Đánh giá kết quả phân lập vi khuẩn tại các thời điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 50 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3. Đánh giá kết quả phân lập vi khuẩn tại các thời điểm

Số loài vi khuẩn ở thời điểm trước và sau tắm với xà phòng khử khuẩn để chuẩn bị phẫu thuật được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.5: Số loài vi khuẩn tìm thấy ở thời điểm trước và sau tắm với xà phòng khử khuẩn để chuẩn bị phẫu thuật

Số loài

Kết quả trung bình Trước tắm

n = 85

Sau tắm

n =85 p

1 loài (n, %) 4 (4,7) 50 (58,8) < 0,05 2 loài (n, %) 31 (36,5) 27 (31,8) > 0,05 3 loài (n, %) 33 (38,8) 5 (5,9) < 0,05

≥ 4 loài (n, %) 17 (20,0) 2 (2,4) <0,05

42

Nhận xét: Số loài vi khuẩn tại 2 thời điểm trước và sau tắm có sự khác nhau rõ rệt. Trước tắm, tại vùng da dự định phẫu thuật phân lập được 2 loài vi khuẩn trở lên chiếm 95,3% số trường hợp, trong khi đó sau tắm tỷ lệ này là 40,1% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sau tắm chủ yếu phân lập được 1 loài vi khuẩn (58,8%). Trước tắm, trên vùng da phẫu thuật phân lập được 4 loài trở lên là 20,0% trong khi đó sau tắm tỷ lệ này là 2,4% (p < 0,05).

Da là lớp phủ bên ngoài chủ yếu của cơ thể con người. Ở người lớn, diện tích da khoảng từ 1,8 - 2 m2. Bởi vì nó được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên bề mặt da là nơi sinh sống của một số lượng lớn vi khuẩn, trên da có hàng trăm đến hàng triệu vi khuẩn trên mỗi cm2. Đặc biệt ở những vị trí ẩm như vùng nách, háng, và ở giữa các ngón chân, số lượng vi khuẩn có thể lên đến hàng chục triệu vk/cm2[49].

Đa số các vi khuẩn đã được tìm thấy trên lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) và trên các nang tóc, nang lông. Vi khuẩn tìm thấy ở đây chủ yếu là

S. epidermidis, một số vi khuẩn Gram (-) và các loài của Corynebacteria, Micrococcus, Mycobacterium, Pityrosporum. Những loài này vẫn được coi là vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể tạo nên vi hệ bình thường trên da của chúng ta, chúng không gây bệnh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể chúng có thể gây nên những nhiễm trùng cơ hội. Ở những bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện, ngoài các vi khuẩn thường trú trên da còn có các vi khuẩn của tại phòng khoa đó như E. coli, S. aureus, P. aeruginosa

Trong ngoại khoa, trước khi phẫu thuật, khâu tắm cho bệnh nhân là rất quan trọng, giúp loại bỏ hầu hết các vi khuẩn gây bệnh có trên da bệnh nhân.

Trong nghiên cứu này khi so sánh về mặt vi khuẩn trước và sau khi tắm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.5 cho thấy, số loài vi khuẩn tại 2 thời điểm trước và sau tắm cũng có sự khác nhau rõ rệt. Trước tắm, phân lập được 2 loài vi khuẩn trở lên chiếm 95,3% số trường hợp lấy mẫu, trong khi đó sau tắm tỷ lệ này là 40,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sau tắm chủ yếu phân

43

lập được 1 loài vi khuẩn (58,8%). Trước tắm, trên vùng da phẫu thuật phân lập được 4 loài là 20,0% trong khi đó sau tắm tỷ lệ này là 2,4% (p < 0,05).

