Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 86 1. Nhóm giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường n5 trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 107 - 110)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và hướng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người nông dân - đối tượng được coi là chịu tác động lớn trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

4.5.1. Nhóm giải pháp về chính sách

- Cần có khung giá đất chi tiết cho từng loại đất và tính giá trị cho các tài sản gắn liền với đất sao cho phù hợp với giá thị trường nhất. Vì vậy cần khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất và sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.

- Cần bổ sung chính sách về hỗ trợ và chuyển đổi nghề như đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo trong các văn bản quy định của tỉnh, ngoài những chính sách đang áp dụng, cần có thêm các ưu đãi như: tăng mức hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em họ như miễn học phí trong khoảng một năm học sau khi thu hồi đất.

4.5.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

- Trong công tác giải phóng mặt bằng, trước hết phải quan tâm đến chính sách cho bà con nhân dân. Đặc biệt, công khai, minh bạch, dân chủ, thông tin rộng rãi để người dân biết và hiểu, nắm rõ chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

- Chính quyền quan tâm phối hợp với các nhà đầu tư tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó, hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp với người dân vùng dự án. Đối với vấn đề tái định cư, quan điểm của huyện nhất quán với các mục tiêu trong quy định, tạo điều kiện cho dân sớm được chuyển đến các khu tái định cư mới được đầu tư đầy đủ hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn nơi ở cũ.

- Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn cho người dân về ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như: tầm quan trọng của việc thu hồi đất, tư vấn định hướng nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.

- Thành lập một tổ chức có chức năng tư vấn, hướng dẫn người dân về cách quản lý tài chính, lập kế hoạch chi tiêu để sử dụng tiền đền bù một cách thiết thực và có hiệu quả nhất (đầu tư vào giáo dục, sản xuất, kinh doanh,..) tùy theo điều kiện mỗi gia đình và số tiền đền bù mà họ nhận được.

4.5.3. Giải pháp về bồi thường

Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản đã được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường hỗ trợ về tài sản đã được tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Tuy nhiên cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi để phù hợp với thị trường, tránh sự chênh lệch quá cao giữa thị trường và giá nhà nước đưa ra.

Xây dựng các khu TĐC trước khi thực hiện dự án để khi Nhà nước thu hồi đất người dân phải biết được nơi mình di chuyển đến có tốt hơn hay không bằng nơi ở mới. Cần có quy định ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí TĐC cho người dân mất đất trên diện rộng. Ưu tiên cho các hộ được tái định cư về thủ tục cấp phép xây dựng trong MBQH trong thời gian ngắn nhất để các hộ tiến hành xây dựng nhà cửa, có nơi ăn chốn ở sớm nhất.

4.5.4. Giải pháp về hỗ trợ và ổn định đời sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Một mặt phải đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển.

Ngoài cơ chế, chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ dân cần phải có giải pháp hỗ trợ hậu giải phóng mặt bằng, kết quả của các dự án thường gây ra các vấn đề về môi trường, xã hội về kinh tế nghiêm trọng: các hệ thống sản xản xuất bị phá hủy, người dân phải đối mặt với việc mất công cụ sản xuất khi tài sản của họ bị ảnh hưởng, hoặc không có nguồn thu nhập thay thế, do đó việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

4.5.5. Các giải pháp khác

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước, của UBND tỉnh về giải phóng mặt bằng.

Nâng cao nhận thức của người dân về công tác giải phóng mặt bằng. Cần phải tuyên truyền để người dân được hiểu giải phóng mặt bằng là việc cần thiết trong quá trình phát triển đất nước.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.

- Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác giải phòng mặt bằng.

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An quan tâm, coi trọng. Kết quả thực hiện công khai, dân chủ đã từng bước góp phần hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách được công bằng, sát thực tế. Tuy nhiên để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ.

- Một trong những khó khăn trong quá trình kê khai, kiểm đếm xác định đối tượng bồi thường về đất tại dự án là do cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính không có sự cập nhật thường xuyên do vậy cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Quy định bắt buộc về việc đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, quy định cụ thể về việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan, của công dân. Hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý sử dụng đất trên phạm vi của địa phương.

+ Chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính sau khi người dân làm các thủ tục về chuyển cho, chuyển nhượng, chuyển mục đích, các quyền của người sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đường n5 trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w