Kết quả kiểm định đồng liên kết

Một phần của tài liệu Tác Động Của Nợ Nước Ngoài Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam (Trang 50 - 60)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết

Sau khi kiểm định tính dừng và độ trễ tối ưu bước tiếp theo là kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Nghiên cứu này áp dụng kiểm định của Johansen (1988), kiểm định đồng liên kết để xem xét liệu có tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết hay không.

Quy trình kiểm định đồng liên kết của Johansen chủ yếu tập trung để tìm ra số lượng vector đồng liên kết trong hệ thống. Nếu số lượng vector đồng liên kết r (0 ≤ r ≤ n) là 0, nó có ngụ ý rằng không có mối quan hệ lâu dài giữa các biến. Mặt khác, nếu có r vector đồng liên kết, nó cho thấy rằng có (n-r) xu hướng ngẫu nhiên trong các biến liên kết với nhau.

Bảng 4.6 :Kiểm định đồng liên kết (Thống kê Trace)

Hypothesized No.

of CE(s) Eigenvalue Trace

Statistic

0.05 Critical

Value Prob.**

None * 0.958321 167.3968 76.97277 0.0000*

At most 1 * 0.813942 94.30844 54.07904 0.0000*

At most 2 * 0.648422 55.62937 35.19275 0.0001*

At most 3 * 0.585789 31.58691 20.26184 0.0009*

At most 4 * 0.388575 11.31517 9.164546 0.0193**

Chỉ số Trace cho thấy có ít nhất 1 vector đồng liên kết trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%

Bảng 4.7 :Kiểm định đồng liên kết (Thống kê Max-Eigen)

Hypothesized

No. of CE(s) Eigenvalue Max-Eigen Statistic

0.05 Critical

Value Prob.**

None * 0.958321 73.08838 34.80587 0.000*

At most 1 * 0.813942 38.67906 28.58808 0.0019*

At most 2 * 0.648422 24.04246 22.29962 0.0283**

At most 3 * 0.585789 20.27174 15.8921 0.0096*

At most 4 * 0.388575 11.31517 9.164546 0.0193**

Chỉ số Max-Eigen cho thấy có ít nhất 1 vector đồng liên kết trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%

Bảng 4.6 và 4.7 cho thấy các kết quả của kiểm định đồng liên kết Johansen dựa trên thống kê Trace và giá trị tối đa Eigenvalue tương ứng. Các kiểm định thống kê giúp đánh giá liệu có tồn tại một mối quan hệ lâu dài giữa LY, LH , L , LLF và LEDY. Cả hai thử nghiệm cho thấy mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Giả thuyết H0 của không có mối quan hệ đồng liên kết bị bác bỏ, các giả thuyết rằng ít nhất một vector đồng liên kết được chấp nhận bởi cả hai thử nghiệm ở mức ý nghĩa 1% . Kết quả của hai kiểm định còn cho thấy có ít nhất 4 vector đồng liên kết trong mô hình với mức ý nghĩa 5% .

Như vậy theo kết quả của kiểm định Johansen, có thể kết luận rằng có mối quan hệ dài hạn tồn tại giữa LY, LH , L , LLF và LEDY.

Bảng 4.8: Phương trình cân bằng dài hạn.

Independent

variable Coefficient

Std. Error t-Statistic Prob.

Constant -1.216557 9.095982 -0.133747 0.8949

Log (Human

capital) -0.005866 0.110785 -0.052947 0.9583

Log (Capital

stock) 0.840639* 0.027458 30.61584 0.0000

Log (Labour

force) 0.446907 0.692542 0.645314 0.5257

Log (External debt as

percentage of GDP)

0.178573* 0.03293 5.422867 0.0000

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Ghi chú : * là ở mức ý nghĩa 1% ; ** là ở mức ý nghĩa 5%

LY = -1.2165 – 0.0059LHK + 0.8406LK + 0.4469LLF + 0.1786LEDY

Từ kết quả thực nghiệm trong bảng 4.8 cho thấy nguồn nhân lực có tác động tiêu cực khác với kỳ vọng đến tăng trưởng kinh tế tuy nhiên tác động là rất nhỏ (-0.00587). Điều này có nghĩa là 1 phần trăm gia tăng trong chi tiêu giáo dục hàng năm (được sử dụng như đại diện cho nguồn nhân lực) dẫn đến làm giảm GNP khoảng 0.006 phần trăm. Tuy nhiên mối quan hệ này không có ý

nghĩa thống kê, nhưng cũng đáng để xem xét lý do tại sao nguồn nhân lực lại có ảnh hưởng không như mong đợi này. L.Pritchett (2000) đã lý giải ba nguyên nhân có thể dẫn đến ảnh hưởng khác nhau của nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế. Đầu tiên, đó là do các nhà uản lý có thể có uan điểm rằng tích lũy vốn cho giáo dục sẽ làm thấp tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, có lẽ lợi nhuận biên của giáo dục đã giảm một cách nhanh chóng do cung vượt uá cầu. Thứ ba, chất lượng giáo dục có thể uá thấp dẫn đến không làm tăng kỹ năng và năng suất của người lao động. Ba điều này có thể dẫn tới việc nguồn nhân lực (đại diện bởi chi phí giáo dục hàng năm của chính phủ) có giá trị âm tuy rất nhỏ.

