Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học SINH sản cá SỈNH GAI (onychostoma laticeps günther, 1868) tại KHU vực SÔNG GIĂNG NGHỆ AN (Trang 42 - 51)

L ỜI CÁM ƠN

3.5.4.Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

2. 4 Phương pháp định loại

3.5.4.Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

3.5.4.1. Cấu tạo tuyến sinh dục

- Tinh sào cá sỉnh gai gồm hai túi tinh thon dài, nằm dọc theo xoang bụng, mỗi túi tinh chia ra làm hai thuỳ trước và sau, giữa hai thuỳ có eo nhỏ. Kích thước hai túi tinh tương đối đều, nối với nhau và thông ra ngoài qua lỗ

sinh dục nằm ở hậu môn. Cá chưa phát dục tinh sào có màu nâu đỏ, khi phát

dục tinh sào có màu trắng.

- Buồng trứng của cá sỉnh gai hình túi có hai thùy dài nằm trong xoang

bụng và treo lên vách xoang cơ thể nhờ màng treo buồng trứng. Hai thùy này nằm hai bên ruột và ở dưới bóng hơi. Kích thước và màu sắc của buồng trứng thay đổi theo giai đoạn thành thục. Ở giai đoạn II buồng trứng có kích thước

nhỏ, có màu hồng nhạt, sau đó phát triển tăng về kích thước. Ở giai đoạn IV,

buồng trứng căng tròn chiếm gần hết xoang bụng và có màu vàng đậm. Trên màng trứng có hai mạch máu chính chạy ở giữa dọc theo chiều dài buồng

trứng. Từ mạch máu chính phân ra nhiều mạch máu nhỏ phân bố trên khắp

màng trứng. Hai nhánh của buồng trứng hợp lại ở phía cuối cùng và thông ra ngoài qua lỗ sinh dục.

3.5.4.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực

- Giai đoạn I:

Những cá thể chưa chín muồi sinh dục. Tuyến sinh dục chưa phát triển,

nằm sát vào phía trong của vách cơ thể (theo hai bên hông và dưới bóng hơi) và

là những sợi dây dài, hẹp hoặc là những đường mà dùng mắt thường không thể

phân biệt đực cái.

Trong quá trình thu mẫu, cắt lát mô và phân tích, các kết quả về sự phát triển tuyến sinh dục đực ở giai đoạn I không thu nhận được kết quả nào vì các lát cắt mô không thành công đồng thời số mẫu thu được còn ít, thời gian

-Giai đoạn II:

Hình dạng ngoài: Tuyến sinh dục đực có dạnh hình sợi mảnh màu trắng,

nằm sát vào phía trong của vách cơ thể theo 2 bên hông và dưới bóng hơi, trên tuyến sinh dục có nhiều mỡ bám vào đặc biệt là gần phần cuối dẫn ra lỗ niệu.

Nếu quan sát không kỹ có thể nhầm phần mỡ này là một phần của tuyến sinh

dục. Có thể phân biệt được buồng trứng hay là tinh sào nhờ vào các mạch

máu: buồng trứng có mạch máu tương đối lớn, chạy dọc và hướng về giữa

thân.

Hình 3.8: Tiêu bản tinh sào giai đoạn II

Đặc tính của tế bào: trong buồng tinh lúc này bên cạnh sự tồn tại của các

tinh nguyên bào và các tinh nguyên bào đang phân chia thì trong buồng tinh đã có sự xuất hiện của các túi chứa các tinh nguyên bào nhỏ tạo thành do sự

phân chia của tinh nguyên bào.

