Biến động đất đai giai đoạn 2011-2016

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đại học vạn xuân và dự án khu tái định cư các công trình trọng điểm thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã

4.2.3. Biến động đất đai giai đoạn 2011-2016

Tình hình biến động các loại đất của Thị xã giai đoạn 2011-2016 được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2. Biến động đất đai năm 2016 so với năm 2011 của Thị xã Cửa Lò

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Tổng diện tích tự nhiên

1 Nhóm đất nông nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp

1.2.1 Đất rừng sản xuất

1.2.2 Đất rừng phòng hộ

1.2.3 Đất rừng đặc dụng

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.4 Đất làm muối

1.5 Đất nông nghiệp khác

2 Nhóm đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở

2.1.1 Đất ở tại nông thôn

2.1.2 Đất ở tại đô thị

2.2 Đất chuyên dùng

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan

2.2.2 Đất quốc phòng

2.2.3 Đất an ninh

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

2.3 Đất cơ sở tôn giáo

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng

2.8 Đất phi nông nghiệp khác

3 Nhóm đất chưa sử dụng

3.1 Đất bằng chưa sử dụng

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng

3.3 Núi đá không có rừng cây

Nguồn: Vp đăng ký quyền SDĐ Thị xã Cửa Lò (2011-2016) Qua bảng 4.2 cho thấy:

- Đất Nông nghiệp trên địa bàn Thị xã năm 2011 là 1.181,13 ha;

năm 2016 là 863,64 ha giảm so với năm 2011 là 317,49 ha. Nguyên nhân là do một phấn đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp, do đo đạc lại hệ thống bản đồ địa chính.

- Đất phi Nông nghiệp theo xu hướng CNH-HDH của cả nước, giai đoạn 2011-2016 diện tích đất phi nông nghiệp của Thị xã tăng 424,53 ha từ 1.413,59 ha năm 2011 tăng lên 1.838,12 ha năm 2016 . Trong đó hầu hết diện tích tăng thêm sử dụng vào mục đích đất ở, đất công cộng và xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng năm 2011 của Thị xã là 186,71 ha đến năm 2016 còn 91,75 ha. Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng giảm 94,96 ha. Như vậy cùng với xu hướng giảm đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng tiếp tục giảm với diện tích chủ yếu phục vụ vào mục đích công cộng, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

4.3. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ

4.3.1. Công tác BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2011 - 2016

Trong những năm qua, công tác BT, HT, TĐC trên địa bàn Thị xã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực đô thị. Thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường cho thấy giai đoạn 2011-2016 Thị xã đã thực hiện giải phóng mặt bằng 85 dự án thu hồi 245,71 ha thu hồi đất của gần 2000 hộ với số tiền bồi thường 229,28 tỷ đồng. Quy trình thực hiện công tác BT, HT, TĐC của các dự án đều được thực hiện theo đúng các bước và đúng quy định của Nhà nước, công khai và dân chủ.

- Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thực hiện để bàn giao mặt bằng đất cho các công trình công cộng, công trình giao thông... như Nhóm dự án giao thông gồm dự án về đường Đại lộ Vinh – Cửa Lò (có tổng chiều dài 10,832 km, điểm đầu km0+00 giao đường Trương Văn Lĩnh - TP. Vinh, điểm cuối km10+832 giao đường Bình Minh - TX. Cửa Lò), dự án về Đường ngang số 10, 12, 20... Dự án về các công trình xây dựng hệ thống mương tiêu, hệ thống xử lý nước thải đến nay cơ bản đã hoàn thành. Bên cạnh đó vẫn còn 1 số dự án bị chậm tiến độ như Dự án Cảng cầu tàu và cảng cá; Dự án Khu nghỉ dưỡng sông Hồng; Dự án Khu chung cư và biệt thự cao cấp kết hợp thương mại du lịch.. đang được Thị xã thúc đẩy để tiến hành cho kịp tiến độ.

- Công tác giải quyết các đơn kiến nghị, khiếu nại cơ bản đã được thực hiện kịp thời, đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật góp phần thực hiện có hiệu quả các dự án trên địa bàn.

- Về công tác tuyên truyền: phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc nói có dự án. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, mục đích hiệu quả các dự án, các chính sách, đơn giá bồi thường theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc:

- Công tác lập hồ sơ và phương án bồi thường thường xuyên gặp khó khăn, tiến độ chậm, vì chính sách quản lý nhà nước về đất đai có nhiều thay đổi đặc biệt là các quy định về hạn mức công nhận đất ở, điều kiện được cấp GCNQSD đất, được bồi thường và giá đất bồi thường là những yếu tố thay đổi nhiều.

- Theo nguyên tắc công tác BT, HT, TĐC thì công tác GPMB phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi công xây dựng thì công tác GPMB phải hoàn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong Chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường, GPMB, dẫn đến vừa thi công, vừa GPMB cho nên một số công trình khi vướng mắc về GPMB phải ngừng thi công hoặc thi công dở dang không triệt để.

- Một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi phương án được phê duyệt chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả còn chậm, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.

Trong những năm gần đây thị xã Cửa Lò có tốc độ đô thị khá cao, liên tục các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại, dich vụ, các khu đô thị nhà ở… được triển khai và đưa vào sử dụng. Do vậy công tác BT, HT, TĐC được đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng làm tiền đề cho công tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và rất nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với quyền lợi của người dân, nhất là trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về đất đai và giá bồi thường về đất đai, tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu. Đây là một công việc phức tạp, khó khăn do nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa người được bồi thường và người phải bồi thường, về mức độ bồi thường, chính sách về công tác bồi thường có thay đổi từ Trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án đại học vạn xuân và dự án khu tái định cư các công trình trọng điểm thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w