CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.5. Tổng quan về ngành công nghiệp nhuộm- dệt may
1.5.1. Thực trạng ô nhiễm từ các ngành công nghiệp dệt nhuộm hiện nay
Hiện trạng ô nhiễm nước thải làng nghề dệt nhuộm tại Việt Nam phát sinh chính từ hoạt động làng nghề. Vì chỉ với quy mô nhỏ, công nghệ thủ công, lỗi thời, không đồng bộ, phát triển tự phát chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường, không có hệ thống xử lý nước thải bài bản do chi phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cao và do không có sự hiểu biết của người dân về tác hại của nước thải dệt nhuộm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.
1.5.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm
Trong quá trình sản xuất của ngành dệt nhuộm thì sử dụng nước nhiều và nguồn phát sinh ra nước thải ngành dệt nhuộm ở rất nhiều công đoạn khác nhau, thay đổi theo từng loại sản phẩm. Những đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Do vậy cần có biện pháp hợp lý để quản lý được lượng nước thải này triệt để hơn.
1.5.3. Tác hại của nước thải dệt nhuộm đối với môi trường
Hầu hết các loại phẩm nhuộm đều có độc tính. Một số loại còn có khả năng gây ung thư. Thuốc nhuộm azo là nhóm lớn nhất dùng trong ngành tẩy nhuộm, chiếm khoảng 65%
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Khoa CNKT-NNCNC Báo cáo đề tài NCKH
[H2N - ... - NH2] hay 4 Chloro - toluidine, β - naphtylamin đều thuộc nhóm có khả năng gây ung thư.
- Bụi bông: Là loại bụi gây dị ứng, viêm mũi, nổi ban...
- Khí sunfua dioxit (SO2): Trong lĩnh vực ô nhiễm không khí, SO2 là chất ô nhiễm
hàng đầu. SO2 là một khí không màu, không cháy, mùi hăng cay, có vị chua của axit.
- Khí cacbon oxit (CO): CO là một khí không màu, không vị, không bị hấp thụ bởi than hoạt tính và rất độc.
- Khí cacbon dioxit (CO2): CO2 được xem như không có độc tính đối với người và là một chất gây ngạt đơn thuần. Tuy nhiên, trong thực tế, CO2 là nguyên nhân của nhiều tai nạn chết người ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Hỗn hợp khí NOx: Có tất cả 6 loại nitơ oxit: N2O, NO, NO2, N2O3. N2O4, N2O5.
Trong đó, N2O đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề ô nhiễm không khí. NO2 độc gấp 4 lần NO và gấp 10 lần CO.
1.5.4. Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm a. Phương pháp trung hòa:
Phương pháp trung hòa được thực hiện bằng trộn dòng thải có tính axit với dòng thải có tính kiềm hoặc sử dụng các hóa chất như H2SO4, HCl, NaOH, CO2. Điều chỉnh pH thường kết hợp thực hiện ở bể điều hòa hay bể thu gom.
b. Phương pháp keo tụ:
Đây là phương pháp thông dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm. Trong phương pháp này người ta thường dùng các loại phèn nhôm hay phèn sắt cùng với sữa vôi như Sunfat sắt, Sunfat nhôm hay hay hỗn hợp của 2 loại phèn này và hydroxyt canxi Ca(OH)2 với mục đích khử màu và một phần COD. Nếu dùng sunfat sắt (II) thì hiệu quả đạt tốt nhất ở độ pH = 10, còn nếu dùng sunfat nhôm thì pH = 5 – 6.
Hoặc sử dụng keo tụ PAC (Poly Aluminium Chloride) có ưu điểm vượt trội hơn phèn nhôm: Hóa chất PAC keo tụ.
Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Khoa CNKT-NNCNC Báo cáo đề tài NCKH
Nguyên lý: khi dùng phèn thì sẽ tạo thành các bông hydroxyt. Các chất màu và các chất khó phân hủy sinh học bị hấp phụ vào các bông cặn này và lắng xuống tạo bùn. Để tăng quá trình keo tụ, tạo bông người ta thường bổ sung chất trợ keo tụ như polymer hữu cơ.
Phương pháp này được dùng để xử lý màu nước thải và hiệu suất khử màu đối với thuốc nhuộm phân tán.
c. Phương pháp hấp phụ:
Phương pháp hấp phụ có khả năng dùng để xử lý các chất không có khả năng phân hủy sinh học và các chất hữu cơ không hoặc khó xử lý bằng phương pháp sinh học.
Phương pháp này được dùng để khử màu nước thải chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Cơ sở của quá trình là hấp phụ chất tan lên bề chất rắn (chất hấp phụ).
d. Phương pháp oxy hóa:
Do cấu trúc hóa học của thuốc nhuộm nên trong khử màu nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa phải dùng chất oxy hóa mạnh. Chất oxy hóa được dùng phổ biến hiện nay là ozon, ozon có khả năng khử màu rất tốt đặc biệt cho nước thải chứa thuộc nhuộm hoạt tính.
Để khử màu 1g thuốc nhuộm hoạt tính cần 0.5g O3. e. Phương pháp màng:
Phương pháp màng được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm với mục đích thu hồi hóa chất để tái sử dụng như: tinh bột PVA (Poly Vinyl Alcohol), thuốc nhuộm indigo, muối, thuốc nhuộm. Động lực quá trình lọc màng là sự chênh lệch áp suất giữa 2 phía của màng.
f. Phương pháp xử lý nước thải sinh học:
Phần lớn các chất có trong nước thải dệt nhuộm là những chất có khả năng phân hủy sinh học. Trong một số trường hợp nước thải dệt nhuộm có thể chứa các chất có tính độc đối với vi sinh vật như các chất khử vô cơ, formandehit, kim loại nặng, clo,…và các chất
khó phân hủy sinh học như các chất tẩy rửa, hồ PVA , các loại dầu khoáng…do đó trước khi đưa vào xử lý sinh học, nước thải cần được khử các chất gây độc và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học bằng phương pháp xử lý cục bộ.