CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra và đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty TNHH Quang
3.1.1. Sơ lược về công tác bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Quang Long Sản lƣợng khai thác năm 2014 là 185.000 m3, năm 2015 là 180.000 m3, ƣớc tính lƣợng đất đá thải hàng năm là 10.000 m3. Lƣợng thuốc nổ sử dụng là 70.000 kg/năm. Lượng nước sử dụng là 1.800 m3/tháng [2].
- Các khoản phí môi trường đã đóng:
+ Phí ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường 3 năm 2013, 2014, 1015 là 181.000.000 đồng
+ Phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản: năm 2014 là 1.280.000.000 đồng, năm 2015 là 1.200.000.000 đồng.
+ Thuế tài nguyên năm 2014 là 1.320.000.000 đồng, năm 2015 là 1.220.000.000 đồng.
- Các công trình bảo vệ môi trường:
+ Công ty đã xây kho chứa chất thải nguy hại có nền bê tông chống thấm, đã phân loại riêng các loại chất thải nguy hại tuy nhiên còn thiếu các biển cảnh báo trên thùng đựng và khu vực trước cửa kho, thiếu mã chất thải nguy hại trên các thùng đựng.
+ Công trình xử lý nước thải: công ty đã xây dựng bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài môi trường.
+ Công trình thu gom nước mưa: ao lắng 25x40x3 m3
+ Công ty không có các công trình ứng phó sự cố môi trường - Biện pháp thu gom, xử lý chất thải:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào môi trường
+ Đối với nước mưa: nước mưa chảy tràn được hướng dòng chảy vào ao lắng cặn phía sau nhà điều hành.
38
+ Chất thải sinh hoạt của công nhân viên đƣợc thu gom vào các thùng nhựa 20 lít sau đó đƣợc chôn hoặc đốt tại khu vực mỏ.
+ Chất thải nguy hại được thu gom và lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại.
Theo thông tin từ phía công ty thì trong quá trình sản xuất không phát sinh dầu thải + Đất đá thải được đổ tại bãi thải phía Tây Bắc của khai trường
+ Trong khu vực khai trường không ghi nhận có phế thải xây dựng và lượng chất thải sinh khối trong quá trình phát quang.
- Chương trình giám sát môi trường:
+ Công ty đã thực hiện đầy đủ số điểm và đúng tần suất đối với chương trình quan trắc nước mặt, nước ngầm, không khí theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Công ty chưa thực hiện quan trắc chất lượng môi trường đất, nước thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa điều chỉnh chương trình quan trắc trong báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thực tế tại công ty.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động:
Hiện nay công ty chỉ áp dụng biện pháp giảm bụi bằng cách tưới nước đường vận chuyển và phun sương khu vực nghiền. Ngoài ra công ty không áp dụng bất kỳ công nghệ sản xuất sạch hơn hay tiết kiệm năng lƣợng nào khác.
3.1.2. Kết quả quan trắc không khí và nước tại khu vực mỏ
Trongquá trình thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập số liệu quan trắc nước mặt, nước ngầm và không khí tại mỏ đá bazan của công ty (xem phần phụ lục)
a) Không khí xung quanh
Ta có thể thấy các kết quả quan trắc hầu hết nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam, các thông số dao động khá ổn định và đều nhỏ hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu tổng bụi lơ lửng (TSP) trong khu vực mỏ đá luôn ở mức cao, các vị trí xa khu vực sản xuất đều có nồng độ bụi tử 0,122 - 0,273 mg/m3 khá cao khi so với mức 0,3 mg/m3 của QCVN 05-2013/BTNMT, khu vực văn phòng có thời điểm nồng độ bụi lên tới 0,387 mg/m3, khu vực nghiền sàng có nồng độ bụi từ 2,5-2,94. Điều này rất dễ hiểu vì các hoạt động khai thác và chế
39
biến ở mỏ tạo ra lƣợng bụi rất lớn, tuy nhiên ta cũng thấy rõ đó là bụi phát sinh chỉ có tính cục bộ do nồng độ bụi ở các điểm quan trắc lân cận đều thấp hơn nhiều so với các khu vực có nồng độ bụi cao. Tuy bụi không phát tán đi xa nhƣng sẽ gây ảnh hưởng tới công nhân làm việc trong khu vực, trong quá trình sản xuất công ty cần trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân.
b) Nước mặt, nước ngầm
Các thông số nước mặt và nước ngầm khác đều thấp hơn quy chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu coliform trong nước ngầm tại khu vực đã có thời điểm đạt tới ngưỡng 3MPN/100 ml vào ngày 16/9/2015, tương đương với giới hạn cho phép, chứng tỏ nước ngầm trong khu vực đã bị ảnh hưởng. Đối với chỉ số coliform trong nước mặt tuy không cao nhưng lại có xu hướng tăng lên, hình 3-1 thể hiện rõ điều đó. Coliform tăng lên nhƣ vậy là do việc đổ và chôn chất thải sinh hoạt của công nhân cạnh khu vực ao lắng gây ra. Do đó công ty TNHH Quang Long cần chú ý tới các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt hợp lý..
Hình 3-1: Diễn biến chỉ số coliform trong nước mặt tại ao lắng 3.1.3. Hiện trạng tồn lưu đá mạt
Các hoạt động khai khoáng bao giờ cũng gồm các công đoạn: bóc lớp đất bề mặt (với khai thác lộ thiên), khoan phá đá để đặt mìn và nổ mìn, xúc bốc khoáng sản /chọn tuyển lên xe (hoặc băng tải) để vận chuyển về khu nghiền đập rồi
40
sàng/tuyển phân loại. Sau đó tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu thực tế mà có thể chế biến sau tiếp hoặc đƣa tiêu thụ.
Đối với khai thác và chế biến đá bazan phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng tại Công ty TNHH Quang Long, lƣợng đá mạt sinh ra chủ yếu trong quá trình nghiền, sàng đá 0,75cm và đá 1x2 cm, qua cụ thể nhƣ sau.
Hình 3-2: Sơ đồ công nghệ kèm sản phẩm
Trên cơ sở lƣợng đá khai thác hàng năm và sản lƣợng đá các loại tiến hành tổng hợp và tính toán nội, ngoại suy các số liệu đã thu thập đƣợc ta ƣớc tính đƣợc lƣợng đá mạt phát sinh hàng năm khoảng 97.200 tấn (khoảng 20%).
Do hiện nay Công ty TNHH Quang Long không tiêu thụ đƣợc sản phẩm do đó qua 2 năm hoạt động lƣợng đá mạt đã lên tới khoảng 200.000 tấn, lƣợng đá này hiện đã chiếm hết khu vực lưu trữ tại khu mỏ.
41