Đánh giá ảnh hưởng của địa hình - địa mạo đến trượt lở đất xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo và ứng dụng gis phục vụ đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở xã nấm dẩn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TAI BIẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT XÃ NẤM DẨN

3.3 Đánh giá ảnh hưởng của địa hình - địa mạo đến trượt lở đất xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Có thể phân chia ra 5 nhóm đối tượng địa mạo ảnh hưởng đến tai biến TLĐ với mức độ nguy cơ từ thấp đến cao bao gồm có:

- Nhóm các đối tượng địa mạo có mức độ nguy cơ rất thấp đối với tai biến trượt lở: bề mặt vách đứt gãy trọng lực hình thành do đứt gãy kiến tạo phá hủy tuổi N - Q; Bề mặt sườn rửa trôi vật liệu trên các đá xâm nhập, dốc: 200 - 300, tuổi Miocen giữa - sớm; Phần sót bề mặt san bằng 1800m - 2000m, tuổi Miocen sớm, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt; Phần sót bề mặt san bằng 1400m - 1600m, tuổi Miocen giữa, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt; Phần sót bề mặt san bằng 900m - 1200m, tuổi Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt; Phần sót bề mặt san bằng 600m - 800m, tuổi Pliocen sớm - Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt; bề mặt tích tụ vật liệu sườn tích - lũ tích, tuổi Holocen, lòng sông.

Nhóm các đối tượng địa mạo có mức độ nguy cơ thấp tương đối đối với tai biến trượt lở: bề mặt sườn bóc mòn trọng lực trên các đá xâm nhập, dốc >300, tuổi Miocen giữa - sớm; Bề mặt sườn thoải, bóc mòn tích tụ vật liệu trên đá xâm nhập, dốc 100 - 200, tuổi Miocen giữa - sớm.

Nhóm các đối tượng địa mạo có mức độ nguy cơ trung bình đối với tai biến trượt lở: sườn bóc mòn tổng hợp trọng lực, dốc >300, tuổi N - Q.

Nhóm các đối tượng địa mạo có mức độ nguy cơ tương đối cao đối với tai biến trượt lở: sườn bóc mòn rửa trôi các vật liệu phong hóa, dốc: 200 - 300, tuổi N - Q; bề mặt sườn xâm thực, dốc > 150.

Nhóm các đối tượng địa mạo có mức độ nguy cơ rất cao đối với tai biến trượt lở: bề mặt sườn sườn tích, lở tích, dốc 100 - 200, tuổi N - Q; nón phóng vật lũ tích, tuổi Holocen.

Theo thống kê chỉ ra: nhóm các đối tượng địa mạo có nguy cơ cao với tai biến TLĐ có tổng số 44 điểm trượt lở, chiếm 42,3% tổng số các điểm trượt trong vùng nghiên cứu. Như vậy, khu vực có nguy cơ cao đối với tai biến TLĐ tập trung trên các đối tượng địa mạo: nón phóng vật lũ tích, tuổi Holocen; bề mặt sườn sườn

tích, lở tích, dốc 100 - 200, tuổi N - Q, và phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực thôn Lùng Tráng, Nấm Trà, Nấm Chanh, Na Chăn, Thống Nhất, Lủng Mở, Nấm Lu, Đoàn Kết và một phần nhỏ thôn Nấm Dẩn (chủ yếu phân bố ở khu vực trung tâm thị xã Nấm Dẩn, và phía Bắc của xã).

Nhóm các đối tượng có nguy cơ tương đối cao có tổng số 39 điểm trượt lở, chiếm 37,5% tổng số điểm trượt lở, tập trung trên các đối tượng địa mạo: sườn bóc mòn rửa trôi các vật liệu phong hóa, dốc 200 - 300, tuổi N - Q; bề mặt sườn xâm thực, dốc > 150, phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm thị xã, phía Bắc, Tây và Đông khu vực nghiên cứu; tập trung ở các thôn: Thống Nhất, Na Chăn, Đoàn Kết, Nấm Chiến, Nấm Dẩn, Lủng Mở, núi Chất, núi Nàng Hao Lủng, Nấm Chanh ...