Hình 3.1: Số loài vi khuẩn phân lập được trên bệnh nhân trước và sau tắm với xà phòng khử khuẩn

Các loài vi khuẩn phân lập được tại thời điểm trước và sau tắm bằng xà phòng khử khuẩn được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.6: Các loài vi khuẩn phân lập được tại thời điểm trước và sau tắm bằng xà phòng khử khuẩn

TT Loài vi khuẩn

Trước tắm (85 mẫu+)

n (%)

(n,%)

Sau tắm (85mẫu+)

n (%)

p

1 S. epidermidis 56 (65,9) 27 (31,8) < 0,05

2 E. coli 48 (56,5) 12 (14,1) < 0,05

3 S. aureus 28 (32,9) 7 (8,2) < 0,05

4 K. pneumoniae 42 (49,4) 8 (9,4) < 0,05 5 P. aeruginosa 16 (18,8) 14 (16,5) > 0,05 6 A. baumannii 11 (12,9) 10 (11,8) > 0,05 7 Vi khuẩn khác 4 (4,7) 2 (2,4) > 0,05

44

Nhận xét: Tại thời điểm trước tắm, trên da bệnh nhân đều có các vi khuẩn gây bệnh như S. epidermidis, S. aureus, E. coli, K. pneumoniae,

P. aeruginosa, A. baumannii với các tỷ lệ khác nhau, sau khi tắm, các vi khuẩn gây bệnh đều giảm đáng kể (p < 0,05). Riêng đối với 2 loài vi khuẩn là trực khuẩn mủ xanh và A. baumannii lại không có sự khác biệt rõ rệt (p > 0,05).

Hình 3.2: Tỷ lệ các loài vi khuẩn phân lập được trên bệnh nhân trước và sau tắm với xà phòng khử khuẩn

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.6 và Hình 3.2 cũng cho thấy, tại thời điểm trước tắm, trên da bệnh nhân đều có các vi khuẩn gây bệnh như:

S. epidermidis, S. aureus, E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa, A. baumannii với các tỷ lệ khác nhau, ngoài tụ cầu da (S. epidermidis) chiếm tỷ lệ cao nhất là 65,9%, thì vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao thứ hai là E. coli 56,5%, tiếp đến

K. pneumoniae S. aureus có trên da bệnh nhân trước mổ là 49,4% và 32,9%.

Sau khi tắm, các vi khuẩn gây bệnh đều giảm nhiều cụ thể là tụ cầu da giảm xuống 31,8%, E. coli xuống còn 14,1%, tụ cầu vàng còn 8,2%, Klebsiella spp còn 9,4% (p < 0,05). Tuy nhiên, chúng ta thấy đối với 2 loài vi khuẩn là trực

45

khuẩn mủ xanh và A. baumannii không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ xuất hiện trên da bệnh nhân trước và sau khi tắm (p > 0,05), điều này cũng nói lên được tính đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường của hai loài vi khuẩn này. Một nghiên cứu của Nielsen ML 1975 thực hiện trên da của 14 người tình nguyện cho thấy số lượng vi khuẩn ái khí và kỵ khí có trên da người bình thường chủ yếu là tụ cầu da (S. epidermidis), chỉ có một trường hợp có vi khuẩn kỵ khí Propionebacterium acnes [56]. Một nghiên cứu khác của Aly R năm 1976 thấy rằng nếu dùng xà phòng có chlorhexidine tắm cho bệnh nhân thì thấy giảm đáng kể tỷ lệ các trực khuẩn Gram (-) trên nách và háng của bệnh nhân từ 96% xuống còn 66% (p < 0,05) [28].

Phân bố các mẫu xét nghiệm vi khuẩn khi tắm cho bệnh nhân được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.7: Số lượng các mẫu xét nghiệm phân lập vi khuẩn làm kháng sinh đồ trước và sau tắm cho bệnh nhân

TT Thời điểm lấy mẫu

Số mẫu

n

TC da

n (%)

E.

coli n (%)

K.

pseu n (%)

TC vàng n (%)

Mủ xanh n (%)

A.

bau n (%)

VK khác

N (%) 1. Trước tắm bằng

xà phòng khử khuẩn

85 56 (65,9)

48 (56,5)

42 (49,4)

28 (33,0)

16 (18,8)

11 (13,0)

4 (4,7) 2. Sau tắm bằng xà

phòng khử khuẩn 85 27 (31,8)

12 (14,1)

8 (9,41)

7 (8,23)

14 (16,5)

10 (11,8)

2 (2,35) Tổng số mẫu 170 83

(48,8) 60 (35,3)

50 (29,4)

35 (20,6)

30 (17,6)

21 (12,3)

6 (3,5) Nhận xét: Trước tắm tụ cầu da cao nhất 65,9%, tiếp theo là E. coli 56,5%, K. Pneumoniae 49,4%, Tụ cầu vàng 33%, sau khi tắm số lượng vi khuẩn giảm đáng kể, tụ cầu da chỉ còn 31,8, E. coli còn 14,1%, K.

