Tín hiệu sự cố

Một phần của tài liệu Giáo trình Phần điện trong nhà máy thủy điện (Nghề: Vận hành thủy điện) - Trường Cao Đẳng Lào Cai (Trang 59 - 63)

BÀI 3: LẮP ĐẶT MẠCH THỨ CẤP TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

3.2 Tín hiệu sự cố

Trong nhà máy và TBA có hai loại tín hiệu sự cố:

- Tín hiệu âm thanh (còi) dùng chung trong toàn nhà máy;

- Tín hiệu ánh sáng sự cố (đèn nhấp nháy) dùng riêng cho từng mạch.

Hai tín hiệu này thực hiện trên nguyên tắc không tương ứng giữa MC và KĐK, do đó nhân viên phải sử lý khử còi và ánh sáng. Khi nghe còi kêu người trực nhật phải tiến hành khử còi. Có thể khử còi riêng hoặc còi tập chung như sau:

3.2.1. Khử còi riêng

Đối với các thiết bị có tí mạch (ít máy cắt) để khử tín hiệu âm thanh sự cố có thể tiến hành riêng cho từng mạch bằng cách quay tay cầm của khóa điều khiển về vị trí tương ứng của máy cắt (hình 3.2.6). Song khử còi như vậy, khi quay KĐK về vị trí tương ứng với máy cắt, cả tín hiệu âm thanh và ánh sáng sẽ mất đồng thời nên không thuận lợi khi vận hành các thiết bị lớn có nhiều mạch. Để khắc phục người ta đưa ra phương pháp khử còi tập trung.

3.2.2. Khử còi tập trung

Khi nghe còi kêu, người trực nhật ấn vào nút khử còi tập trung làm cho còi tắt, do đó vẫn còn ánh sáng sự cố riêng, cho phép dễ dàng biết được mạch nào vẫn còn sự cố.

Sơ đồ khử còi tập trung có thể thực hiện tác động lặp lại và không lặp lại.

a) Sơ đồ khử còi tập trung không lặp lại.

Khi nghe còi kêu ấn nút khử còi (NK), tín hiệu âm thanh sẽ mất, rơ le trung gian RG được tự dữ ở trạng thái có điện cho đến khi quay KĐK về vị trí cắt tương ứng với máy cắt.

Nhược điểm của sơ đồ trong thời gian KĐK chưa quay được về vị trí cắt, nếu một máy cắt khác bị sự cố bộ phận tín hiệu âm thanh báo hiệu sự cố không có tín hiệu, người trực nhật không biết có sự cố thứ hai đó. Do đó sơ đồ này chỉ thích hợp trong nhà máy có ít mạch.

- MC và KĐK đóng, các tiếp điểm MC1 mở, 3 cặp tiếp điểm 3 và 13 thông, RG không có điện, 1RG đóng, 2RG mở (không có sự cố - hình 3.3.2)

Hình 3.3.2. Sơ đồ khử còi tập trung không lặp lại

- Nếu có sự cố MC cắt, MC1 đóng (ví dụ MC1 đóng), 1RG đóng  Còi kêu ĐX sáng nhấp nháy ở vị trí MC (hình 3.2.2.a)

- Nhấn nút khử còi NK  RG có điện 1RG mất điện, còi hết kêu, tín hiệu sáng nhấp nháy vẫn còn, 2RG đóng tự giữ cho cuộn dây RG (hình 3.2.2.b).

- Nếu muốn khử tín hiệu ánh sáng ta phải xoay KĐK về vị trí cắt.

b) Sơ đồ khử còi tập trung có tác động lặp lại Hình 3.3.2.a

Hình 3.3.2.b

Sơ đồ này được thực hiện bằng cách sử dụng rơ le tín hiệu xung đặc biệt RTX, nó bao gồm 1 biến áp BU, 1 rơ le phân cực RPC. Rơ le này có hai cuộn dây, 1 cuộn dây nối với thứ cấp máy biến điện áp, cuộn 2 nối trong mạch nút khử tín hiệu tập trung.

Hình 3.3.3: Sơ đồ khử còi tập trung có tác động lặp lại

Khi có sự cố MC mở cuộn sơ cấp của máy biến điện áp được nối với nguồn một chiều qua các tiếp điểm của mạch không tương ứng (KĐK và tiếp điểm phụ của MC). Do đó có dòng quá độ đi trong cuộn sơ cấp, nên cuộn thứ cấp của máy biến điện áp có điện, làm cho cuộn dây 1 của rơ le phân cực tác động đóng tiếp điểm của nó  RPC đóng, RG có điện làm cho còi kêu.

Hình 3.3.3.a

Để khử còi chỉ cần ấn vào nút NK, cuộn 2 có điện sữ mở RPC mạch sẽ trở về trạng thái bình thường (hình 3.3.3.b).

Hình 3.3.3.b

Để thử còi ta ấn vào nút NT để nối kín mạch cuộn dây sơ cấp của máy biến điện áp và tạo dòng điện quá độ đi qua nó giống như khi đóng tiếp điểm MC của máy cắt.

* Đặc điểm của sơ đồ

- Không cho phép khử còi bằng KĐK.

- Dòng điện quá độ trong BU có thể nhỏ làm cho sự làm việc của rơ le phân cực có thể làm việc không chắc chắn (trong thực tế có thể dùng mạch khuyếch đại xung trước khi đưa vào RPC)

Một phần của tài liệu Giáo trình Phần điện trong nhà máy thủy điện (Nghề: Vận hành thủy điện) - Trường Cao Đẳng Lào Cai (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)