3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế-x3 hội là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển kinh tế-x3 hội của bất kỳ một địa phương nào. Nhận thức và đánh giá đúng các tiềm năng và những hạn chế là điều kiện cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-x3 hội, tạo bước phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong hiện tại và t−ơng lai.
* Vị trí địa lý
H−ng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. H−ng Yên nằm trong toạ độ 20º36’ và 21º vĩ độ Bắc, 105º53’ và 106º15’ kinh độ Đông, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
* Địa chất
H−ng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng đ−ợc cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150-160m. Địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của tỉnh từ tây bắc xuống đông nam,
độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên L÷, ¢n Thi.
* KhÝ hËu
H−ng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,2oC, nhiệt độ trung bình mùa hè 25oC, mùa đông dưới 20oC. L−ợng m−a trung bình dao động trong khoảng 1.500-1.600mm, trong đó tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 80 – 85% l−ợng m−a cả năm). Số giờ
5 đến tháng 10 trung bình 187 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trung bình 86 giờ nắng/tháng. Khí hậu H−ng Yên có 2 mùa gió chính là gió mùa
Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng3 đến tháng 5).
* Sông ngòi
Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc. Bên cạnh đó, H−ng Yên còn có hệ thống sông nội địa nh− sông Cửa An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn... là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông
đường thuỷ. Ngoài ra, địa phận Hưng Yên còn có những mỏ nước ngầm rất lớn,
đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thoả m3n nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối l−ợng lớn cho các khu vực lân cận.
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 923,093km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,74%, đất chuyên dùng chiếm 16,67%, đất ở chiếm 7,91%, đất ch−a sử dụng và sông chiếm 6,68%. Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nh−ng
đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế -x7 hội
* Kinh tÕ
Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, Hưng Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và cao. Nền kinh tế H−ng Yên đang đổi thay từng ngày, cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối. Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực. Công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá, công nghiệp địa phương tuy còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, nh−ng vẫn đạt đ−ợc những thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục đ−ợc củng cố phát triển, lựa chọn các mặt hàng −u tiên và có lợi thế để đầu t− chiều sâu, đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm chất l−ợng cao. Khối công nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài tăng nhanh do số dự án đi vào hoạt động tăng lên, sản phẩm được thị trường chấp nhận và có xu thế phát triển tốt. Riêng ngành du lịch và dịch vụ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khai thác tiềm năng phục vụ khách du lịch trong và ngoài n−ớc nh− du lịch Phố Hiến, di tích Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
* Dân số – lao động
Nguồn nhân lực Hưng Yên khá dồi dào, với 1,2 triệu người, nguồn lao động hiện có khoảng 55 vạn đa số đều là lao động trẻ, khoẻ, tỷ lệ lao động đ3 qua đào tạo trên 30%, phần lớn lao động còn lại ch−a đ−ợc đào tạo, một bộ phận lao động chủ yếu làm việc trong các công đoạn lao động giản đơn. Hiện nay, số lao động ch−a có việc làm ổn định còn nhiều đ3 trở thành sức ép lớn đối với H−ng Yên trong vấn đề giải quyết việc làm.
* Văn hoá - xi hội
H−ng Yên là tỉnh với bề dày lịch sử văn hiến, là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, nơi tụ cư lâu đời từ xa xưa. Hưng Yên đ3 từng được lưu danh;
“thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” hiện có 1.210 di tích, trong đó có 157 di tích đ−ợc xếp hạng quốc gia. H−ng Yên là tỉnh có mật độ di tích dày đặc vào loại bậc nhất ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Chỉ trong vòng 5 km dọc theo bờ tả
ngạn sông Hồng đ3 có trên 60 di tích đ−ợc xếp hạng. H−ng Yên có di tích Phố Hiến - trung tâm thương mại, đối ngoại sầm uất, đô hội, phồn hoa bậc nhất Đàng Ngoài vào thế kỷ XVI-XVII. Nhiều đền, chùa nổi tiếng linh thiêng, nơi tế lễ của các triều đại phong kiến như đền thờ Đức Tống Trân; Đức Ngô Vương; Chử
Đồng Tử, Phạm Ngũ L3o... Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc, toàn tỉnh có 363 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ng−ỡng, 2 lễ hội đ−ợc bảo tồn theo dự án văn hoá phi vật thể.
Mảnh đất H−ng Yên còn là nơi sinh d−ỡng biết bao anh hùng hào kiệt, học cao
hiểu rộng, làm rạng danh cho quê hương đất nước như Tống Trân, Phạm ngũ L3o, Nguyễn Trung Ngạn, Đào Công Soạn, Nguyễn Thiện Thuật, Lê Hữu Trác, Hoàng Hoa Thám, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tô
Hiệu, Tô Ngọc Vân, Lê Văn L−ơng, Nguyễn Văn Linh... Trong suốt chiều dài lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam, H−ng Yên có 400 tiến sĩ, cử nhân, trạng nguyên, đứng hàng thứ tư cả nước.
3.1.3 Những lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế-x7 hội
Nhìn chung điều kiện tự nhiện, vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế-x3 hội đ3 mang lại cho H−ng Yên nhiều tiềm lực để phát triển, tuy nhiên cũng còn không ít hạn chế.