Kết quả cũng cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa vốn và tăng trưởng kinh tế. Điều này phù hợp với nhận định chung rằng vốn là một yếu tố quan trọng của sản xuất do đó nó là tích cực liên uan đến tăng trưởng kinh tế. Vì vốn là một trong những yếu tố quyết định chính của GNP, do đó, theo ước tính nó có các tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả ở trên cũng đã cho thấy rõ điều này, vốn có ảnh hưởng rất đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, cao nhất trong các biến với hệ số 0.84 , tức 1 phần trăm tăng vốn dẫn đến tăng GNP 0.84 phần trăm, ở ý nghĩa ở mức 1 phần trăm. Mối quan hệ này phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Điều này cũng cho thấy sự khan hiếm vốn ở Việt Nam.

Lực lượng lao động cho thấy tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác động chỉ đứng sau vốn 0.44. Điều này có thể lý giải là do Việt Nam là một quốc gia có lực lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Tuy chất lượng lao động chưa cao nhưng giá nhân công rẻ. Đây là một yếu tố thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hameed và cộng sự (2008), người đã tìm ra tác động tích cực của lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Trong khi Wijeweera và cộng sự (2005), cũng đã

tìm thấy cùng một kết quả cho Srilanka. Tuy nhiên kết quả này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nợ nước ngoài trong dài hạn có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần trăm trong thay đổi của nợ nước ngoài làm tăng 0.17 phần trăm trong tăng trưởng kinh tế. Kết quả cũng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 1 phần trăm. Kết quả tích cực giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tương đồng với kết quả nghiên cứu của Abu Baker và Hassan (2008) khi phân tích tác động của nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Điều này cũng chứng tỏ Việt Nam không bị ảnh hưởng của tình trạng nhô nợ trong giai đoạn nghiên cứu.

Trong các biến, biến vốn và biến lực lượng lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước nhiều nhất, sau đó là nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi đó nguồn nhân lực cho ra một kết quả tiêu cực khá nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ,kết quả của lực lượng lao động là không có ý nghĩa thống kê còn vốn là nợ nước ngoài có ý nghĩa ở mức 1phần trăm.

4.3 Kết quả kiểm định ngắn hạn

Phương trình kiểm tra động lực ngắn hạn có hai mục tiêu uan trọng. Thứ nhất, kết quả này thể hiện gánh nặng nợ của một quốc gia là lâu dài, có tính bền vững hay chỉ có tác động tạm thời. Nếu tác động này là có ý nghĩa cả trong dài hạn và ngắn hạn thì có thể nói rằng những thay đổi này vừa trong dài hạn vừa trong ngắn hạn. Cuối cùng, hệ số hiệu chỉnh sai số (Error Correction Term - ECT) cung cấp thông tin về tốc độ điều chỉnh một độ lệch từ cân bằng dài hạn. Kết quả ngắn hạn của mô hình được mô tả trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Động lực trong ngắn hạn.

Independent

variable Coefficient S.E t-statistics

Error Corretion Term -1.429066 (0.44546) -3.20806**

Log (Human capital) 0.18556 (0.11317) 1.63972

Log (Capital stock) 0.114528 (0.09755) 1.17406

Log (Labour force) -2.057677 (0.85189) -2.41542**

Log (External debt as percentage of

GDP) -0.034453 (0.07676) -0.44882

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Ghi chú : * là ở mức ý nghĩa 1% ; ** là ở mức ý nghĩa 5%

Kết quả trong ngắn hạn có sự khác biệt so với những kết quả nhận được trong dài hạn. Kết quả chỉ ra rằng tác động của nguồn nhân lực và vốn là tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên cả hai chỉ số này đều không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, lực lượng lao động và nợ nước ngoài lại có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Một phần trăm tăng trong nợ nước ngoài làm giảm tăng trưởng kinh tế 0.03 phần trăm trong ngắn hạn,chỉ số này là khá nhỏ và lại không có ý nghĩa thống kê. Trong bốn chỉ số thì chỉ có lực lượng lao động là có ý nghĩa thống kê ở mức 5 phần trăm.

Trong ngắn hạn thì nguồn nhân lực cho thấy kết quả đối lập với kết quả trong dài hạn nhưng giống như các nghiên cứu trước đây, chỉ số này thể hiện mối quan hệ tích cực giữa nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế. Một phần trăm tăng trong nguồn nhân lực làm tăng 0.18 phần trăm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chỉ số này thì không có ý nghĩa thống kê .

