Tổng quan làng chài Việt Hải

Một phần của tài liệu Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng: Số 40/2021 (Trang 45 - 48)

Việt Hải là một làng chài truyền thống lâu đời của huyện Cát Hải; có diện tích 86,25 km², dân số chỉ khoảng 213 người, mật độ dân số đạt 3 người/km². Nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 45 phút đi tàu, xã Việt Hải khá biệt lập và được dân du lịch định danh là

“đảo của đảo”. Việt Hải nằm giữa vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà, lọt trong một thung lũng rộng 141,3ha, bao quanh là núi rừng hùng vĩ. Do là xã vùng sâu và nghèo nhất của huyện Cát Hải, việc tiếp cận với các khu vực khác còn khó khăn nên người dân ở đây vẫn giữ được cuộc sống mang nét “nguyên thủy” như từ thuở xa xưa, và sự hồn hậu, chân chất đặc trưng của nông thôn Việt Nam.

[5]

Những năm trước, xã Việt Hải gần như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Bao quanh bởi một bên là rừng núi hoang vu và một bên là biển, để đến Việt Hải chỉ có 2 con đường: một là đi thuyền qua vịnh Lan Hạ đến bến Bèo và đi bộ vài kilo mét đường rừng để vào làng; hai là băng rừng nguyên sinh xuyên vườn quốc gia Cát Bà theo những đường mòn mạo hiểm cheo leo. Chính vì sự khó khăn do chia cắt địa lý, Việt Hải có những nét riêng độc đáo mà hiếm làng chài nào ở Vịnh Bắc Bộ có được: không gian tĩnh lặng, những nếp nhà yên bình, văn hóa sinh hoạt của dân làng tình nghĩa, gắn bó như một đại gia đình.

Vài năm gần đây, Việt Hải trở thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng thu hút khá nhiều khách nước ngoài thích tìm tòi khám phá những vùng đất mới. Đến Việt Hải du khách sẽ cảm nhận được không gian yên bình, nhịp sống dường như chậm lại, được đi bộ hoặc đạp xe khám phá cảnh đẹp rừng núi hoang sơ kỳ vĩ, tham gia trải nghiệm nghề nông của người dân trong xã, được leo núi, ngắm biển hay đến thăm những ngôi nhà cổ nằm sâu trong thung lũng bao quanh là núi non trùng điệp...

• Thực trạng kiến trúc - cảnh quan xã Việt Hải:

Xã đảo Việt Hải chỉ có khoảng 70 nóc nhà, đa phần là nhà một tầng có vườn cây bao quanh. Hình ảnh đặc trưng của một ngôi làng đồng bằng Bắc Bộ xưa vẫn còn hiện hữu ở nơi đây, với những ngôi nhà cổ tranh tre, vách đất, mái lợp cỏ gianh.

- Giao thông: Đường làng xuống cấp, tính thẩm mỹ thấp, không có vỉa hè cho người đi bộ. Cổng làng có kiến trúc không phù hợp với một ngôi làng truyền thống, gây ảnh hưởng lớn đến

- Kiến trúc: chưa có định hướng chung, công trình xây dựng tự phát, manh mún, không có tính đồng bộ, thiếu sự nghiên cứu bài bản, không thể hiện được nét đặc trưng văn hóa địa phương. Các ngôi nhà thuộc diện truyền thống không còn nhiều và chưa được bảo tồn đúng cách.

- Dịch vụ: các công trình dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du lịch.

- Cây xanh cảnh quan: chưa có phương án triển khai đồng bộ, chưa có điểm nhấn… [4]

• Cấu trúc làng chài Việt Hải

Theo Nguyễn Luận trong bài “Về nhà ở nông thôn truyền thống Bắc Bộ”, cấu trúc không gian làng truyền thống Bắc Bộ là một thể thống nhất, khép kín với các mối quan hệ chặt chẽ của các yếu tố như cổng làng, đường làng, chợ, đình đền chùa và các ngôi nhà…

Theo nghiên cứu của TS.Phạm Hùng Cường trong bài

“Văn hóa bản địa trong xây dựng môi trường cư trú truyền thống”, cấu trúc của làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ có một số dạng thức chủ yếu là dạng răng lược và dạng

phân nhánh cành cây.

Xét theo cấu trúc của làng truyền thống vùng ĐBBB, Việt Hải là một trường hợp khá thú vị. Làng có vỏn vẹn 70 ngôi nhà trong một thung lũng nhỏ hẹp bị bao quanh bởi rừng và núi. Trong làng không có đền và chùa, chỉ có một miếu thờ nhỏ nằm cách xa khỏi làng. Đình làng cũng nằm ngoài phạm vi đường bao làng (giữa tuyến đường độc đạo từ bến thuyền đến cổng làng). Trung tâm của làng là một quần thể 3 công trình nhỏ: nhà văn hóa, bưu điện và UBND xã. Mọi hoạt động đón tiếp khách chính thức đến làng đều diễn ra tại đây. Việt Hải còn một điểm độc đáo nữa là hoàn toàn không có chợ. Người dân từ xưa đến nay sống dựa vào đánh bắt hải sản, trồng cấy lúa nước và rau mầu. Chính lối sống tự cung tự cấp đó nên họ không cần có chợ. Người dân xã đảo giữ truyền thống trao đổi hàng hóa thực phẩm trực tiếp chứ không thông qua chợ như các làng ở đồng bằng. [5]

Cấu trúc làng chài Việt Hải, do đó là một dạng thức đơn giản và sơ khai. Chỉ có một trục giao thông chính và một lớp nhà bám theo trục đó. Ngay sau các lớp nhà là khu vườn rau, cây ăn quả hoặc ruộng lúa của người dân.

Hình 1. Bản đồ vị trí của xã Việt Hải trong huyện Cát Hải. Phạm vi Vườn quốc gia Cát Bà bao trùm phần lớn diện tích của xã

Nguồn: google maps

Bến tàu chưa có nhiều dịch vụ Kiến trúc cổng làng không phù hợp và xuống cấp

Nhà dân đa phần có kiến trúc một tầng Đường làng nhỏ hẹp, không có vỉa hè

Du khách tham quan nhà cổ Du khách đi dạo quanh làng bằng xe đạp

Hình 2. Hiện trạng làng Việt Hải. Nguồn: tác giả và tổng hợp internet

Hình 3. Mối quan hệ của các thành phần trong tổng thể làng truyền thống [2]

Hình 4. Cấu trúc một số làng truyền thống vùng Đồng bằng Bắc bộ; chủ yếu là dạng răng lược và dạng phân nhánh [3]

Một phần của tài liệu Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng: Số 40/2021 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)