2.1. Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
2.1.2. Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
•Do những đặc thù về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa nên tôn giáo ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú:
Tính đa dạng và phức tạp của tôn giáo ở Việt Nam thể hiện trước hết, Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại. Từ các
tôn giáo nguyên thủy, sơ khai đến các tôn giáo thế giới, ngoài ra có các hình thức tôn giáo mới và rất nhiều hình thức thờ cúng khác.
Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ phát triển ở vùng người Kinh mà còn phát triển ở vùng dân tộc thiểu số. Cụ thể là cộng đồng người Khơme theo Phật giáo Nam tông, hay cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và gần đây là Đạo Tin lành và Công giáo có sự phát triển đột biến ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và một số các tỉnh Duyên hải miền Trung. Ở Việt Nam có cả những tôn giáo của phương Đông như Ấn giáo, Phật giáo… và cũng có cả những tôn giáo của phương Tây (như Công giáo, Tin lành…)có những tôn giáo được du nhập từ ngoài vào như Phật giáo, Công giáo và cũng có những tôn giáo nội sinh như Cao đài, đạo Hòa hảo.
Hiện nay, ở Việt Nam có những tôn giáo đã ổn định về tổ chức, mọi sinh hoạt tôn giáo được thực hiên theo hiến chương mới với đường hướng hành đạo tiến bộ; có tôn giáo chưa ổn định về tổ chức và đang trong quá trình hoàn thiện hiến chương và đường hướng hành đạo.
•Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam có tính đan xen, hòa đồng và sự khoan dung trong sinh hoạt tôn giáo.
Tính đan xen, hòa đồng thể hiện ở sự tồn tại hòa bình của nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong lịch sử, người Việt đã từng tiếp nhận nhiều tôn giáo như Đạo giáo hay Khổng giáo từ Trung hoa xuống; Ấn giáo hay Phật Giáo từ Ấn độ sang…Ngày nay là cả những tôn giáo du nhập từ phương Tây như Công giáo hay Tin lành…
Tính đan xen, hòa đồng thể hiện ở sự hiện diện của nhiều loại thần, thánh, tiên, phật,…trên điện thờ của một số tôn giáo như Điện thờ Phật giáo đại thừa, mà điển hình hơn cả là Điện thờ của đạo Cao đài.
Tính đan xen, hòa đồng thể hiện ở tâm thức đa thần giáo của người Việt. Có thể thấy, ở người Việt, một cá nhân cũng có thể tham gia vào nhiều hành vi tôn giáo khác nhau.
Tính đan xen, hòa đồng còn thể hiện ở một số giáo sĩ, chức sắc các tôn giáo thông hiểu, am tường giáo lý của nhiều tôn giáo khác nhau.
•Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam luôn thần thánh hóa những người có công với nước
Việt Nam là một quốc gia luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, đặc biệt là đấu tranh chống nạn ngoại xâm, do đó các vị thánh thần được người Việt tôn thờ phải là những người có công với nước, với dân,(ngoại trừ một số ít các vị thần của Đạo giáo hay Phật giáo…). Vì vậy, từ xa xưa ở Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo tương ứng với mối quan hệ giữa nhà-làng- nước, đó là thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ; thờ cúng Thành hoàng của làng; và thờ Vua Hùng- tổ chung của cả dân tộc.
Trong thời gian gần đay, những người có công lao to lớn trong chống Pháp, chống Mỹ cũng được quần chúng nhân dân tạc tượng, thờ phụng, trong đó có cả những người cộng sản (Nguyễn Văn Trỗi, Các cô gái Đồng Lộc…)
•Tín đồ tôn giáo ở Việt Nam khá đông nhưng đa số là nhân dân lao động, trong đó chủ yếu là nông dân, vốn có tinh thần yêu nước, có niềm tin tôn giáo và có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường.
Với hơn 25 triệu tớn đồ chiếm hơn ẳ dõn số như hiện nay thỡ cú khoảng 80%
trong số đó có thành phần xuất thân từ nhân dân lao động. Phần lớn, tín đồ các tôn giáo Việt Nam có tinh thần yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc, với đất nước, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân.
Nhưng về tín ngưỡng tôn giáo, họ là tín đồ của một tôn giáo nên họ có đức tin tôn giáo và thuộc về một tổ chức tôn giáo, hành vi của họ chịu sự chi phối của giáo luật và đạo đức tôn giáo. Nên giữa họ vối chính quyền có một khoảng cách.