Pneumoniae còn 9,41%, tụ cầu vàng còn 8,23%, Trực khuẩn mủ xanh và A.

baumannii giảm không đáng kể.

46

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát placebo liên quan đến 27 bệnh viện ngoại khoa của 6 quốc gia Châu Âu, hiệu quả của việc tắm toàn thân 2 lần (buổi tối trước phẫu thuật và sáng ngày phẫu thuật với xà phòng có chứa chlorhexidine), các tác giả thấy rằng: trong nhóm 1.413 bệnh nhân phẫu thuật sạch được tắm bằng xà phòng có chứa chlorhexidine 2 lần trước phẫu thuật, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 1,62%, còn ở nhóm 1.400 bệnh nhân phẫu thuật sạch không được tắm bằng xà phòng có chứa chlorhexidine thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 2,36%

(OR = 1,11; [0,69 - 1,82]), các tác giả kết luận rằng: bệnh nhân tắm hai lần với xà phòng có chứa chlorhexidine đã làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân được phân loại phẫu thuật sạch [39].

Phân bố các mẫu xét nghiệm vi khuẩn trong thời gian phẫu thuật cho bệnh nhân được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.8: Phân bố các mẫu xét nghiệm phân lập vi khuẩn làm kháng sinh đồ ở các thời điểm phẫu thuật T

T

Thời điểm lấy mẫu

Số mẫu

TC da n (%)

E.

coli n (%)

K.

pseu n (%)

TC vàng n (%)

Mủ xanh n (%)

A.

bau n (%)

VK khác n (%) 1. Sau khi sát

khuẩn da để chuẩn bị cuộc mổ

105 7 (6,6)

5 (4,8)

3 (2,8)

2 (1,9)

5 (4,8)

2 (1,9)

1 (0,9) 2. Sau khi khâu

da kết thúc cuộc mổ

105 21 (20)

14 (13,3)

6 (5,7)

10 (9,5)

6 (5,7)

4 (3,8)

2 (1,9) 3. Sau 24 giờ

sau mổ 116 32

(27,6)

27 (23,3)

24 (20,7)

18 (15,5)

11 (9,5)

6 (5,2)

3 (2,6) 4. BN bị

NKVM (lấy mẫu 2 lần/BN)

36 12 (33,3)

8 (22,2)

6 ((16,7)

4 (11,1)

4 (11,1)

2 (5,6)

0 00 Tổng số mẫu 362 72

(19,8)

54 (14,9)

39 (10,8)

34 (9,4)

26 (7,2)

14 (3,9)

6 (1,7)

47

Nhận xét: Sau khi sát trùng da, vẫn còn bệnh nhân xét nghiệm nuôi cấy có tụ cầu da với tỷ lệ dương tính là 6,6%, E. coli 4,8%, K. pneumoniae 2,9%, S. aureus là 1,9%, P. aeruginosa 5,7% và A. baumannii là 3,8%. ( dưới bảng 3.8)

Tại thời điểm sau khi khâu da kết thúc cuộc mổ, tỷ lệ ô nhiễm do tụ cầu da là 20,0%, E. coli 13,3%, K. pneumoniae 5,7%, S. aureus 9,5%, P.

Aeruginosa 5,7% và A. baumannii là 3,8%. Tại thời điểm sau phẫu thuật 24 giờ, tỷ lệ xét nghiệm dương tính vi khuẩn trên da tăng cao hơn: ô nhiễm do tụ cầu da là 27,6%, E. coli là 23,3%, của K. pneumoniae 20,7%, S. aureus 15,5%, P. aeruginosa 9,5% và A. baumannii là 5,2%.

Các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ 100% được làm kháng sinh đồ, mỗi bệnh nhân xét nghiệm 2 lần.

