Vòng bụng, vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 53 - 59)

4.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh

4.1.4. Vòng bụng, vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về các chỉ số hình thái khác thì VCTPC, vòng bụng, VĐP của học sinh trường THCS Lam Hạ cũng tăng dần theo tuổi. Kích thước và tốc độ tăng trưởng VCTPC của nam lớn hơn của nữ, nhưng kích thước và tốc độ tăng trưởng vòng bụng, VĐP ở nữ lại lớn hơn ở nam.

Có hiện tượng này do sự khác nhau về sinh lý giữa nam và nữ. Bước vào giai đoạn dậy thì, nam phát triển manh về CCĐ, cân nặng, các khối cơ, xương …, còn nữ lại phát triển mạnh các khối mỡ, các bờ cong … Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trong cuốn "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX" [3]. cũng như của Đào Huy Khuê [27], Trịnh Văn Minh và cs [43].

4.1.4.1. Vòng đùi phải.

Đo dưới nếp lằn mông phản ánh sự phát triển của cơ và cả bề dày lớp mỡ dưới da ở đùi. Kết quả nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi THCS trường Lam Hạ cho thấy vòng đùi của học sinh tăng dần theo tuổi. Vòng đùi của học sinh nam trung bình mỗi năm tăng 1,62 cm và của nữ mỗi năm tăng 2,05cm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nêu trong cuốn “HSSH” [51], GTSH TK90[3], cũng như trong các nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp[18], Đào Huy Khuê[27], Trần Đình Long [40] và Trần Văn Dần [11]. Sự phát triển vòng đùi phải của học sinh lứa tuổi THCS ở Lam Hạ cũng tương tự như học sinh lứa tuổi này ở các địa phương các vùng miền khác trên cả nước.

Bảng 4.4. Bảng so sánh vòng đùi phải của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi GTSH-TK90 Đ.H. Cường H.T.M.Hoa

Nam

12 35.49 39.87 38.5

13 37.13 42.94 41.44

14 38.97 44.16 43.56

15 41.47 44.5 44.24

Nữ

12 36.46 41.03 40.05

13 38.49 44.33 43.29

14 40.87 45.99 45.17

15 43.97 47.11 46.21

Hình 4.7. Đồ thị so sánh vòng đùi phải của học sinh nam theo nghiên cứu của các các giả khác nhau

Hình 4.8. Đồ thị so sánh vòng đùi phải của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Từ đồ thị hình 4.7, 4.8 ta thấy, tốc độ tăng vòng đùi phải của học sinh nam và nữ tương đối đồng đều, phát triển nhanh ở giai đoạn 13÷14tuổi. Đồng thời kết quả nghiên cứu của chúng tôi kích thước vòng đùi của học sinh nam và nữ đều cao hơn

so với số liệu được trình bày trong cuốn “GTSH TK 90” [3] và thấp hơn trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10].

4.1.4.2. Vòng cánh tay phải co

Thể hiện sự phát triển cơ bắp của cánh tay, có liên quan tới việc luyện tập và lao động. Kết quả nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi THCS của trường Lam Hạ cho thấy vòng cánh tay phải co của học sinh tăng dần theo lứa tuổi, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,5 cm và của nữ trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,96 cm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu được trình bày trong cuốn “HSSH” [51],

“GTSH - TK90 cũng như trong các nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], Đào Huy Khuê [27], Trần Đình Long [40] và Trần Văn Dần [11].

Tốc độ tăng vòng cánh tay phải co của nam và nữ không đồng đều, có thời điểm tăng nhanh. Thời điểm tăng nhanh ở học sinh nam là 15 tuổi còn nữ là 14 tuổi.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu được trình bày trong cuốn “HSSH” chỉ số này ở nam và nữ tăng nhanh ở giai đoạn 14÷15 tuổi. Muộn hơn 1-2 năm so với số liệu trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11].

Bảng 4.5. Bảng so sánh VCTPC của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi GTSH – TK 90

Đỗ Hồng

Cường H.T.M.Hoa

Nam

12 18.54 20.57 19.74

13 19.35 21.83 20.94

14 20.47 23.35 22.29

15 22.02 25.13 24.25

Nữ

12 18.77 20.39 20.13

13 19.61 21.28 20.86

14 20.71 22.46 22.17

15 21.89 23.22 23.02

.

Hình 4.9. Đồ thị so sánh vòng cánh tay phải co của học sinh nam với nghiên cứu của các tác giả khác.

Hình 4.10. Đồ thị so sánh vòng cánh tay phải co của học sinh nữ với nghiên cứu của các tác giả khác.

Từ đồ thị 4.9, 4.10 ta thấy kích thước vòng cánh tay phải co trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kích thước vòng cánh tay phải co trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10] và cao hơn số liệu được trình bày trong cuốn “GTSH - TK90” [3].

4.1.4.3. Vòng bụng

Vòng bụng của học sinh THCS có liên quan chặt chẽ đến giới tính, độ béo gầy của cơ thể và thể tạng của con người.

Kết quả nghiên cứu trên học sinh Trường THCS Lam Hạ cho thấy vòng bụng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi, mỗi năm vòng bụng trunh bình của nam tăng khoảng 3,27 cm và của nữ tăng khoảng 2,31 cm. Kết quả này phù hợp với số liệu được trình bày trong cuốn “HSSH” [51] và trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10].

Tốc độ tăng vòng bụng theo tuổi của học sinh cũng không đều. Vòng bụng của nam tăng nhanh nhất giai đoạn 14÷15tuổi (tăng 3,31 – 4,2 cm/năm). Và nữ là giai đoạn 12÷13 tuổi (tăng 2,82 cm/năm). Kết quả của chúng tôi muộn hơn một năm so với nghiên cứu của Đỗ Hùng Cường [10]; thời điểm tăng nhanh của nam là 13-15 tuổi còn của học sinh nữ là 11-13 tuổi.

Bảng 4.6. Bảng so sánh vòng bụng (cm) của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi HSSH (1975)

Lê Đình Vấn (2002)

Đ.H.Cường (2009)

H.T.M.Hoa (2012)

Nam

12 57.99 54.72 58.12 58.33

13 58.93 56.28 60.38 60.62

14 59.76 58.27 68.13 64.82

15 60.34 59.53 68.73 68.13

Nữ

12 59.64 54.58 59.93 58.49

13 61.73 56.83 62.47 61.31

14 62.74 58.06 64.05 63.26

15 63.74 59.04 64.95 65.42

Hình 4.11. Đồ thị so sánh vòng bụng của học sinh nam THCS với các tác giả khác.

Hình 4.12. Đồ thị so sánh vòng bụng của học sinh nữ THCS với các tác giả khác.

Đồ thị 4.11, 4.12 cho thấy, kết quả vòng bụng của học sinh trường THCS Lam hạ thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10], nhưng cao hơn so với số liệu được trình bày trong cuốn “HSSH” [51] và nghiên cứu của Lê Đình Vấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)