Luận văn sẽ so sánh với nghiên cứu gần nhất để đánh giá hiệu quả và khả năng ứng dụng của hai phương pháp.
- Phương pháp xử lý bằng lọc sinh học ngập nước (2009) của tác giả Hà Minh Ngọc: các chỉ tiêu ban đầu như sau: COD=1357,5 mg/L, NH4+
= 15,42 mg/L, NO3-
= 0, 56 mg/L, pH= 7,05 mg/L được xử lý qua hệ thống lọc sinh học kị khí và hiếm khí sau 24 giờ cho kết quả: COD= 26,2 mg/L, NH4+ = 0,36 mg/L, NO3-= 0, 05 mg/L , pH= 8,07 mg/L.
- Phương pháp xử lý nước thải bằng mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN: các chỉ tiêu ban đầu như sau: COD= 720 mg/L, NH4+
= 24,19 mg/L, NO3-
= 24,793 mg/L, pH= 6,97 mg/L sau 3 tháng qua mô hình xử lý kết quả đầu ra như sau:COD= 54 mg/L, NH4+= 8,86 mg/L, NO3-= 8,44 mg/L, pH=
7,01 mg/L
Bảng 3.10. So sánh hiệu xuất xử lý nước thải sản xuất bún của hai phương pháp
Chỉ tiêu
Hiệu xuất xử lý (%) Phương pháp lọc
sinh học ngập nước
Mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ
thống ĐNN
COD 92,5 98,07
NO3- 66 91,07
NH4+
63,37 97,66
Nhận xét chung: Qua bảng trên cho thấy hiệu quả xử lý ba thông số COD, NO3-
NH4+
của phương pháp lọc sinh học ngập nước cao hơn mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN. Như vậy việc sử dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải mang lại hiệu quả cao hơn và nhanh hơn so với phương pháp sử dụng thực vật thủy sinh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp lọc sinh
học trước hết là điều kiện tạo ra môi trường kị khí và hiếu khí cho vi sinh vật hoạt động khá khó khăn, thứ hai trình độ văn hóa của dân cư trong làng nghề còn thấp, kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường hạn hẹp do đó phương pháp lọc sinh học không áp dụng được vào trong thực tế. Ngược lại, phương pháp sử dụng TVTS tuy hiệu quả xử lý mang tính chất lâu dài nhưng có ưu điểm dễ thực hiện, dễ áp dụng cho lưu lượng nước thải lớn, phù hợp với diện tích đất chưa sử dụng của làng nghề, thân thiện với môi trường. Do đó, mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN phù hợp áp dụng cho xử lý nước thải cho làng nghề bún Phú Đô hơn phương pháp lọc sinh học ngập nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần trên chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:
1/ Nước thải sản xuất bún tại hệ thống cống chung cuối làng Phú Đô không được qua hệ thống xử lý nước thải mà đổ trực tiếp xuống con mương chung của làng trước khi đổ vào sông Nhuệ. Hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất bún như sau: pH đạt giá trị trung tính, hàm lượng tinh bột cao và bị ô nhiễm hữu cơ nặng nề, COD cao gấp 2,6-8,53 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT loại B (hàm lượng COD trong khoảng 400-1280 mg/L). Hàm lượng TSS trong khoảng 320-712 mg/L, cao gấp 3.2-7.12 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT loại B. Hàm lượng PO43-
đạt 6,03-12,06 mg/L vượt quá QCVN 14:2008/BTNMT (10 mg/L), hàm lượng NH4+ đạt 12-32 mg/L cao gấp 1,2 đến 3,2 lần so với QCVN 14:2008/BTNMT, hàm lượng NO3- nằm trong giới hạn cho phép. Đây là loại nước thải thuận lợi cho việc xử lý bằng phương pháp sinh học;
2/ Đã tiến hành xử lý nước thải bằng 5 loại thực vật thủy sinh là Thủy trúc, bèo Tây, bèo Cái, Rau Ngổ dại, rau Má. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau 24 ngày xử lý cho thấy các chỉ tiêu COD, TSS, NO3-, NH4+, PO43-, pH đều đạt quy chuẩn nước thải sinh hoạt 14:2008/BTNMT-loại B cho phép thải vào môi trường. Trong đó, thủy trúc là loại TVTS có khả năng xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm cao nhất với hiệu quả xử lý COD lên tới 90,00%, PO43- là 74,79% và N-NH4+ là 72,74 %. Tiếp sau Thủy trúc là bèo Tây, khả năng loại bỏ TSS của bèo Tây đáng chú ý với hiệu suất đạt 84,27%, COD là 85,63%; các chỉ tiêu còn lại đạt mức khá trên 60%. Ngoài ra, các loài TVTS còn lại cũng cho thấy khả năng loại bỏ chất ô nhiễm ở mức trung bình.
Qua kết quả đánh giá mức độ loại bỏ các chỉ tiêu ô nhiễm của 5 loài TVTS nói trên, chúng tôi đề xuất sử dụng bèo Tây trong mô hình xử lý nước thải tại làng nghề bún Phú Đô vì bèo Tây đáp ứng cả về khả năng xử lý chất ô nhiễm vừa đảm bảo tính thông dụng và hiệu quả kinh kế hơn các loài còn lại;
3/ Đã tiến hành thực nghiệm mô hình xử lý nước thải cho làng nghề bún Phú Đô kết hợp giữa ao bèo Tây hiếu khí với hệ thống ĐNN nhân tạo. Kết quả phân tích chất lượng nước đầu ra khỏi mô hình cho thấy mô hình này có khả năng xử lý được nước thải sản xuất bún đạt QCVN14:2008/BTNMT. Hiệu quả xử lý COD đạt 92,5 %, TSS đạt 92,03%, PO43- đạt 82,7%, các chỉ tiêu về nitơ đều trên 60%.
4/ Đã so sánh hiệu quả và tính ứng dụng của hai phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún là lọc sinh học nhập nước và mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN, cho thấy hiệu quả xử lý của phương pháp lọc sinh học nhanh hơn và cao hơn mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN, tuy nhiên trên thực tế mô hình kết hợp ao bèo Tây với hệ thống ĐNN có khả năng ứng dụng cao hơn do đáp ứng hiệu quả xử lý, tiết kiệm kinh phí và dễ thực hiện.
Kiến nghị
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian và điều kiện thí nghiệm có hạn nên chúng tôi xin đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
1/ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần khác như tảo, VSV, động vật phù du và các yếu tố thời tiết đến khả năng xử lý nước thải của TVTS.
2/ Đề nghị tính toán ứng dụng mô hình xử lý nước thải sản xuất bún trên thực tiễn.