Thời gian: 4 phút
HS xem phim về Việt Nam đất nước con người quá khứ và hiện tại (lớp không có máy chiếu thì kể chuyện xưa và nay)
GV mời các em xem và cảm nhận về Việt Nam hôm nay có sự thay đổi như thế nào?
Từ bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về Việt Nam, ở chương trình địa lí 8 các em sẽ tìm hiểu tự nhiên nước ta, lớp 9 chúng ta ta tìm hiểu về kinh tế xã hội.
3.2. Hoạt động nhận thức
oạt động 1: Tìm hiểu Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Mục tiêu:
- Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp và KTDH: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút Các bước tiến hành:
Bước 1: GV có thể tổ chức cho HS dựa vào Mục 1 (Bài 22 – Địa lí 8) và thảo luận theo cặp nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập sau:
1. Việt Nam nằm ở châu lục nào? Giáp với những biển và đại dương nào?
2. Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào?
(Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và nằm ở trung tâm của khu vực này. Vị trí này giúp cho Việt Nam dễ dàng giao lưu với các nước khác trong khu vực (cả các quốc gia ở hải đảo và ở lục địa).
3. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền và trên biển với những nước nào?
(Biên giới trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
Biên giới trên biển: Phi-lip-pin, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.) 4. Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các nước ĐNA như thế nào?
(Việt Nam có nhiều n t tương đồng về văn hóa với các nước ĐNA, tương đồng về lịch sử đấu tranh chống thực dân cũng như kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước….)
5. Hiện nay VN đang gia nhập vào tổ chức nào của khu vực? Thời gian gia nhập tổ chức đó?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
1.Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Việt Nam là một quốc gia độc lập.
Việt Nam nằm ở châu Á và giáp với biển Đông thuộc Thái Bình Dương.
Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
oạt động 2: Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
Mục tiêu:
- Sự thay đổi của Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
Phương pháp và KTDH: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
Thời gian: 15 phút Các bước tiến hành:
Bước 1: GV có thể tổ chức cho HS dựa vào Mục 2 (Bài 22 – Địa lí 8) và thảo luận theo cặp nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập sau:
1. Hãy nêu sự thay đổi trên con đường xây dựng và phát triển của VN?
(Trước đây VN phải chống thực dân và đế quốc Sau 1 đất nước bước vào thời kì đổi mới.)
2. Những khó khăn mà nước ta gặp trong quá trình xây dựng và phát triển?
(Xuất phát điểm thấp (là một nước nông nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá lâu dài) 3. Dựa vào bảng 22.1 9 (đã cập nhật số liệu) nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ năm 1990 đến 2014?
(Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.)
4. Những thành tựu nổi bật của nước ta từ sau khi đổi mới đến nay? (Xem video và tóm tắt lại) Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
2.Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
Từ 1986 đến nay:
+ Thoát khỏi khủng hoảng KTXH + Nông nghiệp: xuất khẩu gạo.
+ Công nghiệp: từng bước khôi phục và phát triển nhanh.
+ Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng.
đất nước bước vào thời kì CNH, HĐH
oạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học địa lí Việt Mục tiêu:
- Biết vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Biết Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp và KTDH: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp đàm thoại.
Thời gian: 10 phút Các bước tiến hành:
Bước 1: GV có thể tổ chức cho HS dựa vào Mục 3 (Bài 22 – Địa lí 8) và cá nhân giải quyết các nhiệm vụ học tập sau:
1. Phương pháp học tập địa lí Việt Nam?
2. Học địa lí VN khác gì so với học địa lí châu lục?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
3. Học địa lí Việt Nam như thế nào.
Học trong SGK, Át lát địa lí Việt Nam và tìm hiểu thực tế ở đất nước và địa phương mình.
3.3. Củng cố: (4’)
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK HS làm bài tập 2 SGK
Bảng: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của VN năm 1990, 2000 và năm 2014 (đơn vị: %)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1990 2000 2014 1990 2000 2014 1990 2000 2014 38,74 24,30 19,7 22,67 36,61 36,9 38,59 39,09 43,4
Biểu đồ thể hiện tỉ trọng các ngành
trong tổng sản phẩm trong nước của VN năm 1990; 2000 và năm 2014 (đơn vị: %) 3.4. Dặn dò: (1’)
Học bài
Chuẩn bị bài sau.
Làm bài tập trong vở HDTH&LBT.
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Tiết 24. Bài 23
VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Sau bài học này, HS có thể:
1.1. Về kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
1.2. Về kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Khu vực Đông Nam Á, bản đồ Tự nhiên Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng, lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Về thái độ
- HS thêm yêu mến bộ môn và ứng dụng môn học vào cuộc sống.
1.4. Góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực chuyên biệt:
+ Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc phân tích bản đồ Việt Nam.
+ Sử dụng các công cụ Địa lí: khai thác bản đồ trong Át lát địa lí Việt Nam.
+ Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có thể liên hệ các chuyến đi thực tế về các địa danh của Việt Nam.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học + Giao tiếp và hợp tác
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 2.1. Chuẩn bị của GV:
- Máy tính, máy chiếu (nếu có); hoặc Át lát địa lí Việt Nam.
