Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác Động Của Nợ Nước Ngoài Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam (Trang 21 - 27)

2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây

2.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Đoàn im Thành (2008) đã nghiên cứu về vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2005.Nghiên cứu này thông qua việc sử dụng mô hình hệ thống dạng tĩnh lược của Jame de Pines và mô hình hồi quy bội để giải thích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu liệu nợ nước ngoài ở Việt Nam có bền vững hay không và đóng góp của nó cho tăng trưởng kinh tế như thế nào. Tác giả đã sử dụng số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổng Cục thống kê Việt Nam (GSO), để

phân tích thực nghiệm.Theo đó nợ nước ngoài đối với Việt Nam trong thời điểm này chủ yếu là vốn ODA với lãi suất thấp và thời gian cho vay dài, tỷ lệ vay thương mại là không đáng kể.Các chỉ số an toàn về nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn và khó có khả năng xảy ra khủng hoảng về nợ .Qua số liệu từ kết quả của mô hình cho thấy,đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 20 năm ua; Viện trợ có thể không trực tiếp tác động hay tác động tiêu cực đến tăng trưởng, nhưng có thể có tác động đến tăng trưởng phúc lợi bình uân đầu người thông ua các dự án công. Nợ có tác động âm đến tăng trưởng, điều này là do vay mượn và sử dụng không hiệu quả hoặc do đầu tư vào các dự án dài hạn mà tác động của nó nằm ngoài mô hình này.Mô hình hệ thống dạng tĩnh lược của Jame de Pines cho thấy nợ Việt Nam đến năm 2020 vẫn bền vững (nợ trên xuất khẩu dưới 200 phần trăm) nếu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dưới 2 phần trăm hàng năm. Nợ nước ngoài có tác động âm đến tăng trưởng Việt Nam trong ngắn hạn. Cho nên việc quản lý và sử dụng các khoản vay phải tính toán đến nhiều yếu tố: Chênh lệch lãi suất và lạm phát trong và ngoài nước, thời điểm vay và thời gian vay, ràng buộc của các khoản vay ,hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đi vay, thời điểm trả nợ.

Nguyễn Hoàng Phương (2007) đã ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1986-2007.Bài nghiên cứu đã cho thấy vốn ODA đóng một vai trò ngày càng uan trọng trong tổng vốn tích lũy,tổng đầu tư toàn xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế : ODA đóng góp 0.73 phần trăm vào tăng trưởng năm 1993 ,tăng lên 10 phần trăm trong năm 1999 và sau đó ổn định ở mức 8 phần trăm cho đến năm 2006,sự đóng góp của ODA đối với tổng đầu tư toàn xã hội và tổng vốn tích lũy chiếm tỷ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu,trung bình ở mức 15 phần trăm và 11

phần trăm , tuy nhiên kết quả sự đóng góp của ODA chỉ là ước lượng ngắn hạn và tác động trong dài hạn vẫn chưa được xác định.

Việc xem xét các nghiên cứu thực nghiệm của nợ nước ngoài và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng không đủ để thực hiện bất kỳ khái uát về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nợ nước ngoài. Vì vậy, thật cần thiết để xem xét trường hợp của mỗi quốc gia hay một nhóm riêng.

Các nghiên cứu này được tóm tắt trong bảng bên dưới : Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

Năm Tác giả Thời gian Mẫu Phát hiện

2008 Abu Bakar 1970-2005 Malaysia

Nợ nước ngoài ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế

2008 Ayadi và

Ayadi 1970-2007 Nigeria và Nam Phi

Xác định ảnh hưởng tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng

2008 Hameed và

cộng sự 1970-2003 Pakistan Gánh nặng dịch vụ nợ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng

2008 Cholifihani 1980-2005 Indonesia

Thanh toán nợ nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng

2008 Đoàn im

Thành 1990-2005 Việt Nam Nguồn ODA có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn

2007 Patenio và

Tan-Curz 1981-2005 Philippine

Tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng bởi dịch vụ nợ

2007

Nguyễn Hoàng Phương

1986-2007 Việt Nam Nguồn ODA có tác động tích cực trong ngắn hạn

2005 Mohamad 1978-2001 Sudan Nợ nước ngoài ảnh hưởng tiêu cực tăng trưởng

2003 Clement 1970-1999 55 nước thu nhập thấp

Vượt mức nợ nước ngoài ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng

2003 Omet và

Kalaji 1970-2000 Jordan

Nợ nước ngoài ảnh hưởng tích cực dưới mức ngưỡng 53% GDP

2002 Wijeweera

và cộng sự 1952-2000 Sri Lanka Vấn đề nhô nợ không tồn tại ở Srilanka

2002 Karagol 1956-1996 Thổ Nhĩ ỳ Dịch vụ nợ có uan hệ tiêu cực với tăng trưởng

1997 Deshpande 1971-1991 13 nước

mắc nợ Mối uan hệ giữa nợ nước ngoài và đầu tư là tiêu cực

1992 Warner 1960-1981&

1982-1989

13 nước kém phát triển

Nợ nước ngoài không làm giảm đầu tư

Một phần của tài liệu Tác Động Của Nợ Nước Ngoài Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)