo Quá trình vận hành
13 Hệ thống đường ống thủy lực Rò rỉ dầu
14 Bệ chân đế Độ siết chặt của bu lông bắt thân cẩu 15 Các dụng cụ móc treo Các chi tiết cần thiết bị thất lạc
16 Hệ thống xếp móc tự động Vận hành của chức năng ngừng và xếp móc vào vị trí
4.2.2 Kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng
▪ Kiểm tra bulông cố định cơ cấu xoay
Khi cơ cấu xoay phát tiếng kêu không bình thuờng trong khi vận hành hoặc di chuyển cẩu, hoặc khi khe hở được tạo ra trên bề mặt lắp ghép, hãy liên hệ ngay với xưởng dịch vụ ủy quyền của UNIC để kiểm tra và/hoặc sửa chữa.
Hình 4.3 Cơ cấu xoay cẩu
▪ Kiểm tra các bulong lắp ghép - Tháo nắp đậy để kiểm tra.
- Xoay cẩu để các bu-lông lần lượt nằm ngaytâm của lỗ kiểm tra để kiểm tra.
- Lắp trả nắp như cũ sau khi kiểm tra.
▪ Thay phin lọc dầu hồi
Hình 4.4 Vị trí lắp phin lọc dầu hồi
Việc thay phin lọc dầu hồi tùy thuộc vào mức độ sử dụng cẩu, tuy nhiên, theo nguyên tắc, hãy thay phin lọc sau 3 tháng vận hành đầu tiên và sau đó thì mỗi năm một lần. Cách thay:
Dây cáp là thành phần có thể bị giãn và nó sẽ bị hư hoặc đứt những dây con của nó sau một thời gian dài sử dụng.
Thay dây cáp trong những trường hợp sau đây:
- Một dây cáp mà trong đó lượng các sợi con (trừ dây hàn) bị đứt lên đến trên 10% trong một lõi dây.
- Dây bị xoắn.
- Dây mà đường kính của nó giảm hơn 7% đường kính danh nghĩa.
- Dây đã bị biến dạng và/hoặc gỉ sét quá nhiều.
Lưu ý: Khi thay và kiểm tra dây cáp phải mang bao tay
Hình 4.5 Kiểm tra dây cáp
4.3 Bôi trơn
Bảng 4.2 Bôi trơn hệ thống cẩu STT Chu kỳ bảo
dưỡng
Bộ phần cần bôi trơn Số lượng
Loại dầu mỡ Dụng cụ
1
Hàng ngày
(2) Tấm đệm trượt cần (mặt dưới/hai bên của các đoạn cần cẩu (2), (3), (4) cẩu 4 đoạn
4 Mỡ bôi trơn Molybdenumse
Bôi bằng tay
2 (5) Tấm đệm trượt cần
(Mặt trên của đoạn cần cẩu (1)
2
Mỡ bôi trơnsát-xi
Bơm mỡ
3 (6) Chốt chân cần cẩu1 1
4 (7) Chốt đỡ trên của xy
lanh nâng/hạ cầncẩu
1
5 (8) Chốt đỡ dưới của xy
lanh nâng/hạ cầncẩu
1
6 (9) Thùng dầu 1 Dầu thủy lực
7
Hàng tuần
(10) Bánh răng tời 1
Mỡ bôi trơn sát-xi
Bơm mỡ
8 (11) Bánh răng mâm
xoay (vào răng bánh răng)
1 Bôi bằng
tay
9 (12) Trục các-đăng 3 Bơm mỡ
10 (13) Bánh răng giảm tốc
của tời
1 Dầu bánh răng
11 (14) Bánh răng giảm tốc
của cơ cấu xoay
1
12
Hàng tháng
(15) Dây cáp 1 Mỡ bôi trơn
dây cáp Súng phun
13 (16) Bạc đạn xoay 2 Mỡ bôi trơn
sát-xi Bơm mỡ
14 (17) Dây cáp để kéo dài
cần cẩu
Mỡ bôi trơn
dây cáp Súng phun
Hình 4.6 Vị trí các điểm cần bôi trơn
KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở các phần trên, xe tải cẩu là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo khả nâng nâng chuyển và vận chuyển hàng hóa cho con người. Với các loại xe tải cẩu đang hoạt động hiên tại hầu hết là các xe đời cũ nên hoạt động không đạt hiệu quả và độ bền cao nhất. Theo như phân tích ở các chương, xe tải cẩu là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu cho nâng hạ và vận chuyển hàng hóa trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.
Ôtô tải cẩu thiết kế đảm bảo được các thông số yêu cầu:
+ Thiết kế tổng thể xe tải cẩu với đầy đủ các chức năng cần thiết, kiểu dáng đẹp.
+ Đảm bảo các yêu cầu của TCVN về chiều cao tổng thể, chiều rộng tổng thể, phù hợp với điệu kiện đường xá ở Việt Nam.
+ Ôtô đạt được tốc độ lớn nhất không nhỏ hơn 87 [km/h].
+ Xe có khả năng vượt qua độ dốc có sức cản tổng cộng không nhỏ hơn 35%.
+ Bán kính quay vòng nhỏ nhất của xe đạt được là 9,5 [m].
+ Giá trị công suất nhận được ở bán xe chủ động luôn lớn hơn giá trị công suất của lực cản lăn và lực cản không khí tại mọi vị trí tốc độ của xe.
+ Khi xe chuyển động trên đường nằm ngang thì tất cả các giá trị nhân tố động lực học của ôtô ở các tay số và ở các tốc độ đều thắng được lực cản của mặt đường.
Ngoài ra ôtô tải cẩu thiết kế được đảm bảo về các tính năng yêu cầu kỹ thuật của một ôtô cẩu: yêu cầu về độ ổn định cho ôtô tải cẩu khi cẩu hàng... Toàn bộ tính năng sử dụng của cẩu UR-V554 được sử dụng hết trên ôtô tải cẩu thiết kế.
Ôtô tải cẩu có khả năng mang tải được 6400 [kg].
Khi sử dụng cẩu phải tuân thủ các yêu cầu khi sử dụng cẩu. Ta chỉ sử dụng cẩu khi xe đã dừng hẳn.