- Giai đoạn III:

Hình dạng ngoài: Buồng tinh có màu hồng nhạt, có sự phân bố của mạch máu nhưng không nhiều lắm. Đoạn cuối của buồng tinh hẹp hơn phần trước và có màu vàng. Dùng tay vuốt vào bụng cá hoặc cắt tuyến sinh dục thì không thấy sẹ chảy ra.Cá đực mang buồng tinh giai đoạn III thấy xuất hiện kết hạt ở

Hình 3.9: Tiêu bản tinh sào giai đoạn III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc tính tế bào: trong buồng tinh giai đoạn III ta sẽ quan sát thấy đã có sự hình thành của tinh trùng chứa trong các túi đó là những chấm màu đen có kích thước rất nhỏ với số lượng không lớn lắm. Trong đó cũng có nhiều túi

chứa các tiền tinh trùng với kích thước lớn hơn với số lượng khá lớn

- Giai đoạn IV:

Hình dạng bên ngoài: buồng tinh có kích thước lớn hơn và phình to ra, có thể nhìn thấy rõ ràng các mạch máu phân bố bao quanh buồng tinh. Buồng

tinh có màu trắng. Cắt ngang tinh sào có sẹ đọng trên lưỡi dao nhưng vuốt

bụng sẹ không chảy ra. Cá đực mang tuyến sinh dục giai đoạn IV có kết hạt

lớn và nhiều ở môi trên và vây hậu môn.

Đặc tính tế bào: khi quan sát tiêu bản buồng tinh giai đoạn IV sẽ thấy có

rất nhiều tinh trùng có kích thước rất nhỏ dạng chấm đen nằm trong các túi

lớn. Bên cạnh đó ta còn có thể thấy các tiền tinh trùng với số lượng nhỏ. Ngoài ra còn có một số tinh bào cấp I, tinh bào cấp II và tinh nguyên bào có kích

thước lớn hơn nhiều.

Hình 3.11: Tiêu bản tinh sào giai đoạn IV

-Giai đoạn V

Đây là giai đoạn chín của buồng tinh, kết thúc quá trình sinh tinh. Tinh sào phát triển đạt chiều dài tối đa. Lúc này vuốt nhẹ bụng cá có sẹ chảy ra. Tổ chức học của tinh sào giai đoạn V là chứa nhiều tinh trùng, số lượng tinh bào và tinh tử còn rất ít so với giai đoạn IV

3.3.4.3. Sự phát triển tuyến sinh dục cái

- Giai đoạn I:

Hình dạng ngoài: Những cá thể chưa chín muồi sinh dục. Tuyến sinh dục chưa phát triển, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể (theo hai bên hông và

dưới bóng hơi) và là những sợi dây dài, hẹp hoặc là những đường mà dùng mắt thường không thể phân biệt đực cái.

- Giai đoạn II:

Hình dạng bên ngoài: Tuyến sinh dục có dạnh hình sợi mảnh màu trắng,

có nhiều mỡ bám vào đặc biệt là gần phần cuối phần có ống chung để dẫn tinh

ra ngoài. Dễ dàng phân biệt được lớp mỡ bám trên tuyến sinh dục và tuyến

sinh dục. Quan sát bằng mắt thường vẫn chưa phân biệt được đực, cái. Phân biệt đực cái dựa vào sự phát triển của mạch máu. Với cá cái các mạch máu

phân nhánh nhỏ chạy quanh tuyến sinh dục làm cho tuyến sinh dục có màu trắng hồng. Chỉ quan sát được khi buồng trứng ở vào cuối giai đoạn II do lúc

này đã hình thành một số hạt trứng nhỏ, màu vàng nhạt đang ở đầu thời kì sinh

trưởng dinh dưỡng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường

- Giai đoạn III

Hình dạng bên ngoài: kích thước và khối lượng của buồng trứng tăng lên

rõ rệt, nhìn bằng mắt thường đã phân biệt được đực cái. Buồng trứng chiếm

hai phần ba thể tích của xoang bụng. Buồng trứng có rất nhiều mạch máu phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bố, có lớp mỡ khá dày bám quanh buồng trứng đặc biệt là ở phần chảy ra lỗ

niệu sinh dục.

Hình 3.14. Buồng trứng giai đoạn III

Dùng tay vuốt mạnh bụng cá lúc này không có trứng chảy ra. Trong

buồng trứng lúc này có sự chênh lệch về kích thước giữa các hạt trứng tuy nhiên các hạt trứng nhỏ có kích thước đều nhau hơn và số lượng các hạt trứng nhỏ này lại ít hơn.

