DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo Cô đỡ thôn bản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 114 - 117)

KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Bài 30. DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ Ở VIỆT NAM

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này,người học có khả năng:

1. Trình bày được sự gia tăng dân số ở Việt Nam.

2. Trình bày những tác động của dân số đối với con người và xã hội.

3. Mô tả cơ cấu dân số của Việt Nam.

4. Nêu được một vài công thức tính cơ bản về dân số.

NỘI DUNG

Dân số học là một ngành khoa học nghiên cứu về dân số, được định nghĩa theo nghĩa hẹp là ngành khoa học nghiên cứu về qui mô, cơ cấu, biến động dân số.

Các hiện tượng dân số gắn chặt với đời sống của xã hội.

Nói đến dân số học là nói đến các mối liên hệ giữa các quá trình phát triển dân số và hoàn cảnh xã hội, kinh tế văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy khi nói đến dân số, không thể tách nó ra khỏi các điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường.

1. Sự gia tăng dân số ở Việt Nam

- Quy mô dân số: Theo kết quả các cuộc điều tra dân số + Ngày 1/10/1979: 52,7 triệu người

+ Ngày 1/10/1989: 64,4 triệu người + Ngày 1/10/1999: 76,3 triệu người

+ Ngày 1/4/2009: trên 85 triệu người (85.789.573 người)

- Mật độ dân số ở mức cao, gần 260 người/1 km2, gấp 1,8 lần mật độ dân số Trung Quốc và gấp 5 lần mật độ dân số trung bình của thế giới. Theo nghiên cứu để cuộc sống thuận lợi chỉ nên có từ 35 - 40 người/1km2. Như vậy, Việt Nam mật độ dân số đã gấp khoảng 6 – 7 lần “mật độ chuẩn”. Là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Phihppines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dự báo đến năm 2024 dân số nước ta sẽ vượt 100 triệu người, mật độ dân số sẽ lên tới 335 người /1km2.

2. Những tác động của dân số đối với con người và xã hội 2.1. Tác động tích cực

Dân số phát triển tạo nên lực lượng sản xuất và tiêu dùng dồi dào, kích thích sản xuất của xã hội.

Dân số đông là nguồn lực vững chắc để bảo vệ đất nước.

2.2. Tác động tiêu cực

Dân số tăng trong khi đất đai không tăng làm giảm bình quân đất đai theo đầu người đưa đến giảm thu nhập, đói nghèo.

Diện tích rừng bị thu hẹp do con người phá đi để lấy đất trồng trọt hoặc làm nhà, làm củi dẫn đến thay đổi khí hậu, lũ lụt, đất đai bị xói mòn, mất bản chất.

Không đủ công ăn việc làm, thất nghiệp gia tăng.

An ninh, trật tự xã hội giảm sút, tệ nạn xã hội gia tăng.

Chất lượng giáo dục thấp kém do nhiều trẻ em không được đến trường, trường lớp xây dựng không kịp đáp ứng với mức tăng dân số.

Đời sống vật chất và xã hội thấp kém dẫn đến sức khoẻ người dân giảm sút, bệnh viện xây dựng không kịp, bệnh xã hội trở nên phổ biến, kết cục là cuộc sống gia đình cũng khó khăn, hạnh phúc gia đình bị xâm hại.

3. Cơ cấu dân số

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, lứa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và đặc trưng khác

3.1. Cơ cấu dân số theo giới tính

Là sự phân chia tổng số dân thành số nam và số nữ.

Số nam (nữ)

Tỷ lệ nam (nữ) trong tổng số dân x100 Tổng số dân

Ví dụ: Tỷ lệ nữ trong dân số xã A là: 208/405x100 = 51,6%

Tỷ lệ nam sẽ là: 48,4%.

3.2. Cơ cấu dân số theo tuổi

Có nhiều cách phân loại nhóm tuổi nhưng đối với cán bộ y tế các độ tuổi sau đây cần được quan tâm nhiều hơn cả:

- Trẻ dưới 1 tuổi: Lứa tuổi này có tỷ lệ mắc bệnh cao, tử vong cao và là lứa tuổi cần tiêm chủng đầy đủ trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay.

