Sự chuyển đổi cấu trúc làng chài Việt Hải dưới tác

Một phần của tài liệu Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng: Số 40/2021 (Trang 48 - 52)

Trong những năm trở lại đây, khách du lịch đến với Việt Hải ngày một tăng cao. Nếu như năm 2015 lượng khách du lịch đến Việt Hải đạt khoảng 9.000 lượt khách, thì chỉ trong sáu tháng đầu năm 2019, làng Việt Hải đã đón 20.500 lượt khách. Nhận thức rõ tiềm năng và lợi thế về du lịch cộng đồng, xã Việt Hải đã phối hợp với nhiều tổ chức, đoàn thể và ngành liên quan triển khai các mô hình đáp ứng nhu cầu đó. Các mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút

nhiều hộ gia đình tham gia, qua đó thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng động tại xã.

Theo UBND xã Việt Hải, trước đây người dân xã Việt Hải chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập rất thấp, đời sống kinh tế khó khăn. Nhưng 5 năm trở lại đây thì tỷ trọng về du lịch dịch vụ đã chiếm 65%, nông nghiệp chỉ còn 25%

và ngành nghề khác là 10%. Năm 2015 trên địa bàn xã chỉ có 1 homestay và chưa có các dịch vụ xe điện, xe khách phục vụ du lịch. Nhưng đến tháng 5/2019 đã có 5 homestay với 35 phòng nghỉ, 8 nhà hàng, 10 cửa hàng, 7 xe điện, 385 xe đạp , 5 thuyền kayac, 1 cano và 4 xe ô tô chở khách phục vụ du lịch. [4]

Những sự thay đổi về cấu trúc làng Việt Hải dưới tác động của du lịch được nhận định theo các mặt sau:

• Thay đổi về quy hoạch

Chính quyền xã Việt Hải đang trong quá trình lập quy hoạch chi tiết dựa trên quy hoạch chung đã có theo Quyết định số 704/QĐ-UB ngày 03/4/2002 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Quy hoạch này là định hướng phát triển cho tương lai, có tính đến sự tác động của du lịch đến địa phương.

Trong giai đoạn nghiên cứu quy hoạch, định hướng Việt Hải chuyển đổi cấu trúc làng chài sang mô hình làng du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương đã tính toán đến việc bổ sung vào quy hoạch của Việt Hải các diện tích dịch vụ, giao thông hướng đến đảm bảo cho phát triển du lịch.

Hình 5. Cấu trúc làng Việt Hải dạng tuyến đơn giản với một lớp nhà bám theo đường. Nguồn: tác giả

Hình 6. Các công trình dân tự xây như khách sạn, nhà nghỉ, home stay… đang hình thành tự phát, không đồng nhất về kiến trúc. Nguồn: tác giả

Hình 7. Các công trình dịch vụ giao cho dân tự thực hiện hiệu quả sử dụng không cao và ảnh hưởng đến kiến trúc - cảnh quan chung. Nguồn: tác giả

• Thay đổi về giao thông

Chính quyền đã cho xây dựng thêm hoặc cải tạo, mở rộng những giao thông có sẵn. Từ chỗ toàn bộ hệ thống đường làng chưa có vỉa hè, đã được bố trí thêm.

• Về hạ tầng kỹ thuật khác

Chính quyền cho xây dựng hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống dịch vụ tại bến Bèo, các khu vực vườn hoa, cây xanh…

• Thay đổi về cấu trúc không gian Cấu trúc không gian làng đã dần có sự thay đổi rõ nét theo thời gian. Dọc theo trục giao thông chính qua làng, các công trình dịch vụ mọc lên san sát. Các hộ dân đua nhau tự chuyển đổi nhà ở và đất cây xanh thành đất dịch vụ để phục vụ du lịch. Dù chính quyền đã có những nỗ lực trong việc cải tạo, nâng cấp giao thông, phân khu chức năng và bảo tồn các công trình cổ nhưng do nhu cầu du lịch tăng đột biến nên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

4. Kết luận và kiến nghị

• Kết luận

Bài báo thông qua sự chuyển đổi cấu trúc của làng chài Việt Hải đưa ra những nhận định về xu thế thay đổi cấu trúc của các làng chài trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng. Có thể nói, xu thế chung của các làng chài ven biển nước ta, đặc biệt ở những vùng có lợi thế về du lịch là sẽ có sự chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch cộng đồng. Muốn đón đầu xu thế đó, để những ngôi làng có sự phát triển bền vững trong tương lai thì người dân và các cấp chính quyền cần chủ động hơn trong việc nắm bắt các

cơ hội, xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế du lịch mang đậm tính bản địa của địa phương.

• Kiến nghị

Cần có các quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan tại địa phương. Công trình nhà cổ cần được duy tu, bảo trì bảo dưỡng và có kế hoạch bảo tồn. Cần có chính sách phát triển du lịch cộng đồng lâu dài và bền vững./.

