Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Mỹ Đức có tổng diện tích tự nhiên 22.625,08 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người năm 2017 là 1.188,304 m2/người.
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2017
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng lúa
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
1.3 Đất trồng cây lâu năm
1.4 Đất rừng đặc dụng
1.5 Đất rừng sản xuất
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản
1.7 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất quốc phòng
2.2 Đất an ninh
2.3 Đất cụm công nghiệp
2.4 Đất thương mại, dịch vụ
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
2.7
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
2.8 Đất có di tích lịch sử - văn hóa
2.9 Đất danh lam thắng cảnh
2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải
2.11 Đất ở tại nông thôn
2.12 Đất ở tại đô thị
2.13 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.14 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức SN
2.15 Đất cơ sở tôn giáo
2.16 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
2.17 Đất sản xuất vật liệu xây dựng
2.18 Đất sinh hoạt cộng đồng
2.19 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng
2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng
40
Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 14.590,41ha, chiếm 64,49% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp: 6.618,57ha, chiếm 29,25% tổng diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng: 1.416,10ha, chiếm 6,26 % tổng diện tích tự nhiên.
3.1.3.2. Dân số - Lao động
Bảng 3.2 cho thấy số lượng dân số ở huyện Mỹ Đức liên tục được tăng qua các năm qua. Năm 2015, dân số toàn huyện là 182.491 người thì sang đến năm 2016, dân số toàn huyện là 186.823 người, đến năm 2017 dân số toàn huyện đạt mức 190.398 người. Các tỷ lệ tăng dân số tương ứng qua các năm lần lượt là 2,37%, 1,91% và 1,81%. Điều này cũng làm cho tỷ lệ lao động của huyện cũng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2015, tỷ lệ lao động có việc làm của huyện là 2,14% thì tỷ lệ này tăng lên đến 2.24% vào năm 2016 và 2,41% vào năm 2017.
Với tốc độ tăng trưởng dân số đang tăng lên, nhu cầu về nhà ở cho nhân dân cũng tăng chính vậy huyện Mỹ Đức cần quản lý về đất ở phù hợp với pháp luật và cũng đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho người dân.
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức Năm
Chỉ tiêu Dân số (người) Tỷ lệ tăng dân số (%) Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động (%) Tỷ lệ lao động không có việc làm (%)
Nguồn: UBND huyện Mỹ Đức (2017) 3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện được đầu tư xây dựng đồng bộ: điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây dựng và nâng cấp, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hiện nay, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; liên huyện, các tuyến đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông và gạch hoá 100%; các xã, thị trấn có trụ sở làm việc kiên cố; 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc. Với phương châm gắn phát triển
kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống của nhân dân; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; hệ thống giáo dục - đào tạo, y tế từ huyện đến cơ sở từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu học tập, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).
3.1.3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở
Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng giá trị sản xuất (theo giá 2010) đạt 7.564,2 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản 31,6% (ước đạt 2.418,8 tỷ đồng); Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 31,5% (ước đạt 2.342,6 tỷ đồng); Thương mại – Dịch vụ – Du lịch 37% (đạt 2.802,8 tỷ đồng).
Thu nhập bình quân đầu người ước đạt: 34,1 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất trên 1ha là: 140 triệu/ha (giá hiện hành) (UBND huyện Mỹ Đức, 2017).