- Trẻ dưới 5 tuổi : cũng có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao (tuy có giảm hơn ở lứa tuổi dưới 1 tuổi) và đặc biệt hay bị suy dinh dưỡng.

- Tuổi vị thành niên : Là lứa tuổi từ 10 –19 là lứa tuổi dậy thì, có nhiều biến dộng lớn trong cơ thể về thể chất cũng như tinh thần.

- Tuổi từ 15- 49 ở phụ nữ là lứa tuổi sinh đẻ (thường chiếm trên 24% dân số).

- Tuổi từ 60 trở lên: Lứa tuổi già, có nhiều bệnh đòi hỏi cách chăm sóc cẩn thận, chu đáo hơn ở các lứa tuổi khác.

- Trong cộng đồng số người từ 14 tuổi trở xuống và từ 60 tuổi trở lên được coi là số người sống phụ thuộc.

3.3. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân

Trong số nữ từ 15 tuổi trở lên cần chú ý đến các loại:

- Đang có chồng

- Độc thân

- Goá bụa

- Ly thân

- Ly hôn

3.4. Một vài chỉ số khác về dân số nên biết:

a) Cơ cấu dân số trung bình

Dân số trong một khu vực dân cư luôn luôn biến động. Để có được ước lượng dân số của một vùng trong mỗi năm người ta tính dân số trung bình (DSTB) bằng cách:

Dân số đầu năm + Dân số cuối năm DSTB = ---

2

Hoặc có thể lấy tổng số dân có mặt vào ngày 1/7 hàng năm làm dân số trung bình.

b) Tỷ suất sinh thô tính theo phần nghìn (TXST):

Số trẻ đẻ ra sống trong năm

TXST = --- x 1000

DSTB

c) Tỷ suất chết thô tính theo phần nghìn (TXCT):

Tổng số người chết trong năm TXCT = --- x 1000

DSTB

d) Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: (PTDSTN)

Số trẻ đẻ ra sống - số chết

PTDSTN = --- x 100

DSTB

Hoặc lấy tỷ suất sinh thô trừ tỷ xuất chết thô ( phần nghìn) rồi qui ra phần trăm.

TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày sự gia tăng dân số ở Việt Nam?

2. Trình bày những tác động của dân số đối với con người và xã hội?

3. Mô tả cơ cấu dân số của Việt Nam?

4. Nêu một vài công thức tính cơ bản về dân số?

Tự lượng giá

Câu1: Viết 3 cơ cấu dân số của Việt Nam A. ………

B. ………

C. ………

Câu 2: Viết đủ 4 chỉ số về dân số nên biết A. ………

B. ………

C. ………

D. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

A. Dân số tăng trong khi đất đai không tăng làm giảm bình quân đất đai theo đầu người dẫn đến ...

B. Diện tích rừng bị thu hẹp do con người phá đi để lấy đất trồng trọt hoặc làm nhà, làm củi dẫn đến ..., đất đai bị xói mòn, mất bản chất.

Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm Tác động tiêu cực của dân số tăng:

A. Không đủ công ăn việc làm, ... gia tăng.

B. An ninh, trật tự xã hội giảm sút, ... gia tăng.

C. Chất lượng giáo dục ... do nhiều trẻ em không được đến trường, trường lớp xây dựng không kịp đáp ứng với mức tăng dân số.

D. Đời sống vật chất và xã hội thấp kém dẫn đến ..., bệnh viện xây dựng không kịp, bệnh xã hội trở nên phổ biến, kết cục là cuộc sống gia đình khó khăn, hạnh phúc gia đình bị xâm hại.

* Phân biệt đúng sai

Nội dung Đúng Sai

5. Dân số đông là nguồn lực vững chắc để bảo vệ đất nước

6.Dân số tăng làm cho khó sắp xếp công ăn việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng

7.Gia đình đông con trẻ em thường không được đến trường đầy đủ 8.Dân số tăng diện tích đất ruộng bị thu hẹp, con người phá rừng làm thay đổi khí hậu, lũ lụt ....

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo Cô đỡ thôn bản - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)