CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT XÃ NẤM DẨN
3.2 Bản đồ phân cấp nguy cơ tai biến trượt lở đất
Bản đồ phân cấp nguy cơ tai biến TLĐ xã Nấm Dẩn được thành lập trên cơ sở mối tương quan giữa các điểm trượt lở và các đối tượng địa mạo trong khu vực nghiên cứu. Tổng hợp và phân tích dữ liệu đầu vào: bản đồ địa mạo và sơ đồ hiện trạng TLĐ khu vực xã Nấm Dẩn, học viên thể hiện mức độ ảnh hưởng tới tai biến trượt lở của từng kiểu địa hình riêng. Chúng được phản ánh rõ ràng trên nền sơ đồ tích hợp các điểm trượt lở với nền địa mạo khu vực nghiên cứu.
Hình 3. 2: Sơ đồ các điểm trượt lở trên nền địa mạo xã Nấm Dẩn
Từ việc chồng chập lên nền địa mạo khu vực các điểm trượt lở, học viên sử dụng GIS để tiến hành phân tích, thống kê ra số lượng điểm trượt trên mỗi đơn vị địa mạo, làm sáng tỏ được mối liên hệ giữa đặc điểm địa mạo xã Nấm Dẩn và tai biến TLĐ (bảng 3.1).
Bảng 3. 1: Điểm trượt lở trên các đối tượng địa mạo
STT Các đối tƣợng địa mạo Số lƣợng điểm trƣợt lở
Tỷ lệ trƣợt lở (%)
1 Bề mặt vách đứt gãy trọng lực hình thành
do đứt gãy kiến tạo phá hủy tuổi N - Q (1) 0 0
2
Bề mặt sườn bóc mòn trọng lực trên các đá xâm nhập, dốc >300, tuổi Miocen giữa - sớm (2)
7 6,73
3
Bề mặt sườn rửa trôi vật liệu trên các đá xâm nhập, dốc: 200 - 300, tuổi Miocen giữa - sớm (3)
2 1,92
4
Bề mặt sườn thoải, bóc mòn tích tụ vật liệu trên đá xâm nhập, dốc <200, tuổi Miocen giữa - sớm (4)
2 1,92
5
Phần sót bề mặt san bằng 1800m - 2000m, tuổi Miocen sớm, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt (5)
0 0
6
Phần sót bề mặt san bằng 1400m - 1600m, tuổi Miocen giữa, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt (6)
0 0
7
Phần sót bề mặt san bằng 900m - 1200m, tuổi Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt (7)
0 0
STT Các đối tƣợng địa mạo Số lƣợng điểm
trƣợt lở Tỷ lệ trƣợt lở (%)
8
Phần sót bề mặt san bằng 600m - 800m, tuổi Pliocen sớm - Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt (8)
0 0
9 Sườn bóc mòn tổng hợp trọng lực, dốc
>300, tuổi N - Q (9) 10 9,62
10 Sườn bóc mòn rửa trôi các vật liệu phong
hóa, dốc: 200 - 300, tuổi N - Q (10) 29 27,88
11 Bề mặt sườn sườn tích, lở tích, dốc 100 -
200, tuổi N - Q (11) 42 40,38
12 Bề mặt sườn xâm thực, dốc > 150 (12) 10 9,62
13 Bề mặt tích tụ vật liệu sườn tích - lũ tích,
tuổi Holocen (13) 0 0
14 Nón phóng vật lũ tích, tuổi Holocen (14) 2 1,92
15 Lòng sông (15) 0 0
Tổng cộng 104 100%
Như vậy, qua phân tích mối tương quan giữa đặc điểm địa mạo khu vực Nấm Dẩn và tai biến TLĐ, có thể thấy TLĐ diễn ra mạnh trên các bề mặt sườn phong hóa với độ dốc dưới 300 (chiếm xấp xỉ 68,27% tổng số điểm trượt lở khu vực), đặc biệt tại các sườn tích tụ bóc mòn thoải với độ dốc trên dưới 200, mặt khác các bề mặt sườn dốc trên đá gốc thực tế lại rất ít xảy ra trượt lở trên đó (chiếm 10,57%). Điều này chứng minh phần nào nguồn gốc, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tai biến trượt lở trong khu vực: yếu tố độ dốc không còn mang tính quyết định mà nguyên
nhân sâu sắc lại do sự gắn kết vật liệu kém tại các bề mặt sườn ở bậc địa hình thấp.
Các sườn này vừa diễn ra quá trình tích tụ các vật liệu bóc mòn tổng hợp từ phía trên lại vừa diễn ra quá trình xâm thực - bóc mòn chính bản thân nó. Một lượng vật liệu tích tụ trên các sườn này vốn đã bở rời kém bền vững, càng ngày lại càng làm tăng tải trọng lên sườn, kết hợp với điều kiện xói mòn khe rãnh xâm thực làm mất chân các vật liệu bền vững, từ đó tạo nên một nguy cơ vô cùng to lớn để xảy ra trượt đất.
