Sự biến đổi cảnh quan nhân sinh huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 48 - 51)

CQ nông nghiệp ở khu vực chủ yếu là CQ lúa và hoa màu kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Đây là dạng CQ chính của khu vực, lúa trồng xen kẽ với cây hoa màu như ngô khoai và một số cây công nghiệp như lạc, đậu. Rau trồng xen kẽ với lúa và cây hoa màu nhưng tập trung chủ yếu ở một số xã như Yên Phú, Yên Lương, Yên Thắng…

Nuôi trồng thủy sản tại các ao hồ rải rác nơi dân cư sinh sống. Đây là khu vực nuôi cá nước ngọt theo hình thức công nghiệp như cá chép, cá mè, trắm cỏ.

Dạng CQ này luôn được duy trì và phát triển. Tuy nhiên diện tích dần bị thu hẹp từ 1383ha (2010) xuống còn 1352ha (2013), do sự phát triển của các đô thị, hệ thống giao thông, một số nhà máy công nghiệp, sự mở rộng của các làng nghề.

Sản xuất nông nghiệp tại khu vực giúp đáp ứng nhu cầu địa phương và các khu vực xung quanh.

2.4.2. Sự biến đổi của các cảnh quan quần cƣ

CQ quần cư nông thôn là dạng CQ chính. Diện tích quần cư nông thôn từ 5441 ha (2010) tăng lên đến 5623ha (2013), dân số từ 217.461 người tăng lên đến 226.461 người. Trước đây dân cư nông thôn sống tập trung trong các xóm, làng. Hiện nay sự phân bố đã có nhiều thay đổi: Có sự di cư từ trong làng xã ra các địa điểm bám theo các trục giao thông của huyện, tỉnh, quốc lộ. Các đường giao thông xã cũng được nâng cấp, đổ nhựa hoặc bê tông cùng với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, kiến trúc nhà cửa quần cư nông thôn đã thay đổi hẳn, từ kiến trúc nhà ngói đã chuyển sang kiến trúc nhà cao tầng. Dân số ngày càng đông cũng đã tác động đến CQ quần cư nông thôn, làm cho diện tích đất ở của các hộ gia đình dần bị thu hẹp.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được mở rộng, nên trong CQ nông nghiệp đã xuất hiện các mô hình trang trại, có những hộ gia đình có diện tích rộng

41

đã hình thành các gia trại. Hình thức trang trại thường được phát triển ở những cánh đồng trước đây trồng lúa, bây giờ được chuyển đổi để chăn nuôi.

CQ quần cư đô thị cũng có nhiều biến đổi. Cụ thể, không gian các đô thị được mở rộng cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thông: Thị trấn Lâm, Thị Tứ (Yên Thắng), Đống Cao (Yên Lộc), Bo (Yên Chính), Chợ Ải (Yên Nghĩa), đầu cầu non nước (Yên Bằng), Cát Đằng (Yên Tiến), Mụa (Yên Dương), Cầu Ngăm (Yên Mỹ) và trung tâm các xã. Diện tích đô thị từ 288ha đã tăng lên đến 30ha (2013). Diện tích các đô thị vẫn tiếp tục được mở rộng cùng với sự nâng cấp của các tuyến giao thông như đường 57, đường 64, đường 12, quốc lộ 10. Tương lai khi dự án cầu Bến Mới hoàn thành, thúc đâỷ sự phát triển kinh tế của huyện, dự án nâng cấp Thị trấn Lâm lên thành thị xã của khu vực, Bo lên thành Thị trấn sẽ kéo theo sự mở rộng hơn nữa không gian đô thị. CQ đô thị thay đổi nhanh chóng. Diện tích các hộ dân cư ngày càng thu hẹp, đồng nghĩa với việc tăng mật độ dân số đô thị và biến đổi CQ đô thị. Các đô thị vừa mở rộng theo chiều rộng vừa phát triển theo chiều cao cùng với lượng nước thải và rác thải ngày càng tăng. Đây chính là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường tại khu vực.

2.4.3. Sự biến đổi của các cảnh quan công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Do khu vực nằm trong vùng đồng bằng với mật độ dân số cao nhất cả nước, sức ép của vấn đề việc làm đã tác động và làm biến đổi CQ. Điển hình đó là sự xuất hiện của nhà máy gạch tuynel (Yên Nghĩa), một số nhà máy may công nghiệp tại xã Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng… các làng nghề tiểu thủ công nghiệp mở rộng về không gian sản xuất. Trước đây, diện tích là 172ha (2010) đã tăng lên là 186ha (2013). Dạng CQ này đã lấn chiếm diện tích đất nông nghiệp.

2.4.4. Sự biến đổi của các cảnh quan rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi thứ sinh nhân tác

Dạng CQ này tập trung tại các xã Yên Lợi, Yên Tân, hiện nay, vẫn được duy trì, chủ yếu là keo xen kẽ cây bụi, thảm cỏ. Tuy nhiên, chính quyền không có quy hoạch, do người dân tự trồng, tự bảo vệ nên dạng CQ này thay đổi tùy thuộc vào sự

42

khai thác của các hộ gia đình. Diện tích của CQ rừng trồng, thảm cỏ, cây bụi chiếm tỉ lệ nhỏ so với diện tích chung của toàn huyện từ 9ha (2010) đến nay đã tăng lên đến 9,2ha (2013).

43 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh phục vụ quản lý môi trường huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)