Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

2.2. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo hiện nay

2.2.1. Quan điểm của Đảng

Giải quyết vấn đề tôn giáo là một trong những vấn đề lớn được Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giải quyết trong quá trình tiến hành cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghia ở Việt Nam. Những quan điểm về giải quyết vấn đề tôn giáo được xây dựng dựa trên cơ sở: vân dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề tôn

giáo; nhiệm vụ chính trị căn bản của từng giai đoạn cách mạng; bối cảnh trong nước và quốc tế, trong đó có thực trạng tình hình tôn giáo; kinh nghiệm trong nước, quốc tế về giải quyết vấn đề tôn giáo. Những quan điểm về tôn giáo của Đảng được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam: đoàn kết tôn giáo trong đại đoàn kết dân tộc.

Ngay từ khi thành lập (tháng 2 năm 1930), Đảng ta đã thấy được Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, cùng tồn tại trong lòng dân tộc. Trong những thời điểm khó khăn nhất, đại đa số đồng bào các tôn giáo đều đứng về phía cách mạng, cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tích cực tham gia xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986), các tôn giáo của Việt Nam có sự phục hồi, phát triển nhanh chóng và có nhiều tác động trực tiếp tới tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự ở các địa phương. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta đã kịp thời tổng kết, đán giá tình hình và kết quả công tác tôn giáo; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện những chủ trương, chính sách đối với tôn giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

Hiến Pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại điều 70 đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà Nước”.

Sự đổi mới về tôn giáo của Đảng được thể hiện trong nhiều văn kiện qua các kỳ Đại hội và được cụ thể hóa bằng cá Nghị quyết, Chỉ thị của Trung Ương như:

- Nghị quyết số 24/NQ-TW (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 37 CT-TW (ngày 2/7/1998) của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới;

- Ngoài ra còn có nhiều chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng về các mặt công tác đối với tôn giáo nói chung và từng tôn giáo nói riêng trong từng thời kỳ. Đặc

biệt, Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã ban hành một Nghị quyết số 25/NQ-TW (12/3/2003) về công tác tôn giáo.

- Nghị định của Chính phủ số 22/2005/NĐ-CP (1/3/2005) hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.

- Gần đây nhất, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – Bổ sung, phát triển năm 2011, (Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI) đã nhấn mạnh: “Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân”.

Qua đó, Đảng ta đã chỉ rõ về phương hướng hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát húy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để thực hiện phương hướng trên, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần thống nhất nhận thức về các quan điểm và chính sách sau:

-Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuân khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

-Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt, đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuân khổ của pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ

gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cũng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

-Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo.

-Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo phân bố ở mọi vùng miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành.

Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng.

-Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo.

Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình, và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc theo đạo và hành đạo cũng như các hoạt động khác đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)