Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể kiểu đảo đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những bất thường nhiễm sắc thể ở cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể ở các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh

3.3.3. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể kiểu đảo đoạn

Bảng 6. Biểu hiện rối loạn nhiễm sắc thể kiểu đảo đoạn ở các cặp vợ chồng Karyotyp của người vợ SL Karyotyp của người chồng SL 46,XX, inv(9)(p13,q13)

46,XX, inv(9)(p12,q12)

5 2

46,XY,inv(5)(q12,q13) 46,XY,inv(9)(p13,q13) 46,XY, inv(13)(q31,q34) 46,XY,inv(18)(q21;p36)

1 7 1 1

Tổng 7 Tổng 10

Nhận xét

17 trường hợp mang rối loạn kiểu đảo đoạn NST trong đó:

 Đảo đoạn NST số 9 có 14 trường hợp

 Đảo đoạn NST số 5 có 1 trường hợp

 Đảo đoạn NST số 13 có 1 trường hợp

 Đảo đoạn NST số 18 có 1 trường hợp

Nghiên cứu của các tác giả đã cho thấy trong các dạng đảo đoạn NST thì đảo đoạn NST số 9 là phổ biến nhất, chiếm 1- 1,65% dân số nói chung. Đối với khu vực châu Á, tỉ lệ này được dự báo là thấp hơn và ước tính khoảng 0,25% [23]. Farcas và cs khi nghiên cứu 354 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp đã phát hiện 10 nữ và 6 nam mang NST 9 đảo đoạn chiếm tỉ lệ 5,45% [86]. Nghiên cứu của Terleau và cs cũng cho thấy tỉ

lệ cao nhất thuộc về đảo đoạn NST số 9 trong các dạng rối loạn NST [92]. Azim M và cs khi phân tích NST của 300 cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh đã phát hiện 5 trường hợp mang đảo đoạn NST: trong đó 4 trường hợp mang đảo đoạn NST số 9, 1 trường hợp đảo đoạn quanh tâm NST 16 [17].

Hình 8: Karyotyp của người chồng (bệnh nhân Phạm Văn Đ) mang NST đảo đoạn 46,XY,inv(9)(p12;q12)

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước đó đều cho thấy một tỉ lệ rất cao của đảo đoạn NST số 9 trong các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Điều này cho thấy đảo đoạn NST số 9 mặc dù không ảnh hưởng tới kiểu hình nhưng đã là một trong những nguyên nhân phổ biến của sảy thai liên tiếp và sinh con dị tật bẩm sinh.

Ngoài các dạng rối loạn cấu trúc NST phổ biến: chuyển đoạn, đảo đoạn, chúng tôi còn phát hiện các dạng rối loạn NST khác, đó là: lặp đoạn, mất đoạn và cả các trường hợp rối loạn NST phức tạp (bảng 7)

Bảng 7. Các dạng rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể khác

Các dạng rối loạn Karyotype ở người chồng SL

Lặp đoạn

46,XY, dup(7)(q12) 46,XY, dup(9)(q12) 46,XX,dup(9)(q21) 46,XX, dup(9)(q12) 46,XX,dup(10)(p26)

1 2 1 2 1

Mất đoạn

46,XY,del(3)(p12) 46,XY,del(9)(q12) 46,XY,del(16)(q22) 46,XX,del(1)(q32) 46,XX,del(1)(p12) 46,XX,del(5)(q13,p31) 46,XX,del(9)(p11,q13) 46,XX,del(9)(q12,q13) 46,XX,del(17)(p11.2)

1 1 1 1 1 1 1 1 1

Rối loạn phức tạp

45,XY,t(13q;14q),inv(9)(p12;q12)

46,XX,t(1;16)(q22;p13),t(12;15)(q25;q23) 45,XX,t(13q;14q),t(3;6)(q22;q22)

45,XX,t(13q;14q),t(3;16)(q22;q22)