* Lợi thế và tiềm năng
Không chỉ có vị trí thuận lợi nằm kề sát thủ đô Hà Nội, H−ng Yên còn có các tuyến đ−ờng giao thông quan trọng nh− Quốc lộ 5 (dài 23km), quốc lộ 38, 39 (dài 43 km) nối quốc lộ 5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đ−ờng sắt Hà Nội – Hải Phòng và các tuyến đ−ờng sông. Hệ thống giao thông cầu Thanh Trì hoàn thành cùng với cầu Yên Lửnh sẽ thúc đẩy mối giao lưu giữa các tỉnh phía nam Hà Nội qua H−ng Yên ra Hải Phòng và cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Những lợi thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng là cơ hội lớn để tỉnh phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, quốc lộ 5 chạy qua H−ng Yên mở ra cơ hội cho việc hình thành các khu công nghiệp tập trung, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế địa ph−ơng phát triển, góp phần thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, H−ng Yên có cơ hội
đón nhận và tận dụng những cơ hội phát triển của vùng. Nhất là trong tương lai gần, khi kết cấu hạ tầng nh− hệ thống đ−ờng bộ, đ−ờng cao tốc, đ−ờng sắt, sân bay, cảng sông đ−ợc đầu t− xây dựng. Bên cạnh đó, tỉnh có lợi thế phát triển nông nghiệp lại có vị trí gần các trung tâm công nghiệp, H−ng Yên có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành nông nghiệp theo h−ớng phát triển mạnh nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thực phẩm t−ơi sống và chế biến của các thành phố và khu công nghiệp.
* Hạn chế
Bên cạnh những lợi thế, H−ng Yên còn phải đối mặt với không ít khó khăn nh− thực trạng nền kinh tế còn yếu, GDP bình quân đầu ng−ời thấp so với một số tỉnh trong vùng. Vài năm trở lại đây, kết cấu hạ tầng đ3 đ−ợc cải thiện nh−ng ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển kinh tế-x3 hội. Số lao động qua đào tạo thấp, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, chủ yếu vẫn là nông nghiệp, trong khi đó thời tiết diễn biến phức tạp, thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, kinh nghiệm hội nhập còn ít... đ3 hạn chế việc hình thành và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ngoài ra, nguồn tài nguyên khoáng sản ít cũng là một hạn chế lớn cho quá trình phát triển của H−ng Yên. [7,tr.12]
3.2 Ph−ơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp khảo sát thực địa thu thập số liệu
+ Nguồn cung cấp: Bộ Kế hoạch và Đầu t−, Cục đầu t− n−ớc ngoài, các cơ
quan tham mưu cho uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về lĩnh vực quản lý tài chính, phát triển công nghiệp, quản lý lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu t−, Cục thống kê, Cục thuế tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
+ Thu thập số liệu: Số liệu đ−ợc thu thập thông qua các báo cáo, kế hoạch phát triển có kiểm tra tính thực tiễn của các thông tin. Phỏng vấn các doanh nghiệp FDI và khảo sát thực địa tại các địa bàn dân c− nới các doanh nghiệp FDI trực tiếp sản xuất.
Số liệu được xây dựng, tìm kiếm theo hướng có chọn lọc với các mức độ tác
động khác nhau tới tình hình kinh tế-x3 hội như điều kiện môi trường, chất lượng nguồn lao động, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách tỉnh hàng năm, mức phân bổ FDI tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, chính sách quy hoạch cụm, khu công nghiệp, các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng...
* Ph−ơng pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Thống kê mô tả: Kịp thời phân tích các chỉ số trong phát triển cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó thấy rõ sự tăng lên hay giảm xuống của các
doanh nghiệp FDI và tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách tỉnh, thấy đ−ợc lợi ích của việc huy động vốn FDI vào địa bàn tỉnh những năm qua.
+ Thống kê so sánh: So sánh chính sách của tỉnh H−ng Yên với một số tỉnh, thành phố khác, so sánh tình hình phát triển, lợi ích, mặt hạn chế của các doanh nghiệp FDI với yêu cầu chiến l−ợc phát triển kinh tế đề ra. Nhằm thấy rõ
đ−ợc điểm mạnh, điểm yếu thời cơ và thách thức trong việc thu hút vốn FDI ở H−ng Yên.
Để phục vụ cho việc tìm hiểu những tác động của các doanh nghiệp có vốn FDI hiện đang đầu t− tại H−ng Yên và kịp thời đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn cản trở quá trình thu hút vốn FDI. Đồng thời đ−a ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục thu hút vốn FDI ở H−ng Yên. Vì vậy, các số liệu phải
được thống kê, tập hợp theo hướng tìm hiểu những tác động của vốn FDI tại H−ng Yên nh− tốc độ thu hút vốn FDI, phân bổ vốn FDI, số dự án đăng ký, dự án
đ3 đầu t− thực hiện. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI, các tác động tới việc làm, thu nhập, môi trường sống, tình hình an ninh x3 hội và vị trí địa lý, chính sách thu hút đầu t− của tỉnh.