Đánh giá hiệu quả xã hội của các công trình không gian mở tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận hà đông thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG

3.1. Đánh giá hiệu quả xã hội của các công trình không gian mở tại quận Hà Đông

3.1.1. Phân nhóm đối tượng sử dụng các đối tượng KGM khác nhau

Khảo sát được thực hiện ngẫu nhiên trên 60 cá nhân đang tham gia các hoạt động trên các khu vực KGM tại quận Hà Đông. Kết quả của khảo sát đưa ra đánh giá tương quan giữa độ tuổi người dân với sự tham gia vào các đối tượng KGM trong quận Hà Đông. Ngoài ra, với sự đánh giá của người dân, nghiên cứu đánh giá một cách khách quan chất lượng các đối tượng KGM cũng như việc quy hoạch những đối tượng này trong quận Hà Đông nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung.

Theo kết quả nghiên cứu của Divya Subramanian và Arnab Jana đăng tại tạp chí Urban Forestry & Urban Greening số 35, ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu sử dụng các đối tượng không gian mở đô thị khác nhau [13]. Đặc biệt, nghiên cứu khảo sát trên một không gian rộng tại ba thành phố khác nhau của Ấn Độ, qua đó đã phân chia đối tượng sử dụng thành 4 nhóm ứng với các nhóm tuổi. Nghiên cứu áp dụng cách phân chia nhóm như trên để phân chia đối tượng phỏng vấn tại quận Hà Đông, cụ thể như sau:

- Nhóm 1: Dưới 20 tuổi - chủ yếu là các đối tượng học sinh, sinh viên.

- Nhóm 2: Từ 20 đến 39 tuổi - Chủ yếu là các đối tượng người đi làm, trong giai đoạn bắt đầu sự nghiệp.

- Nhóm 3: Từ 40 đến 59 tuổi - Các đối tượng đang trong giai đoạn ổn định sự nghiệp.

- Nhóm 4: Từ 60 tuổi trở lên - Dành cho những đối tượng người nghỉ hưu, người già.

Qua khảo sát và phân tích tương quan giữa các nhóm tuổi và nhu cầu sử dụng các đối tượng KGM cho thấy, ở nhóm tuổi dưới 20 tuổi, việc sử dụng không gian mở trường học được coi là ưu tiên nhất. Ngược lại, với các đối tượng những

người nghỉ hưu, người già nằm trong nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên, do nhu cầu bảo vệ sức khỏe, các đối tượng được hỏi đều có nhu cầu ưu tiên các đối tượng không gian y tế, khám chữa bệnh, mức độ ưu tiên ngang với việc tham gia các khu vực KGM cây xanh, công viên, hồ nước nhằm luyện tập thể thao, bảo vệ sức khỏe.

Bảng 3. 1. Phân nhóm đối tượng sử dụng theo nhóm tuổi

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn người dân Ngoài ra, các đối tượng KGM công viên, quảng trường, hồ nước, vườn hoa luôn là những khu vực được ưu tiên nhất trong việc tiếp cận các đối tượng KGM của người dân, phục vụ cho các nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn quận chỉ có duy nhất 01 vườn hoa với diện tích 2.14 ha và chưa có dự án công viên nào. Dự án công viên Cây xanh thể thao thao

78%

18%

10%

4%

<20 tuổi

Trường học

Công viên Thể thao Khác

49%

27%

15%

9%

20 -39 tuổi

Công viên, quảng trường Trường học

Thể thao Khác

76%

12%

8%

4%

40 -59 tuổi

Công viên, hồ, vườn hoa Quảng trường

Thể thao Khác

42%

40%

10%

8%

>60 tuổi

Bệnh viện

Công viên, hồ, vườn hoa Thể thao Khác

quận Hà Đông với tổng diện tích lên đến 52.8ha vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu sử dụng các đối tượng KGM nêu trên, người dân thông thường phải di chuyển đến các quận huyện khác.

Hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao tại quận cũng phát triển khá lớn trong những năm gần đây. Qua khảo sát, ở tất cả các nhóm tuổi, các công trình thể thao luôn được quan tâm và sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu đó của người dân, rất nhiều các khu vực sân vận động, trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu, bể bơi đã được quận thiết kế xây dựng. Số lượng các công trình tham khảo tại bảng 2.5.

