Thực tiễn ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu

2.2.1. Thực tiễn ở nước ngoài

2.2.1.1. Anh

Việc giải quyết khiếu kiện hành chính phải trải qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu là giai đoạn luật hành chính chuyên biệt coi là quan trọng nhất được đưa ra bởi các cơ quan tài phán hành chính. Các cơ quan tài phán hành chính rất nhiều và không được coi là những cơ quan xét xử thực thụ với đúng nghĩa của từ tài phán hành chính vì họ xem xét cả tính hợp pháp và tính công bằng.

Tuy nhiên, các cơ quan tài phán này lại rất có năng lực nên phần lớn các quyết định của họ thỏa mãn được đòi hỏi của người khiếu nại và đa số các tranh chấp được chấm dứt từ gia đoạn này.

- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn “luật hành chính chung”, các tranh chấp được phán xét bởi các tòa án thường luật như: Toàn thượng thẩm, Tòa phúc thẩm, Tòa tối cao. Các tòa án này xét xử kháng cáo đối với quyết định của cơ quan tài phán hành chính đã xét xử sơ thẩm về tính hợp pháp của các văn bản hành chính bị khiếu kiện. Như vậy, các khiếu kiện trước tòa án truyền thống, sau khi đã qua bước giải quyết tại cơ quan tài phán hành chính, giảm hẳn vì việc kiện cáo tại tòa tư pháp khá là tốn kém (Lê Vũ Tuấn Anh và cs., 2012).

2.2.1.2. Pháp

Trên thế giới, một số nước quy định người yêu cầu thông tin có thể khiếu kiện trực tiếp ra tòa mà không cần qua bước khiếu kiện. Nhưng ở Pháp, chỉ có thể khiếu kiện ra tòa án nếu đã qua các bước khiếu nại, bắt buộc phải có yêu cầu Ủy ban về tiếp cận tài liệu hành chính đưa ra khuyến nghị trước khi khiếu kiện ra

Tòa án hành chính; Tòa này sẽ ra phán quyết trong vòng 6 tháng kể từ ngày đệ đơn (Lê Vũ Tuấn Anh và cs., 2012).

2.2.1.3. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, do vậy việc tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính cũng có những nét đặc thù so với các quốc gia khác.

Theo báo báo kết quả nghiên cứu, khảo sát về giải quyết khiếu nại hành chính tại Hoa Kỳ và Ủy ban pháp luật Quốc hội thì việc tổ chức các cơ quan giải quyết khiếu kiện hành chính ở Hoa Kỳ chia làm ba loại:

Loại thứ nhất, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính độc lập và chũng ta vẫn thường gọi là cơ quan Tài phán hành chính. Hiện nay có 26 trên tổng số 53 bang của Hoa Kỳ có cơ quan này.

Loại thứ hai, là cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính được tổ chức trong chính cơ quan hành chính, nhưng chuyên trách hóa – tức là những người trọng cơ quan này chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các QĐHC trong lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Chẳng hạn như cơ quan giải quyết khiếu kiện về phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (patent & trademark) nằm trong Ủy ban phát minh sáng chế và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp vị từ chối thì đương sự có thể gửi đơn đến Tòa án tư pháp để giải quyết khiếu kiện.

Loại thứ ba, trong một số lĩnh vực quản lý không có cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính mà chỉ có một bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại trong ngành và lĩnh vực đó – điển hình là Hải quan Hoa Kỳ. Trong lĩnh vực hải quan, pháp luật Hoa Kỳ cho phép đương sự có thể kiện ra Tòa án hoặc khiếu nại bằng con đường hành chính. Trên thực tế 90% vụ việc đương sự chọn con đường khiếu nại hành chính vì vụ việc sẽ được giải quyết nhanh hơn, đồng thời đỡ tốn kém hơn nếu khiếu kiện ra Tòa án. Ngoài ra,

ở Hoa Kỳ còn có cơ quan độc lập chuyên giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, có tên gọi là Merit systems protection board.

Pháp luật Hoa Kỳ quy định trường hợp tranh chấp hành chính đã được cơ quan hành chính hoặc cơ quan tài phán hành chính giải quyết mà đương sự vẫn tiếp tục khiếu kiện với Tòa án thì Tòa án không xem xét lại nội dung sự việc mà chỉ xem xét việc áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại hành chính trong quá trình giải quyết trước đó (Đinh Văn Minh, 2010).

2.2.1.4. Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là nước thành lập hệ thống Tòa án hành chính từ những năm 1990. Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có những điều khoản liên quan đến khiếu nại hành chính. Khiếu nại hành chính không phải là một trình tự bắt buộc. Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc văn bản pháp quy có quy định thì nó trở thành điều kiện bắt buộc. Cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời gian hai tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp không có sự thống nhất quá trình khiếu nại hành chính, người khiếu nại có thể kiện ra Tòa án hành chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trả lời cửa cơ quan hành chính (Đinh Văn Minh, 2009).

2.2.1.5. Hàn Quốc

Cơ chế giải quyết khiếu nại ở Hàn Quốc khá mềm dẻo và linh hoạt. Hàn Quốc cũng có các hình thức tiếp cận và xử lý khiếu nại như ở Việt nam nhưng hiện nay khiếu nại qua mạng ngày càng nhiều và bạn còn có hình thức tiếp nhận khiếu nại lưu động tại các vùng sâu vùng xa và coi trọng việc đến tận nơi để lắng nghe và xử lý tại chỗ bằng cách trao đổi với các bên trong tranh chấp. Công việc này mang tính chất hòa giải và được làm ngay tại địa phương cơ sở.

Ủy ban chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân (ACRC) là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này. Tại cơ quan thanh tra, kiểm toán Hàn Quốc cũng có vụ chuyên trách về tiếp nhận và xử lý khiếu nại hành chính, ở các địa phương dần dần cũng hình thành các bộ phận chuyên trách giúp chính quyền giải quyết các khiếu nại của người dân.

Điểm nổi bật trong giải quyết khiếu nại hành chính là hết sức coi trọng công tác hòa giải và tư vấn khiếu nại. Đặc biệt, Hàn Quốc sử dụng đội ngũ tình nguyện viên là những công chức về hưu hoặc những luật su còn đang hành nghề nhưng dành thời gian nhất định cho công việc này một cách tự nguyện với khoản thù lao nhỏ bé (chủ yếu là bù đắp chi phí đi lại) tham gia vào hoạt động tư vấn khiếu nại, tiếp và trao đổi với người khiếu nại.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng xây dựng Trung tam tích hợp thông tin hành chính để giúp người dân thuận tiện hơn khi tiến hành các thủ tục hành chính. Tại đây, người dân có thể truy cập mọi thông tin cần thiết và cũng có thể được tư vấn trược tiếp về những vấn đề mà họ quan tâm. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa

để người dân có thể vượt qua các khó khăn khi thực hiện các quyền của mình và cũng giảm đi một số lượng đáng kể các khiếu nại không cần thiết do thiếu thông tin (Đinh Văn Minh, 2009).

2.2.1.6. Đài Loan

Đối với Đài Loan, theo Luật xét xử của Tòa hành chính ban hành năm 1932, được sửa đổi, bổ sung năm 1975 thì khi công dân cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại bởi một QĐHC của cơ quan nhà nước trung ương hoặc cơ quan hành chính địa phương, họ có quyền khởi kiện lên Tòa hành chính nếu không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong thời hạn 02 tháng mà họ không được giải quyết. Như vậy, muốn khởi kiện vụ án hành chính thì vụ việc được giải quyết qua giai đoạn tiền tố tụng hành chính (Đinh Văn Minh, 2009).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w