Nguồn vốn vẫn cho thấy một tác động tích cực và khá lớn như đã được tìm thấy trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn kết quả không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy ảnh hưởng lớn của nguốn vốn đến tăng trưởng kinh tế như thế nào ở Việt Nam. Đây cũng là một định hướng cho những nhà hoạch định chính sách trong việc huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

Kết quả về ảnh hưởng của lực lượng lao động và nợ nước ngoài có thể cho một cái nhìn khác về ảnh hưởng của hai chỉ tiêu này đến tăng trưởng kinh tế.

hác với trong dài hạn khi mà hai chỉ số này đóng góp một phần khá lớn, lực lượng lao động là 0. và nợ nước ngoài là 0.17 thì trong ngắn hạn, lực lượng lao động cũng cho một hệ số âm lớn là 2.01 còn nợ nước ngoài là âm 0.03. Điều này cho thấy trong ngắn hạn Việt Nam đã xảy ra tình trạng nhô nợ. Điều này có thể được giải thích là do khả năng uản lý nợ yếu kém của Việt Nam.

Sau khi xác định sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết, sự mất cân bằng có thể tồn tại trong ngắn hạn. Nếu mối quan hệ lâu dài giữa các biến khác nhau tồn tại thì một uá trình sửa lỗi cũng diễn ra. Hệ số sửa lỗi cung cấp thông tin về tốc độ điều chỉnh với cân bằng dài hạn sau một cú shock ngắn hạn. Tốc độ của hệ số điều chỉnh được tìm ra từ mô hình. Sự điều chỉnh sai số ECT là lớn một cách đáng kể, cho thấy sự tồn tại của cơ chế điều chỉnh sai số và ngụ ý rằng các biến sau khi được lấy sai phân D(LY), D(LH ), D(L ), D(LLF) và D(LEDY) hội tụ về mối quan hệ cân bằng dài hạn. Tốc độ điều

chỉnh của sai số cân bằng gợi ý rằng nếu một cú sốc được đưa vào mô hình 143% độ lệch là được hiệu chỉnh trong một năm. ECT là âm và có ý nghĩa với giá trị thống kê t cao 3.21, xác nhận việc tìm thấy một mối quan hệ đồng liên kết.

Hàm phản ứng đẩy

Hình 4.2 : Hàm phản ứng đẩy (IRFs)

Hàm phản ứng đẩy thể hiện phản ứng của GNP trước các cú sốc (chênh lệch giữa kết quả thực tế với kết quả từ mô hình ) của nguồn nhân lực, vốn, lao động cũng như nợ nước ngoài. Kết quả trong 10 năm cho thấy ảnh hưởng của các cú sốc này khá mạnh và khá lâu dài tới tăng trưởng kinh tế.

Phân rã phương sai Cholesky

Bảng 4.10: Dự báo phân rã phương sai

Period S.E. LY LHK LK LLF LEDY

1 0.03491 100 0 0 0 0

2 0.06027 61.5747 8.09468 11.0108 1.72932 17.5906 3 0.08469 39.4084 7.11014 15.5155 9.9535 28.0125 4 0.10759 30.0992 6.64513 14.9965 15.8622 32.397 5 0.13577 24.4224 6.47195 12.9508 19.3211 36.8338 6 0.16437 20.2416 5.6689 11.2677 23.6146 39.2072 7 0.19492 17.364 5.02994 10.0809 27.2509 40.2742 8 0.22602 15.4608 4.38107 9.19931 30.2971 40.6618 9 0.25743 13.9974 3.78815 8.64244 33.0583 40.5136 10 0.2889 12.9539 3.31469 8.30758 35.2588 40.165 (Nguồn: tác giả tự tính toán)

Kết quả phân rã phương sai trong bảng 4.10, cho ví dụ về một năm sau khi tác động, cú sốc có thể giải thích 17.6 phần trăm các biến động về tăng trưởng kinh tế. Do đó, cú sốc tạm thời của nợ có thể được coi như một động lực khá lớn của tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Một thực tế đáng chú ý nữa có thể thấy được từ kết quả này đó là trong cả khoảng thời gian khá dài biến nợ nước ngoài luôn chiếm ưu thế so với các biến còn lại trong ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế. Chỉ số này không ngừng tăng từ 17.6 phần trăm cho tới 40 phần trăm.

Kiểm định nhân quả Granger.

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Biến Chi-sq Bậc tự

do Prop.

D(LHK) 2.74572 2 0.2534

D(LK) 1.39809 2 0.4971

D(LLF) 7.27884 2 0.0263

D(LEDY) 3.02163 2 0.2207

All 19.5743 8 0.0121

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Kết quả kiểm định nhân uả Granger nhằm kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân uả giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc LY hay không.

Kiểm định này được thực hiện bằng cách cố định các nhân tố khác và chỉ xem xét tác động giữa các biến cần xem xét.Kết quả cho thấy các biến trễ của biến độc lập có giải thích cho biến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chi có biến lực lượng lao động là có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Tác Động Của Nợ Nước Ngoài Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)