Mục tiêu
Sau khi học bài này, học viên có thể:
1. Kể được 3 giai đoạn chuyển dạ.
2. Mô tả được cách theo dõi chăm sóc chuyển dạ đẻ thường trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế.
Nội dung
1. Định nghĩa chuyển dạ: Chuyển dạ là quá trình diễn tiến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung làm cho cổ tử cung xóa mở dần và kết quả là thai và rau được sổ ra ngoài.
2. Chẩn đoán chuyển dạ thực sự Dựa vào các dấu hiệu sau:
- Cơn co tử cung tăng dần.
- Ra nhầy/nhớt hồng âm đạo (còn gọi là nhựa chuối).
- Cổ tử cung xóa mở.
- Đầu ối thành lập.
3. Các giai đoạn của chuyển dạ: Gồm 3 giai đoạn chính:
3.1. Giai đoạn I - giai đoạn xóa mở cổ tử cung Chia làm 2 giai đoạn nhỏ:
a. Giai đoạn tiềm tàng:
- Cổ tử cung bắt đầu xóa mở đến 3cm.
- Có 3 cơn co tử cung trong 10 phút.
- Để mở được 1cm, thường mất 2 - 3 giờ
- Thời gian chuyển dạ của giai đoạn tiềm tang trung bình khoảng 8 giờ b. Giai đoạn tích cực:
- Cổ tử cung từ trên 3cm đến mở hết (10cm) - Có 4 - 5 cơn co tử cung trong 10 phút - Cổ tử cung mở trung bình 1,5cm/giờ
- Thời gian chuyển dạ của giai đoạn tích cực trung bình khoảng 7 giờ nhưng thường là sớm hơn
3.2. Giai đoạn II - Sổ thai
- Tính từ lúc cổ tử cung mở hết, đầu lọt cho đến khi thai sổ ra ngoài - Có khoảng 5 cơn co trong 10 phút.
- Thời gian của giai đoạn II trung bình ở con so là 40 - 45 phút (nếu trên 1 giờ cần phải can thiệp), con rạ là 20 phút (nếu trên 30 phút cần phải can thiệp).
3.3 Giai đoạn III - Sổ rau
- Tính từ lúc sổ thai cho đến khi rau sổ ra ngoài: từ 10 - 30 phút.
4. Theo dõi và chăm sóc cuộc chuyển dạ đẻ 4.1. Theo dõi toàn thân:
- Mạch, nhịp thở, huyết áp - Chảy máu
- Quan sát diễn biến toàn thân: nếu sản phụ mệt lả, kiệt sức, vật vã, khó thở phải chuyển đến cơ sở y tế. Trường hợp nặng (Mạch rất nhanh, nhỏ, khó bắt) phải cho bà mẹ nằm đầu thấp, cho uống nước chè đường nóng hoặc nước gừng pha đường nóng và tìm cách báo với cơ sở y tế gần nhất để phối hợp.
4.2. Theo dõi các cơn co tử cung:
- Theo dõi độ dài một cơn co và khoảng cách giữa hai cơn co.
- Cơn co tử cung quá thưa yếu, quá dài, quá mạnh hoặc rối loạn đều phải chuyển đến sơ sở y tế..
4.3. Theo dõi nhịp tim thai.
- Nghe tim thai 30 phút một lần ở giai đoạn tiềm tàng, 15 phút một lần ở giai đoạn tích cực.
- Nghe trước và sau khi bấm ối hoặc khi ối vỡ (để phát hiện bất thường, đặc biệt là bị sa giây rau khi ối vỡ).
- Thời điểm nghe tim thai là ngay sau khi hết cơn co tử cung.
- Phải đếm tần số nhịp tim thai trong 1 phút, nhận xét tim thai có đều hay không, nghe rõ hay không rõ, mạnh hay yếu.
- Nhịp tim thai trung bình từ 120 - 160 lần/phút, nếu nhịp tim thai trên 160 lần/phút hoặc dưới 120 lần/phút hoặc không đều, phải chuyển đến sơ sở y tế hoặc chuyển tuyến gấp.
4.4. Theo dõi tình trạng ối:
- Ối còn hay đã vỡ (nếu vỡ ối thấy nước rỉ ra ở âm đạo liên tục, thăm âm đạo ngón tay trực tiếp sờ thấy ngôi thai).
- Bình thường sờ thấy màng ối sát da đầu thai nhi (ối dẹt).
- Khi cổ tử cung mở hết mà ối chưa vỡ phải tiến hành bấm ối bằng dụng cụ vô khuẩn.
- Chuyển đến bệnh viện/cơ sở y tế trong trường hợp: sờ thấy màng ối rất xa đầu thai nhi, ối đã vỡ.
4.5. Theo dõi mức độ xóa mở cổ tử cung:
- Thăm âm đạo 4 giờ/lần, khi ối vỡ và khi quyết định cho sản phụ rặn.
- Tuyến xã phải chuyển tuyến ngay nếu cổ tử cung không tiến triển, phù nề, cổ tử cung mở hết mà đầu không lọt.
- Nếu cổ tử cung từ khi bắt đầu xóa mở đến dưới 3cm kéo dài trên 8 giờ phải chuyển tuyến.
- Nếu cổ tử cung trên 3 cm đến khi mở hết kéo dài trên 7 giờ hay sau 4 giờ mà không mở thêm 4 cm thì phải chuyển tuyến.
4.6. Theo dõi mức độ tiến triển của ngôi thai: Nếu ngôi thai không tiến triển, luôn ở cao, trờm vệ, đầu thai nhi có bướu huyết thanh, đầu uốn khuôn nhiều (chồng xương sọ), phải chuyển tuyến, nơi có điều kiện mổ lấy thai.
TỰ LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn cho các câu từ 1 đến 5:
Câu 1. Nêu 4 triệu chứng chính để chẩn đoán một cuộc chuyển dạ.
A. Cơn co tử cung tăng dần
B. ...
C. ...
D...
Câu 2. Nêu 3 giai đoạn chuyển dạ:
A. ...
B. ...
C. ...
Câu 3. Giai đoạn I của một cuộc chuyển dạ chia làm 2 giai đoạn nhỏ là:
A. ...
B. ...
Câu 4. Nêu các trường hợp bất thường về ối cần chuyển tuyến:
A. Ối vỡ non - vỡ sớm.
B. ...
C. ... ...
D. ... ...
Câu 5. Khi sản phụ đẻ tại trạm y tế xã, nhân viên y tế cần theo dõi những gì:
A...
B. Các cơn co tử cung.
C. ... ...
D...
E. Sự xóa mở của cổ tử cung F- Mức độ tiến triển của ngôi thai
Bài 18