Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác có những hộ làm tốt nhưng cũng có một số hộ chưa thực hiện mặc dù mỗi lần thu gom xã viên đều hướng dẫn, tuyên
24
truyền, nhắc nhở. Hầu hết người dân thực hiện phân loại đơn giản nhưng như vậy cũng góp phần làm cho quá trình thu gom, xử lý của HTX dễ dàng hơn. Ý thức tham gia phân loại rác của các hộ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Ý thức của các hộ trong tham gia phân loại rác thải TT Chỉ tiêu đánh giá Câu trả lời Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Phân loại rác thải tại nguồn - Có - Không
38 12
76 24 2 Sự hướng dẫn phân loại rác - Có
- Không
50 100
(Nguồn: Kết quả điều tra) Với 50 hộ được điều tra, tất cả các hộ đều được nhân viên quét dọn, thu gom hướng dẫn phân loại rác thải ngay tại nguồn và có đến 76% số hộ thực hiện phân loại rác thải ngay tại nguồn. Tất cả các hộ điều tra đều nhận thức được sự cần thiết của việc phân loại rác, điều đó thể hiện nhận thức của cộng đồng về rác thải và bảo vệ môi trường rất tốt. Tỷ lệ các hộ thực hiện phân loại rác rất cao cũng thể hiện nếp sống tương đối tốt về vệ sinh môi trường của các hộ.
Bên cạnh những hộ thực hiện phân loại rác thải tại nguồn thì có những hộ mặc dù đều nhận thức được sự cần thiết của phân loại rác nhưng lại không làm vì họ cho rằng việc đó phiền phức và lượng rác nhà họ ít nên không làm thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng mấy. Đây là sự mâu thuẫn và khác biệt giữa lời nói, ý nghĩ và việc làm.
Mặc dù tỷ lệ người dân thực hiện phân loại rác ngay tại hộ gia đình tương đối cao nhưng cách thức phân loại của các hộ lại rất khác nhau. Mỗi hộ tự phân loại theo ý riêng của mình, không tuân theo cách thức thống nhất nào. Vì vậy làm quá trình phân loại để xử lý sau thu gom gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, công
25
sức. Cách thức phân loại rác của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.3: Cách thức phân loại rác của hộ gia đình Tiêu chí phân loại Số hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%) Rác thải có khả năng tái chế và rác thải không có khả
năng tái chế
Rác thải sử dụng được và rác thải không sử dụng được
- Rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ
10
15
25
20
30
50
Tổng số 50 100
(Nguồn: Kết quả điều tra) Qua bảng tổng kết trên có thể thấy rằng đa số các hộ chỉ phân loại rác ở mức độ đơn giản. 30% hộ phân loại theo tiêu chí rác thải sử dụng được và rác thải không sử dụng được; 50% số hộ phân loại theo tiêu chí rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ;
20% số hộ phân loại theo tiêu chí rác thải có khả năng tái chế và rác thải không có khả năng tái chế. Việc phân loại với nhiều tiêu chí và cách khác nhau của các hộ như vậy khiến quá trình xử lý sau này gặp nhiều khó khăn. Cộng với việc vẫn còn hộ gia đình chưa có ý thức phân loại rác sau khi sử dụng, chưa kể đến việc nhiều công nhận vệ sinh môi trường nhận rác từ các hộ gia đình đã phân loại nhưng chính họ lại đổ dồn vào thùng xe gom, khiến cho việc phân loại rác trước đó trở nên vô nghĩa. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp “Xây dựng mô hình phân loại rác quy mô hộ gia đình”.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, trong chương 2, tôi đã thực tế khảo sát các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu), các điều kiện kinh tế - xã hội (tình hình kinh tế, dân số,
26
cơ sở hạ tầng) của xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Cùng với đó, tôi đã điều tra hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt, phát sinh chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng. Từ đó, tôi kết hợp tìm hiểu cụ thể thực trạng việc phân loại rác tại các hộ gia đình với các bảng biểu, con số thực tế có danh sách các hộ điều tra và mẫu phiếu điều tra kèm theo ở phần phụ lục cuối bài.