46,XY,t(2;8)(q21;q24.1),t(3;14)(p25;q24)

1 1 1 1 1 Mất đoạn NST là dạng rối loạn cấu trúc NST không cân bằng thường để lại hậu quả nghiêm trọng về kiểu hình đối với người mang nó. Trong nghiên cứu này,

các trường hợp mất đoạn được phát hiện có kiểu hình bình thường, họ vẫn có khả năng xây dựng gia đình. Điều này có thể giải thích do đoạn NST bị mất không chứa gen quan trọng, không gây ra những biến đổi về hình thái hoặc tạo ra dị tật các cơ quan ảnh hưởng đến đời sống. Tuy nhiên, những biến đổi này lại có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn trong quá trình phân bào giảm nhiễm tạo ra các giao tử bất thường gây sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật.

Nghiên cứu này còn chỉ ra 5 cặp vợ chồng mang rối loạn NST phức tạp (bảng 7). Cặp thứ nhất: người vợ có karyotyp bình thường (46,XX), người chồng mang đồng thời chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 với NST số 14 và đảo đoạn quanh tâm NST số 9, karyotyp là 45,XY,t(13q;14q),inv(9)(p12;q12). Cặp thứ 2: người chồng có karyotyp bình thường (46,XY), người vợ mang chuyển đoạn tương hỗ ở 2 cặp NST số 1 và NST số 16, NST số 12 và NST số 15, karyotyp là 46,XX,t(1;16)(q22;p13),t(12;15)(q25;q23). Cặp thứ 3: người chồng có karyotyp bình thường (46,XY), người vợ đồng thời mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 với NST số 14 và chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 3 với NST số 6, karyotyp là 45,XX,t(13q;14q),t(3;6)(q22;q22). Cặp thứ 4: người chồng có karyotyp bình thường (46,XY), người vợ đồng thời mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giữa NST số 13 và NST số 14 và chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 3 với NST số 16, karyotyp là 45,XX,t(13q;14q),t(3;16)(q22;q22). Cặp thứ 5: người vợ có karyotyp bình thường (46,XX), người chồng mang chuyển đoạn tương hỗ ở 2 cặp NST, NST số 2 với NST số 8 và NST số 3 với NST số 14, karyotyp là 46,XY,t(2;8)(q21;q24.1),t(3;14)(p25;q24).

Theo các báo cáo trước trên thế giới thì rối loạn NST phức tạp là dạng rối loạn cấu trúc rất hiếm gặp. Những người mang rối loạn phức tạp không cân bằng thường mang nhiều dị tật và chậm phát triển trí tuệ [70]. Các trường hợp rối loạn NST phức tạp mà chúng tôi phát hiện được đều mang NST rối loạn cân bằng.

Những trường hợp này thường có kiểu hình bình thường nhưng có nguy cơ cao trong sinh sản như vô sinh, sảy thai hoặc sinh con bị dị tật [59]. Trong nghiên cứu của Ulrike A Mau và cs (2000) đã báo cáo một trường hợp người mẹ mang rối loạn

NST phức tạp sinh con bị bệnh Down. Nghiên cứu khác của Sei Kwang Kim (2001) [83], Priya A.Iyer (2009) [74] đã phát hiện các trường hợp mang rối loạn phức tạp có tiền sử sảy thai liên tiếp. Và một nghiên cứu mới nhất của Ngim CF và cs (2011) đã chỉ ra một trường hợp rối loạn phức tạp ảnh hưởng tới 3 thế hệ, trong đó những tác động của rối loạn phức tạp này gây ra là vô sinh, sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh. Như vậy, những người mang rối loạn NST phức tạp cân bằng mặc dù không gây biến đổi về kiểu hình nhưng có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.

Hình 9: Karyotyp của người vợ (bệnh nhân Vũ Thị Lan H) mang NST rối loạn phức tạp 46,XX,t(1;16)(q22;p13),t(12;15)(q15;q23)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những bất thường nhiễm sắc thể ở cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)