Hình 9. Cấu trúc làng Việt Hải sau khi chuyển đổi sang mô hình du lịch

T¿i lièu tham khÀo

1. UBND huyện Cát Hải, “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Hải giai đoạn đến năm 2020”, 2005 2. Nguyễn Luận, “Về nhà ở nông thôn

truyền thống Bắc Bộ”, Tạp chí Kiến trúc online, ngày 20/1/2019.

3. Phạm Hùng Cường, “Văn hóa bản địa trong xây dựng môi trường cư trú truyền thống”, Tạp chí Kiến trúc số 05, 2017.

4. Báo cáo đề xuất chủ trương, Dự án:

“Cải tạo, chỉnh trang làng xã Việt Hải - Huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng”, UBND xã Việt Hải lập tháng 10/2019.

5. “Xã Việt Hải - điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn”, Tạp chí Du lịch Hải Phòng online, link bài báo: http://

www.dulichhaiphong.gov.vn/kham- pha-hai-phong/tuyen-hai-phong-cat- ba/pid333/xa-viet-hai-diem-du-lich- sinh-thai-cong-dong-hap-dan.html;

đăng nhập ngày 9/12/2020.

Hình 8. Cấu trúc làng Việt Hải trước khi chuyển đổi sang mô hình du lịch cộng đồng. Nguồn: tác giả

không được phép xây mới và hạn chế sự tiếp cận của các phương tiện giao thông hiện đại từ bên ngoài. Chỉ có người dân địa phương sinh sống tại làng có chỗ để xe. Nhờ có như vậy, sức ép từ du khách không ảnh hưởng mạnh đến cơ sở hạ tầng và kiến trúc quy hoạch nơi đây, mọi thứ vẫn được giữ gìn như hàng trăm năm trước.

Từ năm 2011, nhà quản lý Công viên Quốc gia Cinque Terre đã giới thiệu hệ thống bán vé tàu hoả và vé tham quan tới toàn bộ khu vực như một nguồn thu nhằm duy trì và bảo tồn vùng đất này và quản lý lượng khách du lịch đến và đi.

Thẻ được bán trực tiếp và online với giảm giá cho những du khách đặt nghỉ tại các các căn nhà có chứng nhận Chất lượng môi trường do Công viên Quốc gia Cinque Terre cung cấp.

Bên cạnh đó, nông nghiệp tại các địa phương này đang được tái phát triển theo hướng bền vững. Các dự án tái xây dựng và tu bổ kè đá của ruộng bậc thang thông qua việc cung cấp miễn phí vật liệu xây dựng (đá tảng) cho những người chủ đất, và giúp chuyên chở đến tận nơi bằng trực thăng. Những năm gần đây, khu vực này đã có sự cải thiện đáng kể về số lượng vườn trồng nho và sản lượng rượu nhờ có những chính sách khuyến khích của chính phủ và nhận thức của những người kế thừa các vườn nho cũng đã thay đổi. Các dự án phi lợi nhuận với mục đích cải thiện ảnh hưởng môi trường và xã hội trong thời kỳ biến đổi khí hậu đang được tiến hành, hướng dẫn những người chủ kỹ thuật xây dựng kè đá theo phương pháp truyền thống. [5]

4. Kết luận

Cinque Terre là khu vực có dịch vụ du lịch quan trọng cấp quốc tế cần được gìn giữ và phát huy. Để bảo tồn giá trị du lịch hấp dẫn của mình, Chính quyền Liguria đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế lưu lượng khách du lịch trong ngưỡng chấp nhận của Cinque Terre. Họ đã có tầm nhìn dài hạn cho một tương lai lâu dài hơn của ngành du lịch và tinh thần bảo tồn văn hoá, xã hội tại đây. Bên cạnh đó, các biện pháp nhằm phát triển bền vững thông qua việc cân bằng nguồn lợi ích từ dịch vụ du lịch để hỗ trợ những lĩnh vực truyền thống, mà điển hình là nông nghiệp tỏ ra đúng đắn.

Điều này giúp cân bằng lại các mối liên hệ giữa cảnh quan – con người – kinh tế và gìn giữ hệ sinh thái đã có sẵn từ hàng trăm năm trước./.

T¿i lièu tham khÀo

1. https://www.cinquedivino.it/en/ristorante/history/

2. https://www.thelocal.it/20190708/cinque-terre-town-pushes- train-company-to-limit-tourist-numbers

3. https://www.ft.com/content/1ecb6a10-7a8e-11e6-ae24- f193b105145e

4. https://www.immobiliare.it/affitto-case/la-spezia- provincia/?criterio=rilevanza

5. Emanue Raso (2019). Managing culture and social impact:

the 5 Terre Experience. Parco Nazionale delle Cinque-Terre.

6. (2019) Cinque terre in the italian Riviera and Parma the UNESCO gastronomy city. Parma in coming travel journey.

(tiếp theo trang 44)

Cinque Terre – Bảo tồn làng cổ ven biển...

