Phương pháp phân tích hiệu chỉnh khớp dẻo

Một phần của tài liệu Phân tích nâng cao khung liên hợp thép bê tông cốt thép phẳng có lien kết nửa cứng (Trang 25 - 28)

Những phương pháp tính trước đây về kết cấu liên hợp thép – bêtông cốt thép thường sử dụng mô hình khớp dẻo (lumped plasticity model) và những mô hình có thớ (fibre model) [15]. Sự thành công và những bất lợi của hai mô hình này thì liên quan đến sự chính xác và tính hiệu quả của nó. Nói chung, phương pháp khớp dẻo giả sử rằng việc chảy dẻo thì được xác định ở một tiết diện nhỏ bằng độ cứng của lò xo thay đổi từ vô cùng đến không. Trong trường hợp hiệu chỉnh, độ cứng của lò xo này giảm đi để mô phỏng sự chảy dẻo một phần. Mặt khác thì mô hình theo thớ chia tiết diện mặt cắt ngang của một đoạn phần tử thành một số những miền con. Những đặc trưng hình học của tiết diện và nội lực được tính toán thông qua phương pháp tích phân số. Mô hình này sẽ trở nên quá

dài dòng khi áp dụng, nó phụ thuộc vào việc chia nhỏ số phần tử của một cấu kiện trong khi sự thay đổi vị trí của trục trọng tâm và biến dạng dọc trục lại không được xét đến trong các phần tử này.

Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để phân tích và thiết hệ thanh composite đã được nghiên cứu trong những năm gần đây. Tác động của liên kết nửa cứng cũng đã được đề cập trong tiêu chuẩn mới của châu Aâu. Mặc dù có nhiều nghiên cứu lớn về kết cấu này nhưng nó vẫn chưa trở nên phổ biến đối với các kỹ sư cho đến khi xuất hiện các phương pháp mà có thể dễ dàng áp dụng máy tính điện tử để tính toán, đó là phương pháp phân tích nâng cao (advanced analysis).

Trước đây, các phương pháp phân tích cấu kiện thường làm là phân tích, kiểm tra độ bền và độ ổn định của từng cấu kiện riêng lẻ thông qua hệ số chiều dài ảnh hưởng mà không xét đến ảnh hưởng qua lại của chúng trong hệ kết cấu [29]. Với phương pháp phân tích trực tiếp (hay phân tích nâng cao) thì độ ổn định của từng phần tử riêng lẻ và độ ổn định của toàn thể kết cấu có thể được xử lý cùng lúc để xác định khả năng chịu lực lớn nhất của toàn hệ kết cấu [30]. Với phương pháp này thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm được độ bền ở trạng thái giới hạn và độ bền ổn định của hệ kết cấu cũng như của từng cấu kiện riêng lẻ. Vì vậy, việc kiểm tra ổn định của từng cấu kiện riêng lẻ không còn cần thiết nữa.

Luận văn này là một sự phát triển từ luận văn của Trần Tuấn Kiệt, trong đó sử dụng phương pháp hiệu chỉnh khớp dẻo mà tác giả Trần Tuấn Kiệt đã áp dụng thành công đối với khung thép nay được mở rộng áp dụng sang khung liên hợp thép – bêtông cốt thép có xét đến tính chất nửa cứng của liên kết.

Phương pháp hiệu chỉnh khớp dẻo (refined plastic hinge method) được phát triển do Liew cùng cộng sự (1993) và Kim, Chen (1996,1997) [7], [14]. Trong phương pháp này, phần tử vẫn làm việc đàn hồi ngoại trừ hai đầu phần tử là hai

khớp dẻo có chiều dài bằng không. Aûnh hưởng bậc hai (second order effect) được xét đến khi sử dụng hàm ổn định. Trong phương pháp này có hai sự hiệu chỉnh:

một là giảm độ cứng tiết diện ngay tại vị trí khớp dẻo bằng cách dùng hàm giảm độ cứng tiết diện để phản ánh sự chảy dẻo dần dần qua tiết diện xảy ra khi khớp dẻo hình thành; hai là giảm độ cứng cấu kiện giữa hai khớp dẻo, bằng dùng khái niệm môđun tiếp tuyến (tangent modulus) để phản ánh ứng suất dư dọc theo cấu kiện giữa hai khớp dẻo. Đây là một phương pháp đơn giản của phương pháp phân tích trực tiếp nhưng kết quả lại chính xác không kém gì so với phương pháp vùng deûo.

Một phần của tài liệu Phân tích nâng cao khung liên hợp thép bê tông cốt thép phẳng có lien kết nửa cứng (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(256 trang)