Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo các vị trí phẫu thuật trên cơ thể bệnh nhân được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo vị trí phẫu thuật
Vị trí phẫu thuật
Có NKVM Không NKVM
n % n %
Bụng (n=190) 4 2,10 186 97,90
Ngực - cổ (n = 212) 2 0,94 210 99,06
Chấn thương (n = 588) 3 0,51 585 99,49
Cột sống (n = 209) 2 0,96 207 99,04
Tiết niệu (n = 115) 3 2,60 112 97,39
Tai mũi họng (n= 204) 0 0 204 100
Hàm mặt (n = 182) 1 0,55 181 99,45
Sản khoa (n = 211) 3 1,42 208 98,58
Tổng (n = 1911) 18 0,94 1893 99,06
Nhận xét:Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở nhóm bệnh phẫu thuật tiết niệu chiếm cao nhất (2,60%) tiếp theo nhóm phẫu thuật bụng cao thứ hai (2,10%), nhóm bệnh sản khoa (1,42%). Các nhóm bệnh có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ dưới 1% gồm nhóm bệnh ngực - cổ, hàm mặt và chấn thương chỉnh hình. Nhóm bệnh tai-mũi-họng không có trường hợp nào nhiễm khuẩn vết mổ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung của toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu là 0,94%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cao hơn so với nghiên cứu của của David C
38
tại Anh (1992) thấy rằng: trong số 1.708 bệnh nhân nhận được sử dụng kháng sinh dự phòng có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 0,6%. Các tác giả kết luận rằng sử dụng kháng sinh trong giai đoạn ngay trước phẫu thuật có liên quan với nguy cơ thấp nhất của nhiễm khuẩn vết mổ[38].Ở trong nước,kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Lê Anh Thư tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011 trên 98 bệnh nhân được mổ phiên và thuộc phân loại phẫu thuật sạch hoặc sạch nhiễm, tuổi trung bình là 43,1 và 36% là nam giới. Bệnh kèm theo được ghi nhận trên 11 bệnh nhân (13,1%), bao gồm ung thư (n=2), bệnh gan thận (n=1), cao huyết áp (n=6), bệnh tim (n=2), đang dùng steroid (n=1). Có 7 (8,3%) Bệnh nhân nhập viện vì chấn thương. Trung vị điểm ASA của các bệnh nhân là I. Kháng sinh được cho 30 phút trước phẫu thuật, lặp lại thêm 1 liều nếu phẫu thuật kéo dài trên 3 giờ. Kháng sinh sử dụng là ampicilline/sulbactam hay amoxicillin/clavuanicacid trong phẫu thuật tổng quát và tim mạch, cephalosporin thế hệ 3 trong phẫu thuật thần kinh, tiết niệu và chỉnh hình.
Kết quả thấy có 1 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ nông (1,0%)[18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Hữu Luyện (2011), tại Bệnh viện Trung ương Huế, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 4,9%, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh theo nghiên cứu của Phạm Thúy Trinh năm 2010 trên các bệnh nhân phẫu thuật sạch và sạch nhiễm là 3,0%[19].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Kim Sơn (2002), Nguyễn Việt Hùng (2005) tại các bệnh viên tuyến Trung ương như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại các bệnh viện này là 6,2% và 8,4%[7, 11, 17].
39
Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn vết mổ được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.4. Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn vết mổ Loại NKVM
Vị trí PT
Nông Sâu Cơ quan/
khoang cơ thể
n % n % n %
Bụng 4 100 0 0 0 0
Ngực-cổ 2 100 0 0 0 0
Chấn thương chỉnh hình 3 100 0 0 0 0
Cột sống 2 100 0 0 0 0
Tiết niệu 3 100 0 0 0 0
Tai mũi họng 0 0 0 0 0 0
Hàm mặt 1 100 0 0 0 0
Sản phụ khoa 3 100 0 0 0 0
Tổng 18 100 0 0 0 0
Nhận xét: 18/18 (100%) nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn vết mổ nông. Không có bệnh nhân nào bị nhiễm khuẩn vết mổ sâu hoặc nhiễm khuẩn vết mổ cơ quan/khoang cơ thể.
Nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ đó là nhiễm khuẩn vết mổ nông, nhiễm khuẩn vết mổ sâu và nhiễm khuẩn vết mổ cơ quan/khoang cơ thể.
Nhiễm khuẩn vết mổ nông chẩn đoán sớm hơn, điều trị nhanh hơn. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.4, tất cả các bệnh nhân ở mọi nhóm bệnh bị nhiễm khuẩn vết mổ đều là nhiễm khuẩn vết mổ nông, không có bệnh nhân nào bị nhiễm khuẩn vết mổ sâu hoặc nhiễm khuẩn vết mổ ở cơ quan/khoang cơ thể, các nhiễm khuẩn vết mổ nông thường có liên quan tới các vi khuẩn có nguồn gốc ngoại sinh, từ chính da bệnh nhân và nhân
40
viên y tế chăm sóc, từ môi trường phòng mổ... Trong khi đó nhiễm khuẩn vết mổ sâu hoặc khoang và cơ quan thường liên quan tới kỹ thuật mổ, thời gian phẫu thuật kéo dài, nhiễm khuẩn đã có sẵn ở cơ quan/ khoang cơ thể.
Kết quả này cho thấy cần làm tốt hơn nữa việc thực hiện các quy trình thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn như chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật, đảm bảo tốt điều kiện vô khuẩn phòng mổ, công tác điều dưỡng, hộ lý chăm sóc sau mổ, các biện pháp can thiệp đơn giản nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cũng đã được các nghiên cứu chứng minh, tại Mỹ người ta thấy rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở những bệnh nhân được loại bỏ lông trước phẫu thuật bằng dao cạo là 6,4%; tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giảm xuống 1,8% khi thay thế dao bằng máy cạo lông. Các biện pháp làm giảm lượng vi khuẩn định cư ở cơ thể bệnh nhân trước phẫu thuật (rút ngắn thời gian nằm viện trước phẫu thuật, tắm cho bệnh nhân trước phẫu thuật bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh nơi rạch da bằng dung dịch khử khuẩn...) cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ hoặc về thân nhiệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với nhóm bệnh nhân được duy trì thân nhiệt ổn định trong thời gian phẫu thuật ( 3605), tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn vết mổ là 5,8%, thấp hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân có thân nhiệt 3605, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tới 18,8% [39].
Các nghiên cứu ở Mỹ (2007) cũng đã chỉ ra rằng: một sự hiểu bỉết thấu đáo về sinh lý bệnh và sự tương tác phức tạp của các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ là rất quan trọng cho các điều dưỡng chăm sóc vết mổ vì các đối tượng này có một vai trò quan trọng trong việc xác định sớm và điều trị, chăm sóc nhiễm khuẩn vết mổ [49].
Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng từ 10% đến 20% chi phí bệnh viện. Mặc dù việc loại trừ hoàn toàn nhiễm khuẩn vết mổ là không thể, việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đến một mức độ tối thiểu là có lợi đáng kể đối với cả bệnh nhân, các nguồn lực y tế và môi trường trong bệnh viện. Khi có rỉ mủ từ một vết mổ
41
kín cùng với những dấu hiệu của tình trạng viêm mô xung quanh, cần được xem như vết mổ nhiễm khuẩn, bất kể có cấy vi khuẩn được hay không. Nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở một vết mổ trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, nhưng những vết liền sẹo và cơ bản đã lành không được coi là bị nhiễm khuẩn sau thời gian trên.
Trong nghiên cứu này chúng tôi theo dõi bệnh nhân đến 30 ngày sau mổ.
Các bệnh nhân trước khi ra viện được kiểm tra vết mổ dặn dò việc chăm sóc và phát cho mẫu theo dõi đã được in sẵn. Bệnh nhân sẽ gửi lại các mẫu phiếu này sau 30 ngày theo dõi. Trên thế giới, việc theo dõi và báo cáo nhiễm khuẩn vết mổ đã được coi là cách tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 40.915 vết mổ trong khoảng thời gian 10 năm cũng cho thấy rằng tỷ lệnhiễm khuẩn vết mổ trong từng năm nghiên cứu dao động từ 1,8% đến 2,8%, ít hơn đáng kể so với tỷ lệ nhiễm khuẩn chung là 4,2% trong các năm không theo dõi [37].