3.1.2. Đánh giá số lượng và chất lượng KGM tại quận Hà Đông

Trong những năm gần đây, với những nỗ lực của UBND quận trong việc thay đổi diện mạo đô thị, các công trình KGM đã được đầu tư hơn về số lượng và thiết kế. Tuy nhiên qua nhiều năm khai thác và sử dụng, một số đối tượng KGM đã không còn duy trì được chất lượng như ban đầu.

Khảo sát đưa ra đánh giá của người dân về số lượng và chất lượng các công trình KGM hiện đang có trên địa bàn quận.

Bảng 3. 2. Tổng hợp kết quả điều tra người dân về đánh giá số lượng, chất lượng KGM quận Hà Đông

STT Đối tượng

Đánh giá về số lượng (tỷ lệ %)

Đánh giá về chất lượng (tỷ lệ %)

Thiếu Đáp ứng đủ

Nhiều Thấp Trung bình

Cao

I Công trình công cộng

1.1

1. Trường học (Công trình giáo dục)

0 98 2 5 68 27

1.2 2. Bệnh viện 48 52 0 56 28 16

1.3 3. Công trình thể thao

15 78 7 18 80 2

1.4 4. Công trình văn hóa

35 60 5 19 48 33

II. Công viên, vườn hoa

2.1 1. Công Viên 100 0 0 90 10 0

2.2 2. Vườn hoa Hà 0 100 0 0 89 11

Đông III. Mặt nước

3.1 - Hồ nước 17 78 5 5 82 13

3.2 - Sông 0 100 0 72 23 5

IV. Cây xanh 78 20 2 68 15 3

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn người dân Nhìn vào kết quả có thể thấy, hầu hết các đối tượng KGM tại quận đều được đánh giá là đáp ứng đủ về mặt số lượng, đây cũng là nỗ lực của quận trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu người dân. Tuy nhiên, một số đối tượng còn ở tình trạng thiếu nhiều, điển hình như Công viên (100% đánh giá thiếu), Cây xanh (78%), Bệnh viện (48%)…Kết quả điều tra trên phù hợp với số liệu phân tích thực trạng các đối tượng KGM tại quận.

Xét về mặt chất lượng, hầu hết các công trình KGM được đánh giá ở mức thấp và trung bình. Một số đối tượng người dân đánh giá chất lượng thấp như bệnh viện (07 bệnh viện và 17 trạm y tế phường, xã) với 56%, các đánh giá này tập trung chủ yếu vào các công trình bệnh viện công lập như bệnh viện đa khoa Hà Đông, bệnh viện Quân y 103; công viên cây xanh thể thao duy nhất tại quận chưa được xây dựng; chất lượng 2 dòng sông Nhuệ và sông Đáy có dấu hiệu ô nhiễm nặng nề, bốc mùi gây ảnh hưởng tới cuộc sống người dân (72% đánh giá thấp); Cây xanh thiếu kết hợp với khói do các phương tiện giao thông, bụi các công trình xây dựng khiến không khí tại quận nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng nề.

3.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng và kiến nghị của người dân về hệ thống quy hoạch KGM tại quận Hà Đông

Với những kết quả phân tích hiện trạng và đánh giá ý kiến của người dân về các đối tượng KGM, nghiên cứu tham khảo ý kiến về mức độ hài lòng người dân về mức độ hài lòng đối với các công trình KGM. Qua đó, hầu hết người dân được khảo sát đánh giá ở mức Bình thường (42%) và không hài lòng (33%). Số lượng người dân đánh giá hài lòng còn chưa cao, không có người nào được hỏi đánh giá rất hài lòng về chất lượng các công trình hiện nay tại quận Hà Đông.

Hình 3. 1. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân về hệ thống KGM tại quận Hà Đông

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn người dân Ngoài ra, thông qua quá trình khảo sát, người dân cho rằng cần thiết phải bố trí nhiều KGM thể dục thể thao, giải trí hơn nữa ở các khu vực dân sinh, khoảng cách tới các khu vực KGM giải trí chính như vườn hoa, hồ nước,… còn tương đối xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận hà đông thành phố hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)