Tổng hợp tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây bệnh phân lập được trên bệnh nhân tại các thời điểm chuẩn bị phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật được trình bày ở biểu đồ sau:

(n = 532 mẫu)

Hình 3.3: Tỷ lệ phân bố vi khuẩn gây bệnh có trong các mẫu xét nghiệm

48

Để tìm hiểu thêm sự hiện diện của các loài vi khuẩn trên da của bệnh nhân cho đến khi phẫu thuật viên rạch da tiến hành cuộc mổ, kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.8 cho thấy, sau khi sát trùng da, vẫn còn bệnh nhân xét nghiệm nuôi cấy có tụ cầu da với tỷ lệ dương tính là 6,6%, tỷ lệ dương tính của E. coli là 4,8%, của K. pneumoniae là 2,9%, của S. aureus là 1,9%, của P. aeruginosa là 5,7% và của A. baumannii là 3,8%.

Tại thời điểm sau phẫu thuật 24 giờ, tỷ lệ xét nghiệm dương tính vi khuẩn trên da tăng cao hơn nữa: ô nhiễm do tụ cầu da với tỷ lệ dương tính là 27,6%, tỷ lệ dương tính của E. coli là 23,3%, của K. pneumoniae là 20,7%, của S. aureus là 15,5%, của P. aeruginosa là 9,5% và của A. baumannii là 5,2%.

Chlorhexidine là một chất sát trùng tốt hiện nay, với dải tác động rộng trên cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), cả vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí. Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của chlorhexidine đối với các vi khuẩn gây nhiễm trên da, tuy nhiên còn ít các nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến hệ vi khuẩn bình thường trên da người. (Lawrence 1960, Lily và Lowbury 1971, Selwwyn và Ellis 1972, Edmiston CE, B.

Bruden 2013) [53]. Các số liệu đã có cho đến nay thấy rằng chlorhexidine diệt trừ hầu hết các vi khuần trên da tuy vậy vẫn còn một tỷ lệ nhất định vẫn còn vi khuẩn sau khi sát trùng. Nielsen ML và cộng sự thấy rằng, sau khi sát trùng bằng chlorhexidine trên bề mặt da không còn (0/14) vi khuẩn, nhưng nếu sinh thiết xuống sâu hơn thấy có 1 trường hợp (l/14) có vi khuẩn [56].

Những năm trước đây, có nhiều yếu tố đã làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện TWQĐ 108 như: nhân viên y tế của bệnh viện còn chưa thật coi trọng công tác vệ sinh tay như rửa tay ngoại khoa, rửa tay thường quy không đủ thời gian hoặc không đúng kỹ thuật, không dùng hoá chất khử khuẩn, đặc biệt là không dùng chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn. Công tác chuẩn bị người bệnh trước mổ không tốt như: không tắm bằng xà phòng khử khuẩn, vệ sinh khử khuẩn vùng rạch da không đúng quy trình, cạo lông

49

không đúng chỉ định, thời điểm và kỹ thuật. Một yếu tố khách quan nữa là việc thiết kế phòng mổ trước đây không bảo đảm nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, điều kiện khu phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn làm cho không khí, nước vệ sinh tay ngoại khoa và bề mặt thiết bị, môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm. Các học viên đến học chưa tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm, ra vào buồng phẫu thuật không khép cửa, không mang hoặc mang phương tiện che chắn cá nhân nhưng không đúng hướng dẫn, không vệ sinh tay, không thay găng sau mỗi khi tay đụng chạm vào bề mặt môi trường v.v.

Năm 2012 là năm Bệnh viện TWQĐ 108 ban hành và thực hiện nghiêm

“Quy định thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện ” và “Quy trình hạ thấp tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật sạch và sạch nhiễm”. Các kết quả nghiên cứu nối tiếp trên chứng tỏ rằng Bệnh viện đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bệnh viện.

