Ảnh hưởng của thời gian lên men

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 53 - 57)

3.3 Ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sự sinh bào tử của L. lecanii 485

3.3.11 Ảnh hưởng của thời gian lên men

Số lượng bào tử đạt được phụ thuộc nhiều vào thời gian lên men vì trước khi sinh bào tử nấm cần có thời gian để phát triển hệ sợi. Khi thời gian lên men để đạt được số lượng bào tử tối đa càng ngắn thì chi phí sản xuất càng thấp.

Trong nghiên cứu này, sau 8 ngày lên men, số lượng bào tử của nấm L. lecanii 485 đạt được tối đa với (1,353 ± 0,019)×1010 bào tử/g cơ chất. Tiếp tục kéo dài thời gian lên men đến 10, 12 và 14 ngày, số lượng bào tử đạt được lần lượt là (1,326 ± 0,050)×1010, (1,330 ± 0,038)×1010, và (1,327 ± 0,012)×1010/g cơ chất, tương đương với số lượng bào tử đạt được sau 8 ngày lên men. Sau 6 ngày lên men,

số lượng bào tử còn thấp, đạt được (1,257 ± 0,033)×1010 bào tử/g cơ chất, bằng 93%

số lượng bào tử tối đa đạt được sau 8 ngay lên men (P < 0,05) (hình 3.15).

9 10 11 12 13 14 15

4 6 8 10 12 14

Thời gian lên men (ngày) Số lượng bào tử (x109 /g cơ chất)

Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian lên men lên sự sinh bào tử của chủng L. lecanii 485

Thời gian lên men 8 ngày tương đương với thời gian trong nghiên cứu của Shi và cộng sự (2009) (8 ngày), khi các tác giả lên men nấm V. lecanii thu bào tử [74]. Feng và cộng sự (2000) cũng cần 9 ngày để lên men thu bào tử nấm V. lecanii [26]. Vu và cộng sự (2008) cần đến 12 ngày để lên men chủng L. lecanii 41185 đạt được số lượng bào tử tối đa [81].

Như vậy, sau khi lên men chủng nấm L. lecanii 485 với các điều kiện tối ưu, cụ thể: 8 ngày lên men ở 30°C, chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày với cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) có độ dày 27,5 mm (tương đương 22g cơ chất/bình lên men 250 ml), được bổ sung lượng nước bổ sung bằng 70% cơ chất (tương đương độ ẩm môi trường cơ chất là 41%), nồng độ (NH4)2SO4 tương đương 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO4 bằng 0,035% cơ chất, KH2PO4 bằng 0,1% cơ chất, đã đạt được số lượng (1,353 ± 0,019)×1010 bào tử/g cơ chất.

So với kết quả khi lên men chủng L. lecanii 485 với cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (tỉ lệ 1:1, w/w), số lượng bào tử đạt được sau khi tối ưu các điều kiện nuôi cấy đã tăng 2,69 lần, từ (5,03 ± 0,26)×109 lên (1,353 ± 0,019)×1010 bào tử/g cơ chất.

Số lượng bào tử đạt được tương đối cao nếu so sánh với một số nghiên cứu sản xuất bào tử nấm Lecanicillium khác. Trong nghiên cứu của Feng và cộng sự (2000) số lượng bào tử đạt được 1,50×109/g cơ chất [26], trong nghiên cứu của Shi và cộng sự (2009) số lượng bào tử đạt được 1,1×1010/g cơ chất [74], trong nghiên cứu của Vu và cộng sự (2008) số lượng bào tử đạt được 1,8×1010/g cơ chất [81].

Với các nguồn nguyên liệu được chọn bao gồm bột lõi ngô, bột ngô, (NH4)2SO4, MgSO4, KH2PO4, kết quả tối ưu này có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế vì các nguyên liệu này rẻ tiền và sẵn có. Bên cạnh đó, phương pháp lên men rắn được sử dụng nên dễ vận hành, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành thấp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Chủng 485 có độc lực cao nhất đối với rệp cải trong số 7 chủng nấm được nghiên cứu. Trong điều kiện 21-25°C và độ ẩm không khí 75-80%, dung dịch bào tử của chủng 485 có mật độ 3×108/ml trong Tween 80 nồng độ 0,05% sau 7 ngày được phun lên rệp cải đã diệt được 67% rệp.

2. Chủng 485 thuộc loài Lecanicillium lecanii theo phân tích và so sánh trình tự gene 28S rRNA.

3. Điều kiện cho sự sinh bào tử tối đa của chủng L. lecanii 485 trong môi trường rắn là: lên men 8 ngày ở 30°C, chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày với cơ chất bột lõi ngô/bột ngô (1:1, w/w) có độ dày 27,5 mm, độ ẩm môi trường cơ chất 41%, nồng độ (NH4)2SO4 tương đương 0,1 mol N/1000 g cơ chất, MgSO4 bằng 0,035%

cơ chất, KH2PO4 bằng 0,1% cơ chất. Chủng L. lecanii 485 khi lên men trong điều kiện tối ưu, đạt được số lượng bào tử (1,353 ± 0,019)×1010/g cơ chất.

ĐỀ NGHỊ

1. Nghiên cứu phối trộn bào tử của L. lecanii 485 với các chất phụ gia phù hợp để tạo chế phẩm có độc lực diệt rệp cải cao.

2. Phun thử nghiệm trên đồng ruộng với quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả diệt rệp cải của chế phẩm bào tử nấm L. lecanii 485.

3. Đánh giá độc lực của L. lecanii 485 trên rệp ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng nấm lecanicillium kí sinh côn trùng đề kiểm soát rệp hại rau (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)