Đây chính là điểm rất nhạy cảm, dễ bị kích động và thường bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt khác, do đời sống dân sinh, trình độ dân trí của ở một số vùng đồng bào tôn giáo còn thấp so với mặt bằng chung, nên họ rất dễ tin, dễ bị các chức sắc tôn giáo chi phối, đặc biệt ở một số nơi do lịch sử để lại và do một bộ phận cuồng tín nên bị các phần tử xấu khai thác chống Đảng, chống chế độ.
•Đội ngũ chức sắc, nhà tu hành – những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp khá đông và có sự phân hóa.
Theo thông kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 2 năm 2012, cả nước có khoảng hơn 86.000 chức sắc. Cụ thể, Phật giáo có 42.000; Công giáo có 20.000; Tin lành có 3.000; Cao đài có 12.722; Hồi giáo có 700; Phật giáo Hòa Hảo có 2.579.
Ngoài ra còn có hơn 200.000 chức việc là những tín đồ hoạt động tôn giáo không chuyên nghiệp ở các cơ sở của tôn giáo như Ban chấp hành Giáo sứ của Công giáo, Ban Hộ tự của Phật giáo, Ban Cai quản của Cao đài, Bna Chấp sự cảu Tin lành, Ban Quản trị của Hồi giáo…
Nhìn chung, thái độ của các chức sắc tôn giáo hiện phân hóa thành 3 bộ phận: số đông (khoảng 60-65%) có thái độ tích cực với chính quyền, có tinh thần yêu nước, gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật; một bộ phận (khoảng 15-20%) có mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ và với chế độ luôn né tránh sự quản lý của chính quyền, chỉ tuân thủ các quy định khi bị bắt buộc; một bộ phận nhỏ (kkhoangr 15- 20%) là các chức sắc có thái độ cực đoan, có mối quan hệ với các tổ chức, thế lục phản động trong và ngoài nước.
•Phần lớn các tôn giáo ở Việt Nam có quan hệ quốc tế rộng rãi và liên quan chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.
Về mặt tổ chức, tự thân các tôn giáo ở Việt Nam đã có quan hệ theo hệ thống với các tổ chức tôn giáo thế giới. Như Giáo hội Công giáo Việt Nam, về mặt tổ chức là một bộ phận của Giáo hội Công giáo hoàn vuc do Vatican trực tiếp điều hành. Các hệ phái Tin lành ở Việt Nam đều có mối quan hệ đa chiều với các tổ chức Tin lành trên thế giới nhất là với Tin lành Bắc mỹ và gần đây là Tin lành Hàn Quốc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Phật giáo các nước trong khu vực nhất là với Phật giáo Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia,…ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn có quan hệ với các tổ chức Phật giáo quốc tế như tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), tổ chức Thân hữu Phật tử thế giới (WFB)…
Ngoài những mối quan hệ nói trên, các tôn giáo ở Việt Nam còn có quan hệ với một số cá nhân, tổ chức tôn giáo của người Việt Nam ở nước ngoài. Nhìn
chung, đa số các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ hoặc chịu sựu chỉ đạo của các tổ chức tôn giáo hải ngoại dưới nhiều hình thức; các tôn giáo nội sinh thì quan hệ với tổ chức tôn giáo Việt Nam lưu vong, những tôn giáo ngoại nhập thì quan hệ với các trung tâm tôn giáo quốc tế, hoặc các tôn giáo nước ngoài.
•Trong lịch sử cũng như hiện tại, tuy mức độ có khác nhau, những các tôn giáo Việt Nam luôn bị các thế lực phản động lợi dụng.
Trước đây, khi xâm lược và thống trị nước ta, các thế lực đế quốc luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích chính trị phản động. Phương thức mà các thế lực phản động thường sử dụng đó là tiếp tay cho các phần tử xấu trong giáo hội, gây ra những biến động phản cách mạng, kích động quần chúng có đạo chống Đảng, chống chế độ. Điều đó để lại hậu quả nghiêm trọng mà ngày nay chúng ta đang phải đối mặt và giải quyết.
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động trong nước và ngoài nước đang thực hiện “chiến lược hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo nhằm chống phá cách mạng Việt Nam; lợi dụng vấn đề tôn giáo và gắn với nó là vấn đề nhân quyền để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng. Đặc biệt, những năm gần đây, Mỹ dường như đơn phương đưa ra các dự luật về nhân quyền và tôn giáo liên quan tói Việt Nam như HR 2431(1999), HR 2638 (2001), Dự luật chi tiêu ngân sách đối ngoại HR1950 (2003) nhằm tạo dựng hành lang pháp lý để qua đó can thiệp sâu vào vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ còn tím cách tập hợp, hỗ trợ cho các phần tử xấu và cực đoan trong các tôn giáo nhằm gây mất ổn định tình hình tôn giáo tạo Việt Nam.