Tại những nước phát triển, vi khuẩn Gram (+) có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên bệnh nhân là tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ. Ngược lại, tại những nước đang phát triển, trực khuẩn Gram (-) là các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ phổ biển nhất [9,14]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ do vi khuẩn đa kháng kháng sinh như tụ cầu vàng kháng methicillin, trực khuẩn mủ xanh đa kháng thuốc xuất hiện ngày càng phổ biến. Tần suất xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc có liên quan tới quy mô của bệnh viện. Những vi khuẩn kháng thuốc này thường tập trung tại những bệnh viện có quy mô lớn (đông bệnh nhân; số thủ thuật/phẫu thuật cao; tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng) [17, 19].

Mỗi bệnh viện có những đặc điểm riêng khác nhau như: sự phân cấp thu dung, lưu lượng bệnh nhân đến khám, điều trị, phân chia khoa điều trị, yếu tố địa lý…, nên bộ mặt vi khuẩn gây bệnh sẽ khác nhau.

50

Bảng 3.9: Các loài vi khuẩn phân lập đƣợc gây nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân

TT BN bị NKVM Tuổi Loài VK gây NKVM Tỷ lệ (%)

1. Bùi Văn T 54 S. epidermidis

33,3

2. Nguyễn Minh Ch 52 S. epidermidis

3. Đào Thị L 60 S. epidermidis

4. Hoàng Thị Th 58 S. epidermidis

5. Nguyễn Văn B 24 S. epidermidis

6. Nguyễn Văn Đ 41 S. epidermidis

7. Phí Văn Th 48 E. coli

22,2

8. Lê Xuân M 50 E. coli

9. Trần Thị M 54 E. coli

10. Ngô Thị H 70 E. coli

11. Nguyễn Minh K 68 K. pneumoniae

16,7

12. Vũ Hữu C 47 K. pneumoniae

13. Phạm Thị H 47 K. pneumoniae

14. Trần Văn V 46 S. aureus

11,1

15. Nguyễn Thị M 43 S. aureus

16. Nguyễn Văn Q 61 P. aeruginosa

11,1

17. Hoàng Mạnh Th 66 P. aeruginosa

18. Nguyễn Thị Lan H 35 A. baumanii 5,6

Tổng số bệnh nhân bị NKVM 18

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.9 cho thấy, trong 18 trường hợp có nhiễm khuẩn vết mổ, tất cả đều là phẫu thuật sạch nhiễm đã phân lập được 6 chủng vi khuẩn gây bệnh, 6 chủng vi khuẩn gây bệnh đó là: S. epidermidis gây nhiễm khuẩn vết mổ trên 6 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 33,3%; E. coli trên 3 bệnh nhân (22,2%); K. pneumoniae trên 2 bệnh nhân (16,7%); S. aureus trên 2

51

bệnh nhân (11,1%); P. aeruginosa trên 1 bệnh nhân (11,1%) và A. baumannii trên 1 bệnh nhân (5,6%).

Việc giám sát mức độ phổ biến của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và kháng sinh hàng quý, hàng năm sẽ giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị lâm sàng có chiến lược sử dụng kháng sinh dự phòng và kháng sinh điều trị phù hợp với thực tế của từng bệnh viện.

Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đang có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng và đây đang là vấn đề nóng, đặc biệt là các chủng tụ cầu vàng đa kháng MRSA, các chủng vi khuẩn đường ruột có sinh ESBL, liên cầu đường ruột kháng vancomycin... Áp lực sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện lớn làm trầm trọng thêm tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ.

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ, những mầm bệnh nào thường gặp nhất mà các nghiên cứu gần đây trong nước đã công bố. Từ những nghiên cứu của Nguyễn Quốc Gia, Nguyễn Kim Trung và Phan Quốc Hoàn (2006) [4], Lê Thị Anh Thư (2010) [18] tại các Bệnh viện lớn của Việt Nam chúng tôi thấy trong thực hành lâm sàng thường gặp một số mầm bệnh như K. pneumoniae, P. aeruginosa, A. baumannii, S. aureus, S. epidermidis, E.

coli và Candida albicans.

3.4. Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được trên các bệnh nhân tại các thời điểm .