Nhóm các đối tượng có nguy cơ trượt lở trung bình có 10 điểm trượt lở, chiếm 9,62% tổng số điểm trượt lở tập trung trên đối tượng địa mạo: sườn bóc mòn tổng hợp trọng lực, dốc >300, tuổi N - Q, phân bố ở chủ yếu ở phía Tây và Đông, Đông Bắc khu vực nghiên cứu; tập trung ở các thôn: Nấm Dẩn, Nấm Chiến, Thống Nhất, Nấm Lu; núi Chất, núi Nàng Hao Lủng, ...

Nhóm các đối tượng có nguy cơ trượt lở tương đối thấp có 9 điểm trượt lở, chiếm 8,65% tổng số điểm trượt tập trung trên các đối tượng địa mạo: bề mặt sườn bóc mòn trọng lực trên các đá xâm nhập, dốc >300, tuổi Miocen giữa - sớm; bề mặt sườn thoải, bóc mòn tích tụ vật liệu trên đá xâm nhập, dốc 100 - 200, tuổi Miocen giữa - sớm, phân bố chủ yếu ở phía Nam, Tây Nam, Đông Nam và một phần nhỏ ở phía Tây Bắc của xã. Tập trung ở khu vực núi Tà Láng, Ngàn Lầm, Ngầu Pả Khao, Đá Trắng, Nhìu Cồ Sán ...

Nhóm các đối tượng có nguy cơ trượt lở thấp có 2 điểm trượt lở bao gồm các đối tượng địa mạo còn lại, chiếm 1,94% tổng số điểm trượt, phân bố rải rác ở phía Nam, Tây Nam, Đông Nam khu vực nghiên cứu. Tập trung ở khu vực núi Tà Láng, Ngàn Lầm, Pờ Mù Sán, Đá Trắng, Nhìu Cồ Sán.

Bảng 3. 3: Tương quan giữa các nhóm đối tượng địa mạo và tai biến trượt lở đất khu vực xã Nấm Dẩn

TT Nhóm đối tƣợng địa mạo Cấp nguy cơ

trƣợt lở % điểm

trƣợt % diện tích

1

Nón phóng vật lũ tích, tuổi Holocen; bề mặt sườn sườn tích, lở tích, dốc 100 - 200, tuổi N - Q

Cao 42,3% 23,69%

2

Sườn bóc mòn rửa trôi các vật liệu phong hóa, dốc 200- 300, tuổi N - Q; bề mặt sườn xâm thực, dốc > 150

Tương đối

cao 37,5% 28,51%

3 Sườn bóc mòn tổng hợp trọng lực, dốc

>300, tuổi N - Q Trung bình 9,62% 10,99%

4

Bề mặt sườn bóc mòn trọng lực trên các đá xâm nhập, dốc >300, tuổi Miocen giữa - sớm; bề mặt sườn thoải, bóc mòn tích tụ vật liệu trên đá xâm nhập, dốc 100 - 200, tuổi Miocen giữa - sớm

Tương đối

thấp 8,65% 19,62%

TT Nhóm đối tƣợng địa mạo Cấp nguy cơ

trƣợt lở % điểm

trƣợt % diện tích

5

Bề mặt vách đứt gãy trọng lực hình thành do đứt gãy kiến tạo phá hủy tuổi N-Q; bề mặt sườn rửa trôi vật liệu trên các đá xâm nhập, dốc: 200 - 300, tuổi Miocen giữa - sớm; phần sót bề mặt san bằng 1800m - 2000m, tuổi Miocen sớm, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt; phần sót bề mặt san bằng 1400m - 1600m, tuổi Miocen giữa, quá trình bóc mòn, rửa trôi bề mặt; phần sót bề mặt san bằng 900m - 1200m, tuổi Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt; phần sót bề mặt san bằng 600m - 800m, tuổi Pliocen sớm - Miocen muộn, quá trình rửa trôi - tích tụ trên mặt; bề mặt tích tụ vật liệu sườn tích - lũ tích, tuổi Holocen; lòng sông

Thấp 1,92% 17,19%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo và ứng dụng gis phục vụ đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở xã nấm dẩn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)