Định hướng tổ chức không gian ở nông thôn gắn với sản xuất rau công nghệ cao trong cư trú vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa

Orientation for the spatial organization of rural dwellings in association with high tech vegetable farming in the coastal area of Thanh Hoa province

Đặng Thị Lan Phương

Tóm tắt

Đô thị hóa và công nghiệp hóa đã đem lại sự biến đổi mạnh mẽ cho Thanh Hóa nói chung và làng xã khu vực ven biển nói riêng. Bên cạnh những chuyển biến tích cực thì vùng cũng gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu gây nên. Trên thực tế, nông nghiệp công nghệ cao là một hướng đi tất yếu nhằm tăng năng suất, phát triển kinh tế cho vùng và đặt biệt là một giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà ở nông thôn gắn với sản xuất là một yếu tố đặc trưng cũng là một phần không nhỏ đóng góp trong sự thay đổi bộ mặt của nông thôn trên tiến trình phát triển. Bài báo đưa ra thực trạng trongkhông gian ở nông thôn vùng ven biển Thanh hóa và trên cơ sở phân tích các yêu cầu trong tổ chức không gian ở gắn với sản xuất rau công nghệ cao đã đưa ra những nguyên tắc cũng như những định hướng giải pháp cho tổ chức không gian nhà ở nông thôn để đáp ứng điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao, một hướng đi cho nông nghiệp 4.0 hiện nay.

Từ khóa: sản xuất rau, nông nghiệp công nghệ cao, kiến trúc nhà ở nông thôn, vùng ven biển

Abstract

Urbanization and industrialization have brought about strong changes for Thanh Hoa province in general and for villages in coastal areas in particular.

This region not only faces many difficulties caused by climate change but also the positive changes. In fact, high-tech agriculture is an indispensable direction to increase productivity, and develop economy for the region.

Especially, it is an effective solution for climate-resilient agriculture. Rural housing associated with productive space is a characteristic factor as well as a significant part contributing to the change in the rural areas in the development processes. The paper presents reality in the coastal area of Thanh Hoa province and analysis of organizational requirements in the of dwelling space associated with high-tech agriculture and the principles as well as solution in organizing rural dwelling space to meet the conditions of high-tech agricultural development, a direction for 4.0 agriculture.

Key words: vegetable farming, high-tech agriculture, rural dwellings, coastal areas

ThS. Đặng Thị Lan Phương

Bộ môn Công Nghệ Kiến trúc, Khoa Kiến trúc Email: phuong.dtl@hau.edu.vn

ĐT: 0902169691

Ngày nhận bài: 21/01/2021 Ngày sửa bài: 26/01/2021

1. Đặt vấn đề

Thanh Hóa, với đường bờ biển dài hơn 100km thuộc địa giới các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, là một trong những tỉnh đặc biệt có lợi thế và tiềm năng trong phát triển kinh tế vùng ven biển.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi hằng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bão lũ làm thiệt hại về người và tài sản, nông nghiệp bị ngập mặn và tàn phá đất đai tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.Chính bởi những yếu tố hạn chế này, việc Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư cho kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp áp dụng công nghệ cao là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Ưu điểm của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) là giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó mở rộng quy mô và thời gian sản xuất trong năm, giúp cây trồng vật nuôi có điều kiện phát triển thuận lợi [6].Rau màu ứng dụng CNC là một trong những loại hình trồng trọt đáp ứng điều kiện phát triển cho vùng ven biển với đặc trưng đất ngập mặn và nhiều ảnh hưởng bới khí hậu khắc nghiệt.

Ngày nay, cùng với phát triển kinh tế vùng ven biển, hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, những không gian hoạt động kinh tế cũ của làng xã cũng như của hộ gia đình cũng không thể tồn tại. Những mô hình kinh tế mới đã hình thành, ứng dụng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như nuôi trồng trong nhà kính, các mô hình nuôi cá tập trung, thủy canh [5]… được triển khai trên các vùng nông thôn, sự thay đổi không gian làng xã cũng bị biến đổi theo đó là một hậu quả tất yếu. Với phương thức sản xuất mới, công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ cao áp dụng trong các hoạt động kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi phát sinh chức năng mới và không gian mới để phù hợp với sự phát triển ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng. Nền nông nghiệp hướng đến sản xuất các loại nông sản theo nhu cầu thị trường thay vì dựa vào điều kiện tự nhiên và nguồn lực hiện có, sản xuất manh mún, tự phát và nghề “làm nông”

trở thành nghề như bao nghề khác với yêu cầu kỹ năng [2].

Thực tế, sau nhiều năm đổi mới, với nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội đã làm thay đổi cả về hình thức kiến trúc và không gian chức năng của kiến trúc nông thôn, đặc biệt là không gian ở. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay đó là cần đưa ra một mô hình cư trú, một cách thức ở mới phù hợp với điều kiện của công nghệ sản xuất mới cũng như phương thức sản xuất hiện đại, tạo môi trường thuận lợi cho các hộ nông dân, các trang trại, tiến hành sản xuất và áp dụng điều kiện của công nghệ cao trong nông nghiệp.

Cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đặc biệt là phát triển đường giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, chợ và thông tin để nhằm phát triển các hoạt động kinh tế nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông

Hình 1. Xóm Minh, Quảng Xương- Thanh Hóa - Điểm quần cư theo tuyến dọc trục đường chính. Ảnh tác giả thực hiện dựa trên google map

Một phần của tài liệu Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng: Số 40/2021 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)