Có tổng cộng 15 đối tượng được học viên áp dụng tính toán định lượng mức độ ảnh hưởng tới tai biến trượt đất trong khu vực. Từ đó, làm cơ sở để thành lập bản đồ phân cấp nguy cơ TLĐ xã Nấm Dẩn.
* Mức độ nguy hiểm đối với tai biến TLĐ cho mỗi kiểu địa hình được phân tích trên cơ sở sau:
Học viên đưa ra 2 chỉ tiêu để đánh giá mức độ nguy hiểm đối với tai biến trượt lở là: tỷ số trượt lở và tỷ số diện tích. Tỷ số trượt lở ở đây là tỷ lệ phần trăm giữa các điểm trượt lở trên một đối tượng địa mạo đối với tổng số điểm trượt lở của tất cả các đối tượng trong vùng. Tỷ số diện tích: là mối tương quan giữa diện tích mỗi đối tượng địa mạo so với diện tích cả vùng. Ví dụ trên đối tượng A có 10 điểm trượt lở, đối tượng B có 4 điểm trượt lở, điều này chưa đủ để đánh giá nguy cơ trượt lở trên A lớn hơn B vì nếu A có diện tích lớn trong vùng và B có diện tích lại rất nhỏ thì khả năng xảy ra tai biến phải xem xét lại. Do đó, học viên tính toán khả năng trượt lở cho mỗi đối tượng bằng việc tính tỷ số giữa tỷ lệ trượt trượt lở và quan hệ diện tích.
Nguy cơ trƣợt = tỷ số trƣợt lở / tỷ số diện tích
Cụ thể đối với 14 đối tượng địa mạo, học viên tính được các giá trị tỷ số trượt lở (TSTL) và tỷ số diện tích (TSDT). Từ đó, học viên tính ra được nguy cơ trượt (NCT) xảy ra tai biến trên mỗi đối tượng địa mạo. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3. 2: Định lượng nguy cơ tai biến trượt lở với từng đối tượng địa mạo
Đối tƣợng
Địa mạo Số điểm
trƣợt Tỷ số trƣợt
lở (%) Tổng số điểm
trƣợt Diện tích (ha) Tỷ số diện tích (%)
Tổng diện tích (ha)
Nguy cơ trƣợt lở
1 0 0,00
104
39,94 1,01
3963,36
0
2 7 6,73 428,03 10,80 0,623243
3 2 1,92 432,42 10,91 0,176261
4 2 1,92 349,72 8,82 0,217943
5 0 0,00 26,62 0,67 0
6 0 0,00 23,86 0,60 0
7 0 0,00 13,18 0,33 0
Đối tƣợng
Địa mạo Số điểm
trƣợt Tỷ số trƣợt
lở (%) Tổng số điểm
trƣợt Diện tích (ha) Tỷ số diện tích (%)
Tổng diện tích (ha)
Nguy cơ trƣợt lở
8 0 0,00 8,60 0,22 0
9 10 9,62 435,70 10,99 0,874664
10 29 27,88 876,79 22,12 1,260474
11 42 40,38 912,79 23,03 1,753511
12 10 9,62 253,30 6,39 1,504533
13 0 0,00 97,93 2,47 0
14 2 1,92 25,97 0,66 0
15 0 0,00 97,93 2,47 0,623243
Như vậy, giá trị gây trượt lở mạnh nhất là 2,934 và đối tượng có nguy cơ lớn nhất xảy ra tai biến trượt lở trên đó chính là các nón phóng vật. Dựa vào các giá trị số về NCT trong bảng 3.2, học viên phân ra làm 5 cấp nguy cơ tai biến TLĐ:
- Khu vực có nguy cơ trượt lở cao: >1,7
- Khu vực có nguy cơ trượt lở tương đối cao: 1,2 - 1,7 - Khu vực có nguy cơ trượt lở trung bình: 0,7 - 1,2 - Khu vực có nguy cơ trượt lở tương đối thấp: 0,2 - 0,7 - Khu vực có nguy cơ trượt lở thấp: < 0,2
Trên cơ sở phân tích nguy cơ trượt lở dựa vào mối quan hệ giữa tỷ lệ trượt lở của từng đối tượng địa mạo và quan hệ diện tích của chúng, học viên hệ thống được các yếu tố đầu vào là các giá trị định lượng về nguy cơ trượt lở được phân làm các cấp mức độ. Từ đó, học viên tiến hành thành lập bản đồ trên các phần mềm GIS và cho ra sản phẩm là bản đồ phân cấp nguy cơ TLĐ xã Nấm Dẩn (hình 3.3).
Hình 3. 3: Bản đồ phân cấp nguy cơ trượt lở đất