Quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH PHỤC VỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH

1.3. Một số vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

1.3.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

1.3.2.1. Quan điểm nghiên cứu

a. Quan điểm hệ thống, tổng hợp lãnh thổ

CQNS hình thành trên nền CQ tự nhiên, mỗi đơn vị CQNS là địa hệ thống, được cấu tạo từ nhiều hợp phần khác nhau: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và hoạt động nhân sinh. Vì vậy, cần thiết sử dụng quan điểm này trong nghiên cứu CQNS.

CQNS là tổng hợp các mối quan hệ giữa các hợp phần của tự nhiên và kinh tế - xã hội, chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên lẫn xã hội..

Vì vậy, khi nghiên cứu cần xem xét đầy đủ các nhân tố cũng như tất cả các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng sự hình thành, phân hoá và phát triển của lãnh thổ.

b. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh

Các hợp phần cấu tạo nên CQNS đều tồn tại trong một giai đoạn nhất định và thay đổi theo mỗi thời kì lịch sử dưới các tác động khác nhau của con người. Do vậy nghiên cứu CQNS cần áp dụng quan điểm này để thấy lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tác động tương quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở đó có các biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Theo quan điểm này, các CQNS cần được nghiên cứu trong quá khứ, ở hiện tại và dự báo trong tương lai.

21 c. Quan điểm phát triển bền vững

Mọi nghiên cứu CQ và địa lý ứng dụng đều phục vụ vấn đề cấp thiết của xã hội là sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường mà nội hàm chính là phát triển bền vững.

Theo WCED (Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển): phát triển bền vững là sự thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng phát triển thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, phát triển bền vững lãnh thổ vừa phải ổn định lâu dài vừa phải đạt được sự công bằng trong cùng một thế hệ, giữa các thế hệ với nhau và trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3.2.2. Phương pháp và qui trình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Nghiên cứu CQNS là hướng nghiên cứu tổng hợp, do vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu.

a. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, mạng, thống kê và các báo cáo, quy hoạch của khu vực nghiên cứu

Sau khi thu thập, tiến hành chọn lựa và phân tích các thông tin cần cho mục đích nghiên cứu. Đây là phương pháp cơ bản cho CQ nói riêng và bất kỳ ngành khoa học cơ bản nào.

* Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này dùng để nghiên cứu cấu trúc CQNS thông qua việc khảo sát các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bằng việc thu thập các số liệu, tài liệu đã có về khu vực nghiên cứu, bao gồm các bản đồ hợp phần (bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất) và các số liệu thống kê về dân số lao động, đất đai, khí hậu…Ta tiến hành khảo sát thực địa theo địa bàn 31 xã, thị trấn. Tại các điểm khảo sát tiến hành lấy mẫu và quan trắc các thông số môi trường.

22

*Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân, thống kê các số liệu về dân số, lao động…

Đây là phương pháp quan trọng nhất cho phép phát hiện các vấn đề môi trường bức xúc, các mâu thuẫn nảy sinh giữa môi trường và phát triển kinh tế tại khu vực.

* Phương pháp bản đồ - GIS

Bản đồ là công cụ đầu tiên và cũng là kết quả sản phẩm của các nhà địa lý.

Trong nghiên cứu, đánh giá CQNS, phân tích bản đồ lấy thông tin đồng thời dựa vào bản đồ địa hình để vạch ra các tuyến khảo sát cho khu vực nghiên cứu.GIS là công cụ hiện đại, hỗ trợ rất nhiều cho các nhà địa lý trong quá trình thu thập, phân tích, xử lý không gian cũng như lưu trữ dữ liệu.

b. Qui trình nghiên cứu

Để phù hợp với các đặc điểm của khu vực và mục tiêu nghiên cứu, đề tài được nghiên cứu theo các bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề cương luận văn Bước 2: Thu thập, tổng hợp những thông tin cần thiết kết hợp khảo sát thực địa. Sau đó tiến hành:

+ Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu có liên quan đến đề tài + Phân tích các nhân tố thành tạo CQ và các bản đồ hợp phần

Bước 3: Phân loại CQNS và thành lập bản đồ CQNS, trong đó tập trung nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ.

Bước 4: Phân tích các vấn đề môi trường chính trong CQNS và dự báo xu thế biến đổi.

Bước 5: Định hướng các giải pháp quản lý môi trường theo các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

23

Xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề

cương chi tiết

Khảo sát thực địa

Phân tích các nhân tố thành tạo CQ và các bản đồ hợp phần Tổng quan cơ sở lý luận và tài liệu

có liên quan đến đề tài Thu thập, tổng hợp những thông

tin cần thiết

Phân loại CQNS

Thành lập bản đồ CQNS, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa CQ

Phân tích các vấn đề môi trường chính trong CQNS và dự báo xu thế biến đổi

Định hướng các giải pháp quản lý môi trường theo các CQNS huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Sau đây là sơ đồ các bước nghiên cứu: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Hình 1.6. Các bước nghiên cứu cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

24 CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)