- Phiếu bài tập.
2.2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi, Át lát địa lí Việt Nam.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 3.1. Hoạt động khởi động: (5’) - Ổn định lớp (1’)
Thời gian: 4 phút HS đọc thơ:
“Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào Mặt trời ánh sáng tự hào
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do Bốn ngàn năm dựng cơ đồ
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người Ôi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam, ta gọi tên Người thiết tha.”
GV các em xem cảm nhận về Việt Nam như thế nào?
Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí địa lí Việt Nam.
3.2. Hoạt động nhận thức
oạt động 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn lãnh thổ Mục tiêu:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ của nước ta. Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Phương pháp và KTDH: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút Các bước tiến hành:
Nhiệm vụ 1: (5’) Tìm hiểu vùng đất
Bước 1: GV có thể tổ chức cho HS dựa vào Mục 1 (Bài 23 – Địa lí 8) và thảo luận theo cặp nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập sau:
1. Em hãy tìm trên hình 23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng (xem bảng 23.2)?
2. Qua bảng 23.2, em hãy tính:
- Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?
- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
3. Trên đất liền, nước ta giáp với những quốc gia nào? Những vịnh, biển nào? Chiều dài đường biên giới là bao nhiêu km?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
Nhiệm vụ 2: (8’) Tìm hiểu vùng biển và vùng trời
Thảo luận nhóm: Các nhóm dựa vào lược đồ và kiến thức SGK, hãy:
1. Chỉ phạm vi vùng biển, vùng trời?
2. Hãy cho biết diện tích vùng đất và vùng biển của nước ta.
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ.
a. Vùng đất - Tọa độ : Điểm cực bắc
Điểm cực bắc trên đất liền của Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tại toạ độ 23,392505°B 105,32324°Đ.
Điểm cực nam
Điểm cực nam trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển (huyện Năm Căn cũ tính đến ngày 17 tháng 12 năm 1984), tỉnh Cà Mau tại toạ độ 8,623°B 104,71°Đ Điểm cực tây
Điểm cực tây trên đất liền của Việt Nam nằm ở A Pa Chải-Tá Miếu (thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) (ngã ba biên giới Việt-Trung-Lào) tại toạ độ 22,400734°B 102,14394°Đ.
Điểm cực đông
Điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam nằm ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tại toạ độ 12,6483756°B 109,4616339°Đ.
Nếu tính cả quần đảo Trường Sa thì điểm cực đông của Việt Nam nằm tại đá Tiên Nữ thuộc quần đảo này tại toạ độ 8,855°B 114,655°Đ.
- Phạm vi :
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Chiều dài đường biên giới trên đất liền: 4.639 km
Diện tích: 329.247 km2 b. Vùng biển :
Diện tích: 1 triệu km2
c. Vùng trời: là khoảng không phía trên vùng đất và vùng biển.
Nhiệm vụ 3: (7’)
Hoạt động cá nhân: đặc điểm của vị trí địa lí
GV: Yêu cầu cả lớp tìm hiểu đặc điểm của vị trí địa lí
1. Vị trí địa lí nước ta có những đặc điểm gì về mặt tự nhiên?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Vị trí nội chí tuyến
+ Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNA
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và hải đảo, giữa các nước ĐNA đất liền và hải đảo.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
oạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.
Phương pháp và KTDH: phương pháp sử dụng PTTQ, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút Các bước tiến hành:
Bước 1: GV có thể tổ chức cho HS dựa vào Mục 1 (Bài 23 – Địa lí 8) và thảo luận theo cặp nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập sau:
1. Hình dạng lãnh thổ nước ta có đặc điểm gì? Hình dạng kéo lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?
2. Dựa vào hình 23.2 và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Tên đảo lớn nhất ở nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
- Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
Bước 2: Học sinh thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, Gv có thể gợi ý hỗ trợ HS để làm rõ nhận định cần phải chứng minh.
Trả lời: câu 1
- Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã gớp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan tự thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ ràng giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
- Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng không gặp ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, địch họa. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.
Trả lời: câu 2
- Đảo lớn nhất của nước ta là đảo phú quốc, diện tích: 568 km2, thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.
- Quần đảo xa nhất của nước ta là quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Bước 3: Gọi đại diện nhóm trình bày sản phẩm, các cặp/nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập.
2. Đặc điểm lãnh thổ.
- Hình chữ S.
- Khoảng cách từ bắc tới nam là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km.
- Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo.
- Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
chiếm diện tích khoảng 1triệu km² biển Đông.
3.3. Củng cố: (9’)
1. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam của những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ Quốc nước ta hiện nay?
- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
- Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển vùng trời Tổ Quốc,..).
2. Từ kinh tuyến phía Tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút)?
(Từ kinh tuyến phía tây (102oĐ) tới kinh tuyến phía Đông (117oĐ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến chênh nhau 60 phút đồng hồ.)
3.4. Dặn dò: (1’)
Làm bài tập trong vở Hướng dẫn thực hành và làm bài tập địa lí 8.
Học bài
Chuẩn bị bài sau: một số bãi biển của nước ta bị ô nhiễm, nguyên nhân và biện pháp. (bài sưu tầm và báo cáo của HS)