Đặc tính tế bào: khi quan sát tiêu bản buồng trứng giai đoạn III của cá

sỉnh gai ta sẽ thấy sự khác biệt lớn về kích thước và các pha phát triển khác

nhau của tế bào trứng ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng. Có những tế bào có

kích thước lớn đang ở pha tích lũy noãn hoàng còn những tế bào nhỏ thì lại đang ở pha không bào hóa đây là những tế bào trứng dự trữ cho đợt đẻ tiếp

theo. Tuy nhiên các tế bào trứng có kích thước nhỏ cũng có sự chênh lệch

nhau. Trứng lúc này đã hình thành nang trứng. Bên cạnh sự tồn tại của trứng ở

thời kì sinh trưởng dinh dưỡng thì trong buồng trứng còn tồn tại các trứng ở

thời kì tổng hợp nhân và sinh trưởng sinh chất.

- Giai đoạn IV

Hình dạng bên ngoài: buồng trứng đạt kích thước cực đại chiếm 2/3 thể

tích của xoang bụng. Dùng tay vuốt mạnh vào bụng cá không thấy có trứng

chảy ra. Lượng mạch máu của buồng trứng rất lớn phân bố khắp buồng trứng

và có một lớp mỡ mỏng bám vào buồng trứng. Kích thước các hạt trứng chênh lệch nhau rất lớn. Bên cạnh các hạt trứng có màu vàng trong thì trong buồng

trứng còn có cát hạt trứng màu vàng nhạt có kích thước nhỏ hơn. Các hạt

trứng nhỏ cũng chênh lệch nhau về kích thước. Các hạt trứng nhỏ này phát triển nhiều xung quanh buồng trứng và xen lẫn giữa các hạt trứng đã chín

Hình 3.17: Tiêu bản buồng trứng giai đoạn IV

Đặc tính tế bào: trong tiêu bản thấy nhiều trứng ở thời kì chín với kích thước lớn. Nhân của trứng di chuyển về phía cực động vật còn các hạt noãn hoàng thì dính lại tạo thành khối lớn dồn về phía cực thực vật. Bên cạnh đó

còn có nhiều tế bào ở thời kì sinh trưởng dinh dưỡng pha không bào hóa và tích lũy noãn hoàng với kích thước khác nhau.

- Giai đoạn V

Hình dạng ngoài: Hình dạng bên ngoài: buồng trứng đạt kích thước cực đại gần trọn thể tích của xoang bụng, có màu sắc đậm hơn so với giai đoạn IV

Dùng tay vuốt mạnh vào bụng cá thấy có trứng chảy ra.

Đặc tính tế bào: Trong noãn sào, chủ yếu là các tế bào trứng đã kết thúc

thời kỳ lớn noãn hoàng và chuẩn bị cho thời kỳ đẻ sắp tới. Noãn hoàng tích luỹ đầy trong tế bào chất, số tiểu hạch trong nhân giảm và từ từ tan biến vào dịch nhân.

-Giai đoạn VI

Các cá thể sau khi đẻ, xoang cơ thể rỗng.Buồng trứng nhão, sưng lên, có màu đỏ sẫm. Trong buồng trứng có một số không được đẻ ra và một số trứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhỏ bám chặt vào tấm trứng, tổ chức liên kết và mạch máu nhiều, số noãn bào

đang thoái hoá và được tái hấp thu, bên cạnh đó vẫn còn có tế bào dự trữ, và một số tế bào chuyển về giai đoạn II

Hình 3.19. Tiêu bản buồng trứng giai đoạn VI

Những mô tả về buồng trứng của cá sỉnh gai giai kết hợp với tiêu bản

buồng trứng có thể cho thấy cá sỉnh gai sinh sản nhiều lần trong năm.

Các nghiên cứu của Phan Nữ Phước Hồng [7], Ngô Sỹ Vân [25], Nguyễn Văn Hảo [6] không nêu rõ đặc điểm này. Do thời gian nghiên cứu của đề tài chỉ mới tiến hành trong 06 tháng (từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010) nên những nhận xét trên chỉ mang tính tham khảo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học SINH sản cá SỈNH GAI (onychostoma laticeps günther, 1868) tại KHU vực SÔNG GIĂNG NGHỆ AN (Trang 42 - 51)