Hiện trạng phát sinh rác thải ở xã Tả Thanh Oai

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI rác QUY mô hộ GIA ĐÌNH (Trang 23 - 26)

Hiện nay, xó Tả Thanh Oai ủang trong quỏ trỡnh cụng nghiệp húa, hiện Đại hóa nông nghiệp nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang được đầu tư phát triển mạnh như: công nghiệp, giao thông, văn hóa… Việc xây mới các công trình nhà ở, các cơ sở hạ tầng đi kèm với việc vận chuyển nguyên vật liệu, san lấp mặt bằng… làm phát sinh tiếng ồn, bụi, chất thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường nói chung.

Tại xã Tả Thanh Oai chưa có sự thống kê đo đạc hay nghiên cứu, khảo sát cụ thể nào về tình hình môi trường ở xã nên không có những con số cụ thể, xác thực về hiện trạng môi trường không khí, đất, nước nói chung trong khu vực nghiên cứu.

Chính vì vậy, hiện trạng thành phần môi trường (không khí, đất, nước) xin không được nói đến và tập trung phản ánh thực trạng chất thải rắn trong nông nghiệp và sinh hoạt.

1.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt

Đây là loại chất thải đang được quan tâm nhiều nhất và đang trở thành vấn đề môi trường bức xúc hiện nay ở các vùng nông thôn nói chung và xã Tả Thanh Oai

21

nói riêng. Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh nên khối lượng chất thải sinh hoạt ngày một lớn. Vài năm trở lại đây, thành phần chất thải rắn như đồ dùng gia đình bằng nhựa hỏng, túi nilon tăng lên đáng kể. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Tả Thanh Oai của Công ty Cổ phần môi trường (CPMT) Thanh Trì cho thấy tỷ lệ các loại rác thải rất khác nhau.

Bảng 2.1: Thành phần rác thải tại xã Tả Thanh Oai

TT Thành phần Tỷ lệ (%)

1 Phế phẩm, thức ăn thừa 43,965

2 Lá cây, cành cây 12,936

3 Nhựa, nilon 9,651

4 Giấy, bìa carton 3,734

5 Vải sợi 1,070

6 Đồ da 0,198

7 Chai lọ, thủy tinh 0,581

8 Kim loại 1,0092

9 Đất cát và các tạp chất khác 27,85

(Nguồn:Công ty CPMT Thanh Trì, 2020) Từ bảng trên cho thấy, các chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ lớn. Các chất khó phân hủy như: kim loại, nhựa… và các chất không phân hủy được như thủy tinh chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ đất cát và các tạp chất khác chiếm tỷ lệ tương đối cao 27,85% là do tại địa bàn xã việc xây dựng và vận chuyển các vật liệu xây dựng diễn ra khá nhiều. (xem Phụ lục ảnh 1,2)

1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải nông nghiệp

Theo báo cáo hiện trạng môi trường (2020), tại xã Tả Thanh Oai hoạt động

22

sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm 65% tổng GDP toàn xã. Do đó lượng chất thải được sinh ra từ hoạt động canh tác nông nghiệp tạo ra rất lớn, chủ yếu là các phế phụ phẩm cây trồng nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả…). Thành phần chất thải từ nguồn này đều rất là dạng các chất hữu cơ dễ phân hủy như rơm rạ, thân rễ, lá cây như lá cây rau màu..v..v.

Đặc biệt trên địa bàn xã còn có chợ CẦU BƯƠU buôn bán phục vụ cho khu vực địa phương và các vùng lân cận nên chỉ riêng khu vực chợ mỗi ngày cũng thải ra môi trường từ 1,5 đến 2 tấn chất thải từ nông nghiệp (lá rau, gốc rau, vỏ hoa quả các loại), vào những vụ rau thì lượng rác thải phát sinh còn nhiều hơn nữa.

Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển tốt, chiếm tỷ trọng 40%. Tuy nhiên, với số lượng gia súc, gia cầm được chăn nuôi khá lớn và ngày một phát triển về số lượng như hiện nay của xã thì mỗi năm xã Tả Thanh Oai tạo ra một lượng lớn phân gia súc, gia cầm đáng kể. Nếu không có biện pháp xử lý nguồn chất thải này thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ tại địa phương.

Ngoài ra lượng rác thải phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thì tình trạng vứt các loại bao bì từ quá trình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng là vấn đề cần quan tâm. Ở xã Tả Thanh Oai hoạt động canh tác nông nghiệp ngày càng phát triển.

Trong canh tác nông nghiệp hiện nay khi mà diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa thì việc làm sao để đảm bảo lương thực và sản lượng tăng lên hoặc không đổi thì chỉ có cách duy nhất là luân canh nhiều vụ và tăng năng suất cây trồng đến mức tối đa có thể. Để làm được như vậy, người dân phải hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển,việc sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật là không tránh khỏi và nhu cầu sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật đang có xu hướng ngày càng tăng. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hiện nay cũng đang bị lạm dụng một cách quá mức. Điều đáng nói là sau khi sử dụng thì

23

các bao bì, vỏ chứa này thường được người dân vứt bừa bãi ngoài đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường đất, nước và tính đa dạng sinh học cho khu vực. (xem Phụ lục ảnh 3)

1.2.3. Hiện trạng phát sinh chất thải xây dựng

Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn xã Tả Thanh Oai trong 5 năm gần đây (2015-2020) ngày càng tăng: Năm 2015 lượng rác thải phát sinh là 1.375 tấn đến năm 2020 là 1.971,5 tấn, như vậy tỉ lệ tăng là 43,38%. Trong đó các loại chất thải như gạch, cát, sỏi, bê tông, xỉ than… ngày càng nhiều. Do việc xây dựng các công trình kiến trúc ngày càng gia tăng để phục vụ nhu cầu của người dân cũng như phát triển kinh tế của xã. Cũng chính vì lý do đó mà lượng chất thải phát sinh trong quá trình này ngày một tăng và có xu hướng gia tăng trong các năm tới. Thành phần chất thải cũng ngày càng đa dạng, nhiều loại chất thải mới. Nhưng nói chung là công tác thu gom, vận chuyển chất thải xây dựng chỉ mới đạt một tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là đất thải được thu gom.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN LOẠI rác QUY mô hộ GIA ĐÌNH (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)