52

Tình trạng kháng kháng sinh của S. epidermidis (tụ cầu da) được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.10: Tỷ lê kháng với kháng sinh của S. epidermidis Kháng sinh

Tỷ lệ (%) (n = 155)

TT Kháng

(R)

Trung gian (I)

Nhạy (S) 1 Amoxicillin/clavulanic acid 36,5 0 63,5

2 Ampicillin/sulbactam 31,6 10,2 58,2

3 Vancomycin 0 0 100

4 Cefaclor 22,1 5,7 72,2

5 Cefazoline 30,0 5,0 65,0

6 Cefepime 25,4 10,2 64,4

7 Cefotaxim 20,2 23,6 56,2

8 Ceftazidime 26,2 14,4 59,4

9 Ceftriaxone 27,4 17,4 55,3

10 Cefoxitin 30,3 18,2 51,5

11 Gentamicin 50,8 1,9 46,0

12 Amikacin 0 0 100

13 Ofloxacin 24,8 6,0 69,2

14 Norfloxacin 24,8 6 69,2

Nhận xét: Các chủng S. epidermidis phân lập được có tỷ lệ đề kháng với cephalosporine thế hệ 2 thấp hơn cephalosphorin thế hệ 3 cụ thể là với cefaclor là 22,1% và cefazoline 30% so với ceftriaxone (27,4%) và ceftazidine (26,2%).

Tỷ lệ đề kháng cefoxitin là 30,3% điều này có nghĩa là S. epidermidis tỷ lệ kháng methicillin (MRSS) là 30,3%. Chưa thấy kháng trên 2 kháng sinh vancomycin và amikacin.

Với hơn 8 loài vi khuẩn các loại được phân lập trên da của các bệnh nhân chuẩn bị mổ. Kết quả nghiên cứu về sự kháng kháng sinh của S.

epidermidis được thể hiện ở Bảng 3.10, qua đó chúng ta thấy rằng đối với S.

epidermidis, tỷ lệ kháng kháng sinh nhìn chung thấp hơn so với các chủng tụ cầu gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện TWQĐ 108: cephalosporine thế hệ 1 và 2 có tỷ lệ đề kháng thấp hơn cephalosporine thế hệ 3 cụ thể là với cefaclor là 22,1% và cefazoline 30% so với ceftriaxone (27,4%) và

53

ceftazidine (26,2%). Kết quả này phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) là nên chọn cephalosporine thế hệ 1 và 2 đề điều trị các nhiễm trùng do tụ cầu. Tỷ lệ đề kháng cefoxitin của các chủng S. epidermidis phân lập được tại là 30,3% điều này có nghĩa là tỷ lệ tụ cầu da kháng methicilỉin (MRSS) là 30,3%. Vancomycin và amikacin là 2 kháng sinh chưa thấy kháng trên các chủng S. epidermidis đã phân lập được [34].

Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật bụng sạch và sạch nhiễm tại Bệnh viện TWQĐ 108 bằng cephalosporine thế hệ 3 là hợp lý.

Tình trạng kháng kháng sinh của E. coli được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.11. Tỷ lệ kháng với kháng sinh của E. coli TT Tên kháng sinh

Tỷ lệ (%) (n = 114) Kháng

(R)

Trung gian (I)

Nhạy (S)

1 Carbenicillin 75 0 25

2 Ciprofloxacin 63,6 6.5 29,9

3 Ofloxacin 66,7 0 33,3

4 Cefuroxime 57,1 0 42,9

5 Ceftriaxone 50 16.7 33,3

6 Cefotaxime 58,9 7.5 33,6

7 Cefepime 53,9 7.9 38,2

8 Ceftazidime 54,1 1,8 44,1

9 Ampicillin/sulbactam 60 0 40

10 Piperacillin/tazobactam 12,5 18.2 69,3

11 Amoxicillin/clavulanic acid 35,2 16.2 48,6

12 Amikacin 6,8 9.7 83,5

13 Tobramycin 44,3 13.1 42,6

14 Gentamicin 47,5 0 52,5

15 Ertapenem 4,8 0 95,2

16 Imipenem 0,9 0 99,1

17 Meropenem 0,9 0 99,1

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.11 cho thấy, tỷ lệ kháng cephalosphorin thế hệ 3,4 của E. coli phân lập được dao động trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 50 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)