Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh tra,giám sát của NHNN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.doc (Trang 29 - 34)

của NHNN.

a). Về mặt lập pháp:

Có thể nói Luật NHNN 2010 đã đặt nền móng pháp lý có hiệu lực cao và căn bản về tổ chức, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN. Tuy nhiên, với nhiều quy định mới như vậy sẽ đặt ra những thách thức, khó khăn không nhỏ cho NHNN trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật để triển khai thực hiện các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng khi Luật NHNN 2010 có hiệu lực. Dưới đây là một số giải pháp hoàn thiện về mặt phát lý đối với hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng.

Nhanh chống ban hành Nghị định hướng dẫn Luật NHNN 2010, trong lĩnh vực Thanh tra, giám sát cần ban hành nghị định mới để thay thế Nghị định số

91/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng theo quy định tại Khoản 2, Điều 49, Luật NHNN 2010.

Trong đó, cần xem xét thêm một số vấn đề sau:

+ Nghiên cứu tổ chức mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng ở cả Trung ương và địa phương phù hợp với nguyên tắc, đối tượng, nội dung thanh tra, giám sát ngân hàng và các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Luật NHNN 2010; đặc biệt là các quy định tại Khoản 2, 3 (Điều 51); Khoản 2 (Điều 55); Khoản 2, 3, 4 (Điều 58); Khoản 2 (Điều 59).

+ Quy định xử lý mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về phân cấp trách nhiệm thanh tra, giám sát và quan hệ chỉ đạo, điều hành.

+ Xử lý vấn đề thực hiện chức năng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật về phòng, chống tham nhũng.

Rà soát lại các quy định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Thống đốc NHNN về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để xử lý phù hợp; bảo đảm về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị trực thuộc được thiết kế phù hợp với quy định của Luật NHNN 2010 về Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thống đốc NHNN cần kịp thời nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng theo Khoản 5, Điều 51, Luật NHNN 2010. Đồng thời nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng theo Khoản 5, Điều 51, Luật NHNN 2010 để thay thế cho Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999.

Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro theo Khoản 2, Điều 59, Luật NHNN 2010.

Tăng cường công tác Thanh tra, giám sát theo chỉ thị số 03 của Ngân hàng nhà nước ngày 22/04/2008.

Xem xét đổi mới hệ thống ngân hàng nhà nước theo Quyết định 112/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020. Trong đó chú trọng đến cơ quan thanh tra giám sát.

Cần phải áp dụng 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban BASEL. Theo đó một nội dụng quan trọng của hoạt động thanh tra giám sát là

thanh tra, giám sát viên, giám sát các tập đoàn ngân hàng trên cơ sở hợp nhất. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới về mô hình cũng như phương thức hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng.

b). Về mặt tổ chức và hoạt động.

Nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng: Làm thế nào để nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng là một vấn đề quan trọng, với định hướng tổ chức lại hệ thống NHNN gọn nhẹ hơn theo khu vực có thể giảm bớt tốn kém trong giám sát từ xa, thanh tra chi nhánh NHNN không thực hiện công tác giám sát từ xa mà nhiệm vụ này dành cho thanh tra NHNN thực hiện đối với trụ sở chính của các tổ chức tín dụng.

Sắp xếp lại chức năng thanh tra tại chỗ: Hiện tại, các phòng thanh tra thực hiện thanh tra theo các nhóm tổ chức tín dụng, được phân theo hình thức sở hữu.

Cho phép thanh tra ngân hàng được uỷ nhiệm một số công việc cho kiểm toán độc lập: Với nhân lực có hạn trong khi khối lượng thanh tra của ngân hàng ngày càng nhiều, cần có quy định thanh tra ngân hàng được ủy nhiệm một số công việc của mình cho kiểm toán độc lập như ở một số nước phát triển, tất nhiên một khi kiểm toán độc lập đạt được chuẩn mực nhất định.

Đổi mới phương pháp giám sát: Hiện nay, phương pháp giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, NHNN đẩy nhanh việc tiến hành xây dựng và thực hiện triển khai phương pháp giám sát theo CAMELS. Vì việc thực hiện giám sát theo CAMELS sẽ đảm bảo được tính đơn giản, dể thực hiện cho các cán bộ giám sát NHNN, đảm bảo tính đồng bộ với các công việc khác khi không đòi hỏi sự thay đổi quá lớn trong các hoạt động giám sát hiện tại phù hợp với Việt Nam hiện nay.

