ở Việt Nam, hệ thống canh tác đã đ−ợc các nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 1960, các nhà khoa học miền Bắc đã dầy công nghiên cứu đ−a vụ lúa xuân thành vụ sản xuất chính. Một hệ thống tương đối hoàn chỉnh gieo cấy lúa xuân đã đ−ợc xây dựng từ vụ xuân năm 1968 tại huyện Hải Hậu – Nam
Định với 100% diện tích, vụ đông ở miền Bắc hoàn toàn thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới nh− bắp cải, xu hào, khoai tây, hành tây… và một số cây trồng nh− ngô, thuốc lá, khoai lang, cà chua… (Bùi Huy Đáp, 1998) [12].
Ngày nay, các nhà khoa học nước ta cũng đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống cây trồng mới, có thời gian sinh tr−ởng ngắn, năng suất cao, chống chịu
các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, tạo điều kiện cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý (Tr−ơng Đích, 1995) [13].
Một số tác giả cho rằng, ở n−ớc ta có 3 loại hình luân canh tăng vụ:
- Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau.
- Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng n−ớc.
- Luân canh giữa cây trồng n−ớc với nhau.
ở chân đất quanh năm không ngập nước, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát n−ớc th−ờng luân canh cây họ đậu (đậu t−ơng, lạc, đậu cô ve, đậu xanh…). Ngoài luân canh tăng vụ cây l−ơng thực, cây công nghiệp, cây thức
ăn gia súc còn có những hệ thống cây trồng luân canh giữa cây d−ợc liệu (Bạc Hà, Địa Hoàng, Bạch Chỉ…) với cây l−ơng thực hoặc cây công nghiệp ngắn ngày (Phùng Đăng Chính, Lý Nhạc, 1987) [10].
Đặc biệt trong những năm gần đây, để góp phần thực hiện các mục tiêu về sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà n−ớc, cùng với việc chọn tạo, du nhập, khu vực hoá nhiều giống cây trồng vừa có năng suất cao, ngắn ngày, vừa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Nhiều nhà khoa học dã quan tâm nghiên cứu và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển hệ thống canh tác nh−:
- Nghiên cứu đ−a cây họ đậu vào hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam
đã có kết luận: đậu tương hè có năng suất khá cao, ổn định, có thể mở rộng vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ trong hệ thống lúa xuân - đậu tương hè – lúa mùa (Lê Song Dự, 1990) [11].
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật sử dụng hợp lý đất bạc màu đã có kết luận: đất bạc màu ở ngoại thành Hà Nội có tiềm năng sản xuất lớn, có tập đoàn cây trồng phong phú và hệ thống luân canh đa dạng hơn các đất khác. Tuy nhiên năng suất cây trồng còn thấp, cần có biện pháp thâm canh phù hợp, nhất là thâm canh lạc, khoai lang (Nguyễn Minh Thực, 1990) [47].
Đánh giá hệ thống canh tác ở vùng sinh thái bạc màu ngoại thành Hà Nội, Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990) [41] đã khẳng định: có thể nâng cao hệ số sử dụng đất (2-4 vụ/năm) và trồng được nhiều vụ lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (nhất là cây có củ, đậu đỗ…) trên đất bạc màu, trừ chân ruộng quá cao hoặc trũng. Để có năng suất cây trồng cao và ổn
định thì phải xác định hợp lý cơ cấu giống đầy đủ, thuỷ lợi, phân bón phù hợp.
D−ơng Hữu Tuyền (1990) [51], nghiên cứu hệ thống canh tác 3 – 4 vụ/năm ở vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng đã kết luận: đồng bằng sông Hồng có thể trồng 3 – 4 vụ/năm. Khi trồng 3 vụ không nên độc canh cây trồng lúa mà nên bố trí 2 vụ lúa, 1 vụ màu hay 2 vụ màu một vụ lúa, trong đó có thể 2 vụ cây −a nóng. Trồng 4 vụ có thể thực hiện ở những chân ruộng đất nhẹ, tưới tiêu chủ động và nguồn nhân lực dồi dào.
Võ Minh Kha, Trần Thế Tục, Lê Thị Bích (1996) [17] đánh giá tiềm năng sản xuất 3 vụ trở lên trên đất phù sa sông Hồng, địa hình cao không đ−ợc bồi hàng năm có đủ điều kiện về tài nguyên đất, nhân lực để có thể áp dụng hệ thống 3 – 4 vụ cây ngắn ngày/ năm, đ−a hệ số quay vòng đất từ 2,2 lần lên 2,49 – 2,6 lÇn.
Tạ Minh Sơn (1996) [32] điều tra đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhóm đất khác nhau ở đồng bằng sông Hồng đã kết luận: các hệ thống canh tác 3 – 4 vụ/năm bằng các loại rau cao cấp đạt giá trị cao nhất (trên 60 triệu
đồng/ha/năm). Những hệ thống cây trồng có giá trị thu nhập cao hiện nay là các hệ thống trên đất chuyên màu, đất 2 màu – 1 lúa và đất 2 lúa – 1 màu.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Hồng, Trần Đức Hạnh, xác định hệ thống trồng trọt hợp lý cho vùng đất trung du bạc màu huyện Phổ Yên – Thái Nguyên (1995) cho biết: trong các mô hình trồng trọt
đ−ợc thử nghiệm, 3 mô hình có hiệu quả kinh tế cao đó là:
Lúa xuân – lúa mùa
Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang đông
Đậu t−ơng – lúa Hoa San – khoai lang
Theo Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê (1998) [52], phát triển nông nghiệp bền vững là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động, thực vật, môi tr−ờng không thoái hoá, kỹ thuật canh tác phù hợp, kinh tế phát triển. Để phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta phải xem xét chúng trên cả hai mặt:
bền vững sinh thái và bền vững kinh tế xã hội.
Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất, cũng nh− xác định các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng đất, quản lý đất đai bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.