Xác định ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sự sinh bào tử của chủng nấm 485

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 36 - 39)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Xác định ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sự sinh bào tử của chủng nấm 485

Chủng nấm 485 được nuôi cấy trên môi trường PDA ở 27-30°C trong 7-10 ngày, sau đó một miếng nấm trên đĩa thạch (1×1 cm) được cấy vào bình nón chứa 100 ml môi trường PD lỏng và được nuôi lắc 150 vòng/phút ở 27-30°C.

Sau 4 ngày, dịch nuôi có mật độ bào tử 3-5×108/ml được cấy vào các bình nón 250 ml chứa cơ chất theo tỉ lệ 1 ml/10 g cơ chất.

Sau khi lên men 10 ngày ở 27-30°C trong điều kiện tĩnh, bào tử được thu trong dung dịch 0,05% Tween 80 và được đếm dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại 640 lần) sử dụng buồng đếm hồng cầu. Các thí nghiệm được lặp lại ít nhất 3 lần. Kết quả được xử lí bằng phần mềm Microsoft office excel và phần mềm thống kê SAS.

Ảnh hưởng của nguồn cơ chất: Tám cơ chất khác nhau đã được khảo sát:

gạo, bột gạo, cám gạo, bột ngô, hỗn hợp bột lõi ngô/bột gạo (1:1, w/w), hỗn hợp bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w), hỗn hợp bột bã mía/bột gạo (1:1, w/w) và hỗn hợp bột bã mía/bột ngô (1:1, w/w). Khối lượng cơ chất là 10 g/bình và các loại môi trường được bổ sung lượng nước lần lượt là 4; 4; 6; 4; 6; 6; 10 và 10 ml/bình.

Ảnh hưởng của tỉ lệ các thành phần cơ chất: Thành phần bột lõi ngô và bột ngô đã được khảo sát ở các tỉ lệ 8:2, 7:3, 6:4, 5:5, 4:6, 3:7 và 2:8 (w/w).

Khối lượng cơ chất là 10 g/bình, nước được bổ sung bằng 60% cơ chất.

Ảnh hưởng của độ dày cơ chất: Sự sinh bào tử của chủng nấm 485 đã được khảo sát ở các độ dày cơ chất: 9; 11; 13; 15; 17,5; 20; 22,5; 25; 27,5 và 30 mm (tương đương với 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22 và 24 g/bình). Với cơ chất là bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w), nước được bổ sung bằng 60% cơ chất.

Ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất: Nước được bổ sung vào cơ chất theo các tỉ lệ 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100 và 110% (so với khối lượng cơ chất) để đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm cơ chất lên sự sinh bào tử của chủng nấm. Với 10 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình.

Ảnh hưởng của nhiệt độ: Sự sinh bào tử của chủng nấm 485 đã được khảo sát ở 25; 28; 30 và 37°C. Với 10 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình, nước được bổ sung bằng 60% cơ chất.

Ảnh hưởng của một số nguồn nitơ vô cơ: Ảnh hưởng của năm nguồn nitơ khác nhau lên sự sinh bào tử của 485 đã được khảo sát: NaNO3; KNO3; NH4NO3; (NH4)2SO4; (NH4)2HPO4. Nguồn nitơ được bổ sung tương đương 0,1 mol N/1000 g cơ chất. Với 10 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình, nước được bổ sung bằng 70% cơ chất.

Ảnh hưởng của nồng độ (NH4)2SO4: Để đánh giá ảnh hưởng của (NH4)2SO4 ở các nồng độ khác nhau lên sự sinh bào tử của chủng nấm 485, sáu nồng độ (NH4)2SO4 tương đương: 0; 0,02; 0,05; 0,10; 0,20 và 0,50 mol N/1000 g cơ

chất đã được khảo sát. Với 10 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình, nước được bổ sung bằng 70% cơ chất.

Ảnh hưởng của nồng độ MgSO4: Để đánh giá ảnh hưởng của MgSO4 lên sự sinh bào tử của 485, sáu nồng độ: 0; 0,020; 0,030; 0,035; 0,040 và 0,050%

(so với khối lượng cơ chất) đã được khảo sát. Với 22 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình, nước được bổ sung bằng 70% cơ chất, bổ sung (NH4)2SO4 theo tỉ lệ 0,1 mol N/1000 g cơ chất.

Ảnh hưởng của nồng độ KH2PO4: Sáu nồng độ: 0; 0,10; 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30% (so với khối lượng cơ chất) đã được khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của KH2PO4 lên sự sinh bào tử của 485. Với 22 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) trong mỗi bình, nước được bổ sung bằng 70% cơ chất, bổ sung (NH4)2SO4 theo tỉ lệ 0,1 mol N/1000 g cơ chất.

Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng: Trong thí nghiệm này, chủng 485 được lên men ở các điều kiện đã được tối ưu (30 ± 1°C, thành phần môi trường trong mỗi bình lên men: 22 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w), nước bằng 70% cơ chất, (NH4)2SO4 theo tỉ lệ 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO4 bằng 0,035% cơ chất, KH2PO4 bằng 0,1% cơ chất). Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng lên sự sinh bào tử, chủng nấm được lên men ở ba chế độ chiếu sáng 0 giờ/ngày, 12 giờ/ngày và 24 giờ/ngày.

Ảnh hưởng của thời gian lên men: Trong thí nghiệm này, chủng 485 được lên men ở các điều kiện đã được tối ưu (30 ± 1°C với chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày, thành phần môi trường trong mỗi bình lên men: 22 g cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w), nước bằng 70% cơ chất, (NH4)2SO4 theo tỉ lệ 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO4 bằng 0,035% cơ chất, KH2PO4 bằng 0,1% cơ chất). Để tìm thời gian lên men tối ưu cho sản xuất bào tử, chủng 485 đã được lên men và thu bào tử sau 6; 8; 10; 12 và 14 ngày.

3 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)