Thống nhất nội dung giám sát: Nội dung trong từng báo cáo giám sát cần được thống nhất theo phương pháp giám sát được lựa chọn trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn NHNN triển khai phương pháp giám sát theo CAMELS thì nội dung trong từng báo cáo giám sát cần được xây dựng theo các cấu phần của CAMELS.

Trước mắt, các nội dung trong các báo cáo giám sát sẽ được thống nhất theo phương pháp giám sát theo CAMELS như sau:

+Thống nhất nội dung trong báo cáo giám sát vĩ mô. + Thống nhất nội dung trong báo cáo đánh giá xếp hạng. + Thống nhất nội dung trong báo cáo cảnh báo sớm.

+ Thống nhất nội dung trong báo cáo tiền thanh tra.

Hoàn thiện quy trình giám sát: Quy trình giám sát cần có sự kết hợp của hai bộ phận chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ của Cơ quan Thanh tra, giám sát của NHNN. Ngoài vị trí và vai trò của từng bộ phận trong hệ thống giám sát nói chung, trong đó bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ cần phối hợp hoạt động và xây dựng các báo cáo giám sát như đã mô tả, quy trình giám sát cụ thể cũng cần được xây dựng nhằm chỉ rõ các bước công việc và đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả cho công tác giám sát.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát, đào tạo cán bộ giám sát có chuyên môn và đội ngũ kế cận: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực luôn là yếu tố được NHNN quan tâm và đề cao. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể cần được xây dựng theo hướng: NHNN cần có một chuyên gia tư vấn thường trú có kinh nghiệm để hướng dẫn và đào tạo trực tiếp cho các cán bộ thanh tra tại chỗ và các cán bộ phân tích từ xa; NHNN cần phát triển một chương trình chuẩn về đào tạo, cấp chứng chỉ và đánh giá cán bộ; Việc đào tạo tại các chi nhánh cần nhận được sự chú ý đặc biệt ngay từ đầu; NHNN cần bố trí việc hợp tác đào tạo và đào tạo ở nước ngoài với mục tiêu xác đáng và rõ ràng.

Tiếp tục tăng cường công tác Thanh tra, giám sát theo chỉ thị số 03/2008/CT- NHNN ngày 22/04/2008 về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước, nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các tổ chức tín dụng nguy cơ phá sản.

KẾT LUẬN:

Hiện nay nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó tạo ra cho đất nước ta muôn vàn thuận lợi, bên cạnh đó cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế. Thời gian qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhiều ngân hàng thương mại bị phá sản và còn nhiều ngân hàng đang đứng trước bờ vực phá sản có thể dẫn đến một khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến các nước trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trước tình hình đó vai trò của Ngân hàng nhà nước càng được chú trọng hơn trong việc việc duy trì, ổn định nền kinh tế hiện nay. Mặt khác hiện nay ở nước ta có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động, cạnh tranh lãnh nhau, có thể dẫn đến việc phá sản của một tổ chức tín dụng nào đó do cạnh tranh không lành mạnh. Trước vấn đề đó đòi hỏi Ngân hàng nhà nước với chức năng của mình cần phải tiến hành Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện và phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế.

Cùng với việc Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước cần phải đổi mới cơ chế Thanh tra, giám sát và tăng cường Thanh tra, giám sát trong tình hình mới, mặt khác là tích cực áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào trong quá trình Thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng một mặt vừa đánh giá khách quan tình hình của các tổ chức tín dụng; mặt khác vừa thực hiện cam kết quốc tế trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời xây dựng hệ thống Thanh tra, giám sát ngân hàng hoàn thiện cả về mặt pháp luật lãnh cơ cấu, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu Ngân hàng nhà nước trong tình hình mới. Quan trọng hơn cả là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thanh tra, giám sát ngân hàng là rất cần thiết để tăng cường phục vụ cho công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước.doc (Trang 29 - 34)