BÀI 3: LẮP ĐẶT MẠCH THỨ CẤP TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
2. Các yêu cầu đối với mạch điều khiển
Vì các máy cắt nằm ở nhà phân phối điện, KĐK và người trực ở phòng điều khiển trung tâm. Nên trong sơ đồ điều khiển cần có tín hiệu vị trí đóng mở máy cắt khi làm việc bình thường cũng như sự cố.
- Tín hiệu chỉ vị trí bình thường của MC được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng, nghĩa là khi các khóa điều khiển và máy cắt có cùng vị trí.
- Tín hiệu chỉ sự cố được thực thiện theo nguyên tắc không tương ứng giữa vị trí khóa điều khiển và máy cắt (KĐK ở vị trí đóng, MC ở vị trí ngược lại)
Hình 3.2.1. Sơ đồ có tín hiệu vị trí
* Tín hiệu chỉ vị trí tương ứng(Máy cắt và khóa điều khiển) - Khi MC đóng, KĐK đóng
Đèn đỏ sáng bình thường (hình 3.2.1.a)
- Khi MC cắt, KĐK cắt Đèn xanh sáng bình thường (hình 3.2.1.b)
* Tín hiệu chỉ vị trí không tương ứng(Máy cắt và khóa điều khiển)
- Khi MC cắt, KĐK đóng
Đèn xanh sáng nhấp nháy (hình 3.2.1.c)
Hình 3.2.1.a: Tín hiệu vị trí tương ứng
Hình 3.2.1.b: Tín hiệu vị trí tương ứng
Hình 3.2.1.c: Tín hiệu vị trí không tương ứng
- Khi MC đóng, KĐK cắt
Đèn đỏ sáng nhấp nháy (hình 3.2.1.d)
2.2. Sơ đồ ngoài việc đóng cắt bằng tay còn phải đóng cắt tự động Dùng tiếp điểm bảo vệ của rơ le RTĐ
hoặc RBV. Thực hiện bằng cách nối song song tiếp điểm của bảo vệ rơ le với tiếp điểm ở các mạch khóa.
Khi MC ở trạng thái đóng thì MC2ở trạng thái đóng, 12 không thông vì KĐK ở vị trí đóng tương ứng. Khi bẻ khóa KĐK về vị trí cắt 12 thì thông mạch do đó có dòng qua cuộn cắt làm cắt MC. Trường hợp không bẻ khóa về vị trí cắt mà rơ le tự tác động đóng RBV để cắt MC.
Ở đây công tắc tơ trung gian K làm nhiệm vụ khép mạch cuộn đóng của máy cắt khi mạch đóng có điện. Khải khép mạch cuộn đóng công
tắc tơ vì thường dòng điện đóng của máy cắt rất lớn, không cho phép khép mạch cuộn đóng qua tiếp điểm của KĐK.
2.3. Sơ đồ có khả năng kiểm tra thường xuyên mạch điều khiển
Để kiểm tra mạch điều khiển có thể chỉ dùng đèn tín hiệu hoặc vừa dùng đèn và tín hiệu âm thanh.
Hình 3.2.3: Sơ đồ kiểm tra mạch đóng cắt bằng tín hiệu ánh sáng
Hình 3.2.1.d: Tín hiệu vị trí không tương ứng
Hình 3.2.2: Tín hiệu kết hợp cắt tự động
Thông thường dòng điện làm việc của đèn được chọn bằng (10 -:- 15)% dòng điện làm việc của cuộn dây đóng và cắt. Điện trở phụ R được mắc nối tiếp trong mạch để tránh việc đóng cắt nhầm lẫn máy cắt khi bản than các đèn bị ngắn mạch.
* Khi MC ở trạng thái cắt tương ứng – Đèn cắt sáng sẽ kiểm tra mạch cuộn đóng (K) như hình 3.2.3.a
* Khi MC ở trạng thái đóng tương ứng (MC2 đóng), đèn đóng ĐĐ sáng sẽ kiểm tra được mạch cắt CC như hình 3.2.3.b
2.4. Các cuộn dây đóng cắt chỉ chịu được dòng với thời gian ngắn (một vài phần giây)
Nếu dòng điện đóng hoặc cắt tồn tại lâu cuộn dây sẽ bị cháy, nên yêu cầu sau khi máy cắt MC đã hoàn thành nhiệm vụ thì phải đóng dòng điều khiển qua các cuộn dây.
Việc này thực hiện bằng cách:
- Trong mạch cắt lắp tiếp điểm phụ thường mở MC2. Khi máy cắt MC cắt xong tiếp điểm MC2 mở ra cắt dòng điện qua cuộn CC.
- Ở mạch đóng đưa tiếp điểm thường đóng MC1. Khi đóng xong tiếp điểm MC1 mở ra cuộn K mất điện, mở tiếp điểm K cuộn đóng CĐ mất điện.
2.5.Trong mạch điều khiển phải có khóa để tránh hiện tượng đóng cắt nhiều lần MC
Trong mạch bảo vệ người ta đưa thêm rơ le trung gian RG có 2 cặp tiếp điểm thường ở 1RG, 2RG và 1 cặp tiếp điểm thường đóng 3RG. Các tiếp điểm này được mắc như hình vẽ.
Hình 3.2.3. a
Hình 3.2.3. b
Hình 3.2.4.Cuộn dây đóng cắt với thời gian ngắn
Hình 3.2.5.Sơ đồ bộ khóa chống đóng cắt nhiều lần liên tục
- Khi đóng máy cắt MC bằng KĐK mà trong mạch động lực cò ngắn mạch thì RBV đóng lại cấp điện cho RG sẽ làm mở 3RG và đóng 1RG, 2RG:
+ 1RG đóng sẽ làm cắt máy cắt MC
+ 3RG mở ra làm K không có điện dù MC1 đóng máy cắt không thực hiện đóng được.
+ 2RG đóng để tự dữ cho RG cho đến khi KĐK thay đổi vị trí (dời Đ1)
- MC cắt KĐK cắt MC1 đóng, MC2 mở Cuộn RG không có điện: 1RG và 2RG mở, 3RG đóng (Hình 3.2.5.a)
- Đóng MC bằng KĐK 11 thông, Kcó điện, tiếp điểm K đóng CĐ có điện đi đóng máy cắt (hình 3.2.5.b)
- MC1 mở, MC2 đóng. Nếu mạch động lực ngắn mạch RBV đóng, RG có điện 1RG và 2RG đóng, 3RG mở 1RG đóng, CC có điện đi cắt MC
Hình 3.2.5.a
Hình 3.2.5.b
Hình 3.2.5.c
2.6. Trong sơ đồ ngoài tín hiệu ánh sáng còn phải có tín hiệu âm thanh báo sự cố
Hình 3.2.6. Sơ đồ mạch tín hiệu âm thanh sự cố
Trong sơ đồ người ta dùng hai cặp tiếp điểm 3 và 13 của KĐK để mắc nối tiếp nhau để tránh trường hợp tín hiệu âm thanh phát đi nhầm khi có sự không tương ứng giữa máy cắt và khóa điều khiển trong quá trình thao tác đóng
Ở mỗi nhà máy hoặc TBA chỉ dùng một còi chung cho tất cả các máy cắt, mạch tín hiệu âm thanh sự cố của mỗi máy cắt đều được nối với còi thông qua thanh góp còi TGCO.
Khi nghe còi kêu, nhìn vào tín hiệu đèn sự cố sẽ biết được mạch nào vừa được tự động cắt ra.
- Bình thường nếu KĐK đóng và MC đóng (tương ứng) mạch 3 và 13 kín nhưng TG sự cố vẫn không có điện vì tiếp điểm MC1 mở ra còi không kêu (hình 3.2.6.a).
Hình 3.2.6. a
- Khi MC cắt tự động (không tương ứng) thì tiếp điểm MC1 đóng lại TGCO có điện còi kêu (Hình 3.2.6. b)
.
Hình 3.2.6. b
2.7. Mạch điều khiển phải có khí cụ điện bảo vệ riêng như